SKKN Giúp học sinh khám phá bản sắc vùng cao trong bài thơ "Nói với con" của nhà thơ Y Phương
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giúp học sinh khám phá bản sắc vùng cao trong bài thơ "Nói với con" của nhà thơ Y Phương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Giúp học sinh khám phá bản sắc vùng cao trong bài thơ "Nói với con" của nhà thơ Y Phương
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH KHÁM PHÁ BẢN SẮC VÙNG CAO TRONG BÀI THƠ “NÓI VỚI CON” CỦA NHÀ THƠ Y PHƯƠNG những giá trị tư tưởng, những ý nghĩa giáo dục, trong khi đó những vẻ đẹp vô cùng đặc sắc của một áng thơ ca miền núi lại không được quan tâm đúng mực, mà theo tôi đó mới là những gì làm nên sức sống, làm nên một diện mạo đầy ấn tượng của bài thơ “Nói với con”. Với những lí do trên, tôi xin đưa ra một số ý kiến trong việc dạy bài thơ “Nói với con”mà tôi đã trải nghiệm được trong quá trình giảng dạy và dự giờ của các đồng nghiệp PHẦN 2: NỘI DUNG ĐỀ TÀI I. MỘT SỐ THÔNG TIN CẦN NGHIÊN CỨU KHI THỰC HIỆN BÀI DẠY: 1. Về nhà thơ Y Phương và bài thơ “Nói với con”. * Y Phương (1948) tên thật là Hứa Vĩnh Sước, sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Trùng Khánh – Cao Bằng. Một mảnh đất mà như lời thơ ông từng giới thiệu: có cái gió Thổi ầm ầm / Dội ào ào / Chén rượu vừa rót ra / Đã lạt đi một nửa / Chén trà vừa rót ra / Đã nguội tanh, nguội ngắt (Gió Phủ Trùng). Thấm nhuần những tinh hoa, cái đẹp của của dân tộc Tày, Y Phương là một đại diện tiêu biểu của thơ ca các dân tộc thiểu số. Ông ghi dấu tên mình vào đời sống văn học Việt Nam từ bài thơ “Tiếng hát tháng giêng”– giải A cuộc thi thơ tạp chí văn nghệ quân đội 1984. Và cũng từ đây, cuộc đời ông gắn bó với thơ như một duyên nghiệp và lẽ sống. Hơn 20 năm qua, Y Phương đã công bố 6 tập thơ: Tiếng hát tháng giêng (1986); Lời chúc (1987); Đàn then (1996); Chín tháng (1998); Thơ Y Phương (2000); Ngược gió (2006). Thơ Y Phương được ví như “một bức tranh thổ cẩm được đan dệt nhiều màu sắc khác nhau, phong phú và đa dạng, nhưng trong đó có một màu sắc chủ đạo, âm điệu chính là bản sắc dân tộc rất đậm nét và độc đáo”(Từ điển tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam) Bằng những gì đã đóng góp, bằng tài năng và một quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc, ông đã thực sự làm rạng danh cho thơ Tày và góp một giọng điệu lạ cho thơ Việt thế kỉ XX. * “Nói với con”được viết vào năm 1980. Nhà thơ tâm sự: Đó là thời điểm đất nước ta gặp vô vàn khó khăn Bài thơ là lời tâm sự của tôi với đứa con gái đầu lòng. Tâm sự với con, còn là tâm sự với chính mình. Nguyên do thì nhiều, nhưng lí do lớn nhất để bài thơ ra đời chính là lúc tôi dường như không biết lấy gì để vịn, Những câu thơ là những lời kể, tả hết sức bình dị: Chân phải, chân trái, một bước, hai bướcThế mà đủ để cho người đọc cảm nhận rõ một không gian đầy ắp sự ríu rít ngọt ngào của một gia đình đầm ấm, với những bước đi chập chững của con, với tiếng nói cười rộn rã, với vòng tay nâng niu đón chờ của mẹ cha. Từ “chạm”được sử dụng rất tự nhiên nhưng mang rõ dấu ấn sáng tạo của nhà thơ. Tiếng cười nói vốn là âm thanh vô hình, nhưng đã được hữu hình hóa, cụ thể hóa qua từ “chạm”, khiến chúng ta như thấy rõ niềm vui, sự hạnh phúc đang tràn ngập khắp cả ngôi nhà. Tác giả đã vận dụng lối diễn đạt của người vùng cao để xây dựng hình ảnh thơ. Những hình ảnh vừa cụ thể, gần gũi, vừa mang tính khái quát cao, giàu ý nghĩa biểu tượng. Bình dị, mộc mạc nhưng lại mang vẻ đẹp nên thơ: Người đồng mình yêu lắm con ơi Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng. Dụng cụ để bắt cá, dưới bàn tay của người Tày cũng trở thành một vật dụng mang tính nghệ thuật. Vách nhà không chỉ đan bằng tre, gỗ mà còn được ken bằng cả những câu hát ấm áp. Từ “ken”được kết hợp với từ chỉ âm thanh, một sự kết hợp giữa cái cụ thể với cái vô hình, tạo nên một hiệu quả biểu đạt khá cao: Đẹp biết bao và đáng yêu biết nhường nào, tâm hồn của “người đồng mình”: lãng mạn, vui tươi, trong sáng đến vô cùng. Có thể nói, ngôn từ, hình ảnh trong thơ Y Phương không phải bao giờ cũng cắt nghĩa, lí giải một cách tường tận rõ nghĩa trắng đen thành lời mà cái chính là người đọc phải cảm nhận được cái linh hồn thần thái của nó. Rất cụ thể mà giàu sức khái quát, có khi mơ hồ, có vẻ như vô lí mà lại hết sức có lí, hết sức chân thật - đó cũng là điểm thú vị trong bài thơ “Nói với con”. Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn Một cách nói mang đậm dấu ấn, cách tư duy của người miền núi. Lấy cái cụ thể làm thước đo cho cái trìu tượng. Lấy cái cao, cái xa của đất trời để đo kích cỡ Phần đầu bài thơ là một khúc hát tâm tình trong giọng điệu nhẹ nhàng mà vô cùng ấm áp. Hình ảnh một em bé đang chập chững những bước đi đầu tiên trong đời, có ánh mắt chờ đợi dõi theo trong niềm yêu thương và hạnh phúc của cha của mẹ. Ta như nghe thấy tiếng nói, tiếng cười, tiếng bước chân đi, thấy hoa ngan ngát và cả tiếng hát rộn ràng, trong trẻo. Cả một không gian đầy ắp sự ríu rít ngọt ngào của một gia đình đầm ấm quấn quýt bên nhau. Đó là chiếc nôi đầu tiên của con, chiếc nôi êm ả thời thơ ấu - là vòng tay nâng niu đón đợi của cha mẹ, gia đình, là căn nhà ấm áp ngập tràn hương hoa và tiếng hát; là những cánh rừng thơm thảo, là những con đường nghĩa tình sâu nặng – Nơi đó con được sinh ra và lớn lên Nơi đó con có được sự nâng niu che chở của quê hương. Giọng thơ vui tươi, hồn nhiên, tự nhiên như chính cuộc sống ấm áp ấy đã tràn vào thơ. Nếu ở phần một, đứa con xuất hiện như một chủ thể tiếp nhận, được yêu thương, chăm bằm, nuôi nấng bời cha mẹ, mái nhà, núi rừng, quê hương, thì chuyển sang phần hai người con hoàn toàn ở một tư thế khác – lúc này con trong vai trò là một hành thể trên hành trình chinh phục thử thách. Hành trình ấy lâu dài và gian khổ, dễ làm con buông xuôi, nản lòng và trở nên nhỏ bé. Chính những lúc ấy, “Người đồng mình”lại xuất hiện như một giá đỡ vững chắc, khỏe khoắn, như những điểm tựa hiên ngang đầy kiêu hãnh: Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc. Giọng thơ không còn cái vẻ nhẹ nhàng tươi vui như trước. Bên cạnh sự xuất hiện của những đá, thung, ghềnh, thác, âm điệu câu thơ bỗng trở nên nhọc nhằn mà cũng đầy gắng gỏi. Ta cảm nhận được trong đó bao nhiêu khó khăn chồng chất, bao nhiêu gian khó cực nhọc. Những câu thơ với nhiều âm tiết khép, nhiều thanh trắc,những câu ghép không có chủ ngữ, cũng không cần đến quan hệ từ, càng làm cho giọng điệu thơ trở nên chắc, gọn, rắn rỏi, mạnh mẽ, khỏe khoắn, như nắng, như và công phu, giúp học sinh và giáo viên có được một nguồn tham khảo rất đáng quí,một sự hỗ trợ rất cần thiết trong giảng dạy. - Văn bản này cũng đã vài lần nằm trong phạm vi chương trình của kì thi giáo viên giỏi tỉnh. Hơn nữa một số trường cũng đã chọn bài này làm tiết thực tập liên hoàn bài dạy khó để đúc rút kinh nghiệm. Bên cạnh đó, trên các báo, tạp chí cũng đã có khá nhiều bài viết của nhiều tác giả là nhà phê bình văn học, của các giáo viên trực tiếp đứng lớp, đó cũng là một thuận lợi lớn cho chúng tôi, nhất là khi mà tác phẩm được đưa vào chương trình còn tương đối mới mẻ. * Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy tôi vẫn thấy còn có không ít những khó khăn và những hạn chế nhất định, bộc lộ cả trong tài liệu hướng dẫn và trong thực tế dạy học của giáo viên. - Trong quá trình ngiên cứu tài liệu cũng như khi dự giờ của các đồng nghiệp, tôi luôn thấy một điều rằng: Họ chưa làm cho tác phẩm được sống thực sự trong chính môi trường đã sinh ra nó, bài thơ chưa thực sự có được hơi thở, sự sống của con người, mảnh đất vùng cao, một vùng đất với Gió thổi ầm ầm/ Dội ào ào- vùng đất của những con người Tự đục đá kê cao quê hương, những con người với những suy nghĩ rằng: Mặt trời mặt trăng ư?/ Từ chúng ta ngước lên mà có (Trò chuyện với các vị thần). Cái vẻ đẹp ấy được hiển hiện trong từng câu chữ, trong từng giai điệu, trong từng cảm xúc nhưng chưa được giáo viên khai thác một cách đúng mực. Họ cũng đã nói tới bản sắc vùng cao, cũng nói tới vẻ đẹp tâm hồn của con người miền núi nhưng như một sự gán ghép có vẻ khô cứng. Tài liệu cũng như các tiết dạy, kể cả một số tiết dạy ở hội thi GVG tỉnh năm học 2008 - 2009 mà tôi được dự cũng chỉ dừng lại ở việc đánh giá cuối bài hoặc sau mỗi phần của bài thơ rằng: Bài thơ đã thể hiện rõ cách nói, cách nghĩ của con người miền núi mà đáng ra họ phải làm rõ điều này được thể hiện như thế nào trong suốt cả quá trình khai thác bài thơ. - Trở lại với sự hướng dẫn tìm hiểu của một số tài liệu: Sách giáo viên Ngữ văn 9 đã bám theo hệ thống câu hỏi trong SGK để triển khai và giải quyết vấn đề: Phần 1: Con lớn lên trong tình yêu thương, trong sự nâng đón của cha mẹ. Con trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên tươi đẹp và nghĩa tình của quê hương. Còn quê hương thì làm phong tục. Sau đó giáo viên khái quát ý nghĩa của đoạn thơ và ghép vào một câu hỏi: Em thấy cách nói trong những câu thơ trên có gì đặc sắc? Rõ ràng đó là một cách làm không mấy hiệu quả. III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1. Định hướng chung: Như trên tôi đã nói: “Nói với con”là một áng thơ tiêu biểu cho thơ ca miền núi. Vẻ đẹp của thi phẩm chính là cái bản sắc vùng cao được thể hiện một cách độc đáo và đậm đà. Bản sắc ấy thấm đẫm trong từng câu chữ, hình ảnh, giọng điệu, cách tư duy, bày tỏ cảm xúc. Bài thơ được học trong hai tiết, vì vậy đòi hỏi chúng ta phải có phương pháp thích hợp, khéo léo để học sinh cảm nhận được cái thần thái, linh hồn của nó mà không rơi vào tình trạng ôm đồm, cứng nhắc hay quá vụn vặt, rườm rà, làm mất đi vẻ đẹp vốn có của tác phẩm. - Trước khi hướng dẫn HS phần Đọc - hiểu văn bản theo định hướng của SGK, GV giành một thời gian thích hợp để cung cấp một số thông tin ngoài văn bản như: Tác giả (Quê hương, đặc điểm phong cách thơ); hoàn cảnh ra đời của bài thơ. Giáo viên cần đặc biệt nhấn mạnh đến sự ảnh hưởng của yếu tố quê hương đến hồn thơ của Y Phương ; đồng thời cho học sinh nhận thấy bài thơ được viết trong một bối cảnh khá đặc biệt, khi mà " đất nước ta gặp vô vàn khó khăn" là lúc mà tác giả cảm thấy "dường như không biết lấy gì để vịn, để tin". Và theo ông "muốn sống đàng hoàng như một con người, phải bám vào văn hóa. Phải tin vào những giá trị tích cực, vĩnh cửu của văn hóa. Chính vì thế, qua bài thơ ấy, tôi muốn nói rằng chúng ta phải vượt qua sự ngặt nghèo, đói khổ bằng văn hóa ". - SGK Ngữ văn 9, phần Đọc – Hiểu văn bản trong câu hỏi một đã có gợi ý: Bài thơ có bố cục hai phần – gợi về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người; gợi về sức sống mạnh mẽ bền bỉ của quê hương. Bài dạy của chúng ta men theo bố cục đó. + Ở phần một, từ đầu cho đến “Ngày đầu tiên đẹp nhất trong đời”: Ngoài những điều mà sách giáo viên đã hướng dẫn thực hiện, theo tôi có hai điểm mấu chốt mà chúng ta cần làm được: Trước hết là cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh vừa cụ thể vừa khái quát, vừa mộc mạc, gần gũi lại vừa giàu sức gợi ở bốn câu thơ đầu: “chân phải, chân trái”
File đính kèm:
- skkn_giup_hoc_sinh_kham_pha_ban_sac_vung_cao_trong_bai_tho_n.pdf