SKKN Giúp học sinh Lớp 9 viết đúng và hay phần mở bài, kết bài cho bài văn Nghị luận một tác phẩm văn học

pdf 14 trang sklop9 23/06/2024 1190
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giúp học sinh Lớp 9 viết đúng và hay phần mở bài, kết bài cho bài văn Nghị luận một tác phẩm văn học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Giúp học sinh Lớp 9 viết đúng và hay phần mở bài, kết bài cho bài văn Nghị luận một tác phẩm văn học

SKKN Giúp học sinh Lớp 9 viết đúng và hay phần mở bài, kết bài cho bài văn Nghị luận một tác phẩm văn học
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 GIÚP HỌC SINH LỚP 9 VIẾT ĐÚNG 
 VÀ HAY PHẦN MỞ BÀI, KẾT BÀI 
CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN MỘT TÁC 
 PHẨM VĂN HỌC 
 Tác giả: Phạm Thị Kim Huyền 
 Đơn vị: Trường THCS Bình Trung 
 1. Tìm hiểu thực trạng 
 Trước thực trạng học sinh hôm nay còn yếu môn Ngữ văn nói chung, về 
phân môn tập làm văn nói riêng. Điều mà ai trong chúng ta cũng biết, phân môn 
tập làm văn đóng vai trò quan trọng trong việc cảm thụ, tiếp thu những kiến thức 
cơ bản về tác phẩm văn học, cung cấp các tri thức cơ bản về các kiểu văn bản, 
hình thành các kỹ năng nói, viết hiểu khái quát về văn bản và bố cục chung của 
nó. Biết cách liên kết các từ ngữ, cách dùng các biện pháp nghệ thuật, hiểu được 
các ý nghĩa của từ. Bản thân hoạt động của phân môn tập làm văn là một hoạt 
động tích hợp, tích hợp tri thức văn bản đọc – hiểu tiếng Việt vào việc tạo lập 
các văn bản mới. 
 Chương trình tập làm văn đặt trọng tâm ở thực hành: xây dựng bài qua 
thực hành, thực hành nhận biết và thực hành làm văn bản. Thế nhưng học sinh 
chúng ta hiện nay lại yếu về khâu thực hành tạo lập một văn bản mới mặc dù đã 
là học sinh lớp 9 nhưng mỗi lần viết bài tập làm văn là vẫn còn cảm thấy khó 
khăn, lo lắng và có một số em cứ loay hoay mãi mà chẳng biết mở đầu như thế 
nào. 
 Bản thân là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn luôn trăn trở trước 
thực trạng này. Chính vì thế, tôi mạnh dạn đưa ra một số định hướng cơ bản 
nhằm giúp học sinh phần nào trong quá trình học tập bộ môn, giúp các em một 
cách thức viết phần mở bài và kết bài cho một bài văn nghị luận đúng và hay. 
 Nội dung của đề tài mang tính định hướng, tôi không dám nghĩ rằng đây 
là một phương pháp tối ưu, có thể xem đây là một cách gợi ý nhằm giúp học 
sinh trong quá trình dạy và học phân môn tập làm văn thuận lợi hơn. 
 Những hạn chế trong bài viết của học sinh do nhiều nguyên nhân khác 
nhau: 
 - Các em chưa đọc kỹ yêu cầu của đề bài. 
 - Chưa có ý thức trong học tập. 
 - Không nắm bố cục của một bài tập làm văn. 
 - Chưa thấy tầm quan trọng của phần mở bài, thân bài 
 - Giáo viên truyền đạt chưa cặn kẽ. 
 Từ những hạn chế ấy, bản nghĩ cần cải thiện bằng mọi cách, như: 
 - Cả giáo viên và học sinh phải đọc nhiều lần các tác phẩm văn học. 
 - Hiểu những nét cơ bản về tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. 
 - Hiểu được giá trị nghệ thuật và nội dung chính của tác phẩm. 
 - Nghị luận là thế nào? Nghị luận một tác phẩm văn học phải viết những 
gì? 
2. Thông tin cơ sở Với kinh nghiệm của đồng nghiệp, của bản thân, tôi mạnh dạn đưa ra một 
số định hướng mang tính gợi ý với mong ước góp phần giúp các em dễ dàng hơn 
khi viết phần mở bài và kết bài của một bài văn nghị luận. 
b) Mục tiêu của đề tài 
 - Nhằm định hướng thao tác viết phần mở bài và kết bài cho bài văn nghị 
luận đúng và hay. 
 - Giúp học sinh hình thành kỹ năng cần thiết để làm một bài văn. 
 - Giúp học sinh một phương pháp tự làm văn. 
 - Hạn chế tối đa học sinh yếu trong việc xậy dựng hoàn chỉnh một văn bản 
nghị luận. 
 - Từ đó giúp học sinh hình thành nhân cách tốt, biết yêu quí cái đẹp, 
hướng các em đi đến cái Chân - Thiện - Mỹ, học văn là học làm người. 
 - Từng bước nâng cao chất lượng dạy và học của bộ môn trong nhà 
trường. 
c) Nội dung, biện pháp thực hiện 
 Phạm vi đề tài này, tôi chỉ giới thiệu cách xây dựng phần mở bài và kết 
bài sao cho đúng và hay. 
* Phần mở bài 
 Mở bài là phần đầu tiên (vị trí của nó nhằm mở đầu của một văn bản) là 
phần trước nhất đến với người đọc, gây cho người đọc cảm giác, gây ấn tượng 
ban đầu về bài viết, tạo ra âm hưởng chung cho toàn bài văn. 
 Phần này có một vai trò và tầm quan trọng khá đặc biệt vì một câu mở bài 
gọn gàng, hấp dẫn sẽ tạo được hứng thú ở người đọc và thường báo hiệu một nội 
dung tốt. Do đó mỗi bài thường rất khó viết. M.Gorki đã từng nói: “ khó hơn cả 
là phần mở đầu, cụ thể là câu đầu. Cũng như trong âm nhạc, nó chi phối giọng 
điệu của các tác phẩm và người ta thường tìm nó rất lâu”. 
 Mục đích của mở bài ai cũng biết rõ là nhằm giới thiệu vấn đề mà mình sẽ 
viết, sẽ trao đổi bàn bạc.trong bài. Vì thế khi viết mở bài, thực chất là trả lời 
câu hỏi: Anh ( chị) định viết, định bàn bạc vấn đề gì ? 
 Trả lời thẳng vào câu hỏi ấy người ta gọi là mở bài trực tiếp (còn gọi là 
trực khởi) . Nêu vấn đề sẽ bàn trong bài, sau khi dẫn ra một ý khác có liên quan 
gần gũi với vấn đề ấy, gọi là mở bài gián tiếp (còn gọi là lung khởi). Để bài viết 
có không khí tự nhiên và có chất văn, người ta thường mở bài theo kiểu gián 
tiếp. Có nhiều cách mở bài theo kiểu gián tiếp, nhưng cơ bản có 4 cách thường 
gặp: 
 - Diễn dịch (suy diễn) giảng dạy mới cảm nhận sâu sắc nhất và người giảng dạy trực tiếp ấy mới hiểu 
các em cần gì nhất để có cách dạy các em tốt nhất . 
5. Phương pháp nghiên cứu 
 Tôi thực hiện cách dạy với học sinh lớp 9C Trường THCS Bình Trung. 
Sau khi tìm hiểu chung về kiểu bài nghị luận, tôi tiến hành thực hiện. 
 Những định hướng cụ thể khi viết phần mở bài và kết bài cho bài văn nghị 
luận. 
a) Phần mở bài 
i. Cấu tạo của mở bài 
 * Về nội dung: Mở bài thường gồm những bộ phận nhỏ như sau: 
 - Gợi mở vào đề ( mở bài lung khởi, gián tiếp).(mở bài đúng) 
 + Nêu xuất xứ của đề, của một nhận định 
 + Nêu lí do đưa đến bài viết. 
 + Đưa ra một mẫu chuyện, một so sánh, một liên tưởng, một danh ngôn, 
một câu tục ngữ hoặc một trích dẫn văn thơ 
 - Giới thiệu vấn đề: Đây là trọng tâm của mở bài có nhiệm vụ tạo nên tình 
huống có vấn đề mà ta sẽ giải quyết trong phần thân bài. 
 + Giới thiệu nội dung vấn đề 
 + Xác định phương hướng, phương pháp, phạm vi mức độ, giới hạn của 
vấn đề (nếu có) 
 (Nếu mỗi bài chỉ có bộ phận này thì đây là kiểu mở bài trực khởi, trực 
tiếp). 
 - Viết lại câu văn (câu thơ) . Trích dẫn của đề (Bài làm văn trong nhà 
trường thường có bộ phận này). 
 * Về hình thức: Một mở bài hay cần phải: 
 - Dung lượng và độ dài của mở bài phải cân xứng với khuôn khổ của bài 
viết. Đặc biệt nó phải thể hiện mối liên hệ chặt chẽ và sự tương ứng cả về dung 
lượng lẫn phong cách diễn đạt với kết bài. 
 - Ngắn gọn, khéo léo, có sức thu hút, gợi hứng thú, dẫn dắt thường vài ba 
câu, nêu vấn đề một vài câu và giới hạn vấn đề một câu. 
 - Đầy đủ: Đọc xong mở bài, người đọc biết được bài viết bàn về vấn đề 
gì? Trong phạm vi tư liệu nào? Thao tác chính vận dụng ở đây là gì? 
 - Độc đáo: mở bài phải gây được sự chú ý của người đọc với vấn đề mình 
sẽ viết. Muốn thế phải có cách nêu vấn đề khác lạ. Để tạo nên sự khác lạ “độc 
đáo” cần suy nghĩ dẫn dắt và câu nêu vấn đề phải tạo được sự bất ngờ. 
 - Tự nhiên: Viết văn nói chung cần giản dị, tự nhiên. Mở bài và nhất là 
câu đầu chi phối giọng văn của toàn bài. Vì thế vào bài cần độc đáo, khác lạ, 
nhưng phải tự nhiên. Tránh làm văn một cách vụng về, gượng ép gây cho người 
đọc cảm giác khó chịu bởi sự giả tạo. 
 * Mở bài hay cần tránh: - Từ những yếu tố trên, chúng ta có thể viết được những kiểu mở bài bài 
như sau: 
 1. Gợi mở vào đề + 1 2 3 / 4 5 
 2. Gợi mở vào đề + 2 1 3 / 4 5 
 3. Gợi mở vào đề + 3 1 2 / 4 5 
 4. Gợi mở vào đề + 4 1 2 3 / 5 
 5. Gợi mở vào đề + 5 3 1 2 / 4 
 Ví dụ (Phụ lục 2) 
b) Phần kết bài 
 - Nắm vững nguyên tắc, thuần thục cách kết bài như sách giáo khoa đã 
nêu, chắc chắn các em sẽ thực hiện phần kết bài “ nhẹ nhàng”. Tuy nhiên như 
chúng tôi đã đặt vấn đề từ “đúng” đến “hay” là một khoảng cách. Vậy thế nào là 
một kết bài đúng ? cách kết bài như thế nào cho hay ? 
 - Một kết bài hay trước hết phải là một kết bài đúng. Đúng nguyên tắc, 
đúng cách. Cho nên để có một kết bài hay chúng ta phải từ cái nền cơ bản “ 
đúng” ấy mà đi lên. 
 - Kết bài là phần đánh giá chung tác phẩm (nghệ thuật và nội dung ) và rút 
ra bài học (hoặc mở rộng). 
 Một kết bài thường có 4 yếu tố sau: 
 1. Tác phẩm 
 2. Tác giả 
 3. Nghệ thuật 
 4. Nội dung 
 + Rút ra bài học (Tình cảm, hành động.) 
 Với các yếu tố trên, ta có thể viết được các kiểu kết bài sau: 
 - 1 2 3 4 
 - 2 1 3 4 
 - 3 2 1 4 
 - 4 2 1 3 
 + Rút ra bài học ( hoặc mỡ rộng ) 
 Sau đây một vài cách kết bài để tham khảo: 
 Kết bài kiểu 1 2 3 4 
 Các yếu tố 1 Bài thơ “ Đồng chí” của Chính Hữu là một bài thơ hay viết 
 2 3 4 về anh bộ đội cụ Hồ từ các chi tiết cuộc sống đến cảm giác 
 cuả tác giả đều rất thật,không một chút tô vẽ, không bình 
 luận thuyết minh.Bài thơ thiên về khai thác nội tâm,tình 
 cảm người lính. - Từ kết qủa trên, chúng tôi có thể khẳng định rằng hiệu qủa của đề tài đạt 
ở mức độ khá tốt. 
7. Kết luận và khuyến nghị 
 - Bản thân và giáo viên trong tổ ra sức học tập, để nghiên cứu đưa đề tài 
ứng dụng vào thực tiển giảng dạy, các thành viên trong tổ phối hợp một cách 
chặt chẽ, trao đổi, rút kinh nghiệm khi tổ chức thực hiện cho từng đối tượng học 
sinh. Hàng tháng họp chuyên môn đánh giá việc thực hiện có gì khó khăn nhằm 
khắc phục kịp thời, cũng như nhân rộng mặt thành công của đề tài. 
 - Tuy nhiên khi thực hiện, chúng tôi gặp không ít khó khăn như: Vốn 
sống, kiến thức về tiếng Việt độ nhảy cảm  của học sinh còn yếu nên các em 
bước đầu rất lúng túng bở ngỡ khi tiếp cận. 
 - Hướng tới sẽ tiếp tục thực hiện đề tài này, tuy nhiên có điều chỉnh sao 
cho phù hợp với từng đối tượng. 
 - Bản thân phối hợp với đồng nghiệp với đề tài hoàn thiện hơn và phấn 
đấu nhiều hơn nữa để đạt kết qủa mĩ mãn. 
 - Bản thân nhận thấy trên đây là những định hướng rất cơ bản và thiết 
thực, nó phục vụ tốt cho giáo viên và học sinh có cơ sở khi dạy và học nó định 
hướng cho học sinh những điều cơ bản khi viết một mở bài, một kết bài cho bài 
văn nghị luận. 
 - Đây cũng là những định hướng cơ bản cần thực hiện và thực hiện có 
hiệu qủa giúp học sinh thích học môn ngữ văn hơn. 
 - Tuy nhiên, đề tài không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Nó mang 
tính chất gợi ý cơ bản để định hướng cho giáo viên và học sinh tham khảo. 
Mong quý đồng nghiệp góp ý để đề tài hoàn thiện nhằm nâng cao phần nào chất 
lượng dạy – học môn ngữ văn. 
8. Tài liệu tham khảo -
 -Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng 
 -Sách giáo khoa ngữ văn 9 
 -Sách giáo viên ngữ văn 9 
 -Nâng cao ngữ văn 9 
 -Những bài văn hay lớp 9 

File đính kèm:

  • pdfskkn_giup_hoc_sinh_lop_9_viet_dung_va_hay_phan_mo_bai_ket_ba.pdf