SKKN Kinh nghiệm thiết kế, vận dụng các dạng trò chơi trong dạy học Giáo dục công dân ở trường Trung học cơ sở
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm thiết kế, vận dụng các dạng trò chơi trong dạy học Giáo dục công dân ở trường Trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Kinh nghiệm thiết kế, vận dụng các dạng trò chơi trong dạy học Giáo dục công dân ở trường Trung học cơ sở
SKKN: Kinh nghiệm thiết kế, vận dụng các dạng trò chơi trong dạy học GDCD ở trường THCS Sáng kiến kinh nghiệm KINH NGHIỆM THIẾT KẾ, VẬN DỤNG CÁC DẠNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ I. PHẦN MỞ ĐẦU: I.1. Lí do chọn đề tài: Bộ môn Giáo dục công dân đã được đưa vào giảng dạy trong các cấp học từ rất lâu. Trong nhiều năm học trước, bộ môn này được nhiều đối tượng người dạy và người học gọi là môn học “3K” (tức là khó, khô và khổ). Nhưng trong vài năm trở lại đây, môn Giáo dục công dân đã có một chỗ đứng quan trọng trong nền giáo dục Việt Nam, bởi lẽ môn học này là một trong những tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá xếp loại đạo đức của các đối tượng học sinh. Không những thế, khi xét về khía cạnh vị trí, ý nghĩa thực tiễn của bộ môn, thì trong hệ thống các môn học ở trường phổ thông môn Giáo dục công dân còn có tầm quan trọng đặc biệt nữa là ở chỗ nó góp phần hình thành nhân cách cho học sinh, giúp học sinh biết phân biệt lẽ phải, trái; biết tôn trọng bản thân và tôn trọng người khác; biết sống trung thực, khiêm tốn, dũng cảm, biết yêu thương và vị tha. Trong chương trình giáo dục phổ thông hiện nay và trong hệ thống các môn học, môn Giáo dục công dân giữ vai trò quan trọng và trực tiếp trong việc giáo dục học sinh ý thức và hành vi người công dân, phát triển tâm lực và nhân cách con người. Môn Giáo dục công dân mang đến cho người học những giá trị, chuẩn mực của xã hội để họ trở thành những con người toàn diện, biết sống và biết tôn trọng người khác, thành công dân có ích cho cộng đồng, xã hội. Giáo viên: Nguyễn Duy Hiếu Trường THCS DurKmăn - 1 - SKKN: Kinh nghiệm thiết kế, vận dụng các dạng trò chơi trong dạy học GDCD ở trường THCS học này trong hệ thống các môn học trong trường phổ thông từ đó đề ra các giải pháp cụ thể và có tính khả thi. Xét về ý nghĩa và vị trí quan trọng của bộ môn Giáo dục công dân trong trường Trung học cơ sở, cũng như việc mong muốn tạo ra những phương pháp học tập phù hợp với các đối tượng học sinh, nhằm nâng cao chất lượng bộ môn và tạo cho học sinh một sự yêu thích thật sự đối với bộ môn này là nỗi trăn trở của rất nhiều giáo viên giảng dạy bộ môn này. Chính vì vậy, qua nhiều năm giảng dạy, tôi đã kết hợp vận dụng rất nhiều phương pháp học tập. Tuy nhiên, phương pháp tổ chức trò chơi được tôi đầu tư nhiều và tôi thấy có hiệu quả khá cao trong việc đáp ứng yêu cầu của bộ môn. Trong khuôn khổ sáng kiến này, tôi trao đổi cùng quý đồng nghiệp một kinh nghiệm “KINH NGHIỆM THIẾT KẾ, VẬN DỤNG CÁC DẠNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ”. I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài: Thông qua phương pháp tổ chức trò chơi trong giảng dạy GDCD, giáo viên tự vận dụng các trò chơi đã có để biến thành trò chơi mới, thiết kế và áp dụng thêm một số dạng trò chơi khác trong quá trình dạy học bộ môn GDCD nhằm tạo hứng thú và say mê học tập bộ môn. Thực hiện nhiệm vụ giới thiệu, hướng dẫn học sinh tham gia một số dạng trò chơi do giáo viên thiết kế, biên soạn nhằm tăng sự say mê học tập bộ môn và nâng cao hiệu quả, chất lượng môn học. I.3. Đối tượng nghiên cứu: Thiết kế và vận dụng một số dạng trò chơi để dạy học môn Giáo dục công dân. I.4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu: Kinh nghiệm của giáo viên trong việc thiết kế và vận dụng một số dạng trò chơi trong giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân khối 6,7,8,9 ở trường THCS DurKmăn trong năm học 2014 – 2015 và học kì I năm học 2015 – 2016. I.5. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp đặt vấn đề: Sử dụng những tình huống có vấn đề, điều khiển học sinh hoạt động tự giác, tích cực, chủ động sáng tạo để giải quyết vấn đề được đặt ra. - Phương pháp kích thích tư duy: Đưa ra những vấn đề nhằm giúp học sinh phải tập trung suy nghĩ, động não tìm ra giải pháp thích hợp, phát triển khả năng sáng tạo trong suy nghĩ của học sinh. - Phương pháp liên hệ thực tế: Lấy những ví dụ, dẫn chứng trong cuộc sống hằng ngày làm minh chứng cho học sinh. Đồng thời giúp học sinh có khả năng tự tìm hiểu những điều đang diễn ra xung quanh các em, hình thành cho học sinh những nhận thức đúng sai. - Phương pháp điều tra: Thông qua các khối lớp, lựa chọn và tổ chức điều tra các đối tượng học sinh về hứng thú học tập môn Giáo dục công dân trước và sau khi vận dụng các biện pháp, giải pháp đặt ra. - Phương pháp quan sát: Theo dõi trong quá trình học tập của học sinh trước và sau khi áp dụng giải pháp của vấn đề, đánh giá được sự thay đổi của học sinh về kết quả bộ môn và nhận thức. Giáo viên: Nguyễn Duy Hiếu Trường THCS DurKmăn - 3 - SKKN: Kinh nghiệm thiết kế, vận dụng các dạng trò chơi trong dạy học GDCD ở trường THCS Theo những quan điểm giáo dục, trò chơi vừa là phương tiện phát triển toàn diện nhân cách, vừa là hình thái tổ chức cuộc sống. Đối với trẻ em, trò chơi là hoạt động giúp trẻ em tái tạo các hành động của người lớn và các quan hệ giữ họ, định hướng nhận thức đồ vật và nhận thức xã hội. Trong trò chơi, nhu cầu và các phẩm chất của trẻ về thể lực, trí tuệ, đạo đức và ý chí được hình thành, thỏa mãn, thể hiện và phát triển. Trẻ em do được chơi nên phát triển. Do vậy, chơi là hoạt động chủ đạo trong giáo dục trẻ em, góp phần lớn trong việc tạo hứng thú học tập và nâng cao chất lượng học tập. 1.2/ Cơ sở thực tiễn: Dựa vào đặc trưng của bộ môn, thì dạy GDCD là giảng dạy các chuẩn mực đạo đức và kiến thức pháp luật. Phải dựa vào vốn kinh nghiệm vốn có của học sinh và yêu cầu về nội dung đạo đức, pháp luật của bài học. Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy cần dựa vào phương châm: học đi đôi với hành, lí thuyết gắn liền với thực tiễn. Mặt khác, dựa vào cấu trúc chương trình và nội dung sách giáo khoa; đặc điểm tâm lí, trình độ và lứa tuổi của học sinh; mục tiêu giáo dục và mục tiêu của môn học. Đồng thời xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học. Bên cạnh đó, phần lớn giáo viên ở các trường THCS giảng dạy bộ môn GDCD không phải là giáo viên chuyên ngành, còn dạy chéo ban. Nên hiệu quả và chất lượng của cả việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh chưa đạt hiệu quả cao, học sinh còn có thái độ coi thường môn học này. Đây là những cơ sở quan trọng để giáo viên dạy bộ môn GDCD phải đắn đo, suy nghĩ và tìm ra những giải pháp quan trọng, hữu ích nhằm thay đổi diện mạo và cách nhìn nhận sai lệch về bộ môn. Đồng thời, đẩy mạnh tầm quan trọng môn học thông qua sự thay đổi chính trong suy nghĩ và kết quả học tập của học sinh. II.2. Thực trạng: Việc giảng dạy bộ môn GDCD ở trường THCS DurKmăn trong những năm gần đây đã được chú trọng và đầu tư đúng nghĩa, tuy nhiên về chất lượng môn học và hứng thú học tập cũng như sự yêu thích môn học của học sinh chưa cao. Điều này chứng tỏ, việc vận dụng các phương pháp giảng dạy môn GDCD của giáo viên chưa thật sự được đầu tư tối đa. Việc dạy học môn GDCD thông qua các dạng trò chơi còn nghèo, thiếu Giáo viên: Nguyễn Duy Hiếu Trường THCS DurKmăn - 5 - SKKN: Kinh nghiệm thiết kế, vận dụng các dạng trò chơi trong dạy học GDCD ở trường THCS 2.3/ Mặt mạnh – mặt yếu: * Mặt mạnh: Phương pháp vận dụng, thiết kế và tổ chức các trò chơi có điểm mạnh là dễ dàng lôi cuốn và tạo hứng thú cho học sinh, hướng học sinh tập trung cao độ vào các trò chơi nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng tiết học. Từ đó, giúp học sinh hiểu bài nhanh hơn và giờ học sẽ sôi nổi hơn. * Mặt yếu: Có đôi khi phương pháp này sẽ dễ gây nên sự ồn ào nếu giáo viên không làm chủ trò chơi và không quản lí tốt giờ học. Một số học sinh có cơ hội lảng tránh với việc chủ động tham gia các trò chơi, lợi dụng trò chơi để nói chuyện, làm việc riêng, hay tham gia trò chơi còn mang tính đối phó (cho có tham gia với tổ). 2.4/ Các nguyên nhân và các yếu tố tác động: Đổi mới, đẩy mạnh các phương pháp học tập nhằm nâng cao chất lượng môn học GDCD là nhiệm vụ quan trọng mà đề tài hướng tới. Thiết kế một số trò chơi mới phù hợp với nội dung các bài học góp phần tạo hứng thú học tập, chất lượng tiết học và nâng cao sự yêu thích môn học đối với bộ môn. Để làm được điều đó, người giáo viên phải hiểu rõ về tâm sinh lí, nhu cầu và nguyện vọng học tập của học sinh; sự chỉ đạo, quản lí khoa học và óc sáng tạo của người giáo viên. Tuy nhiên, học sinh có nhiều đối tượng, không thể một lúc có thể làm thay đổi được cách nhìn của học sinh đối với bộ môn này. Vì vậy, sự sáng tạo và khả năng sư phạm của giáo viên sẽ giúp học sinh thay đổi cách nhìn sai lệch về bộ môn này và sẽ có hứng thú học tập, sự yêu thích môn học hơn. 2.5/ Phân tích các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra: Sự phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh toàn cầu hoá đặt ra những yêu cầu mới đối với người lao động, do đó cũng đặt ra những yêu cầu mới cho sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực. Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, kinh viện, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Định hướng quan trọng trong đổi mới PPDH là phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của người học. Đó cũng là những xu hướng quốc tế trong cải cách PPDH ở nhà trường phổ thông. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện GD & ĐT theo Nghị quyết số 29- NQ/TW, cần có nhận thức đúng về bản chất của đổi mới phương pháp dạy học theo Giáo viên: Nguyễn Duy Hiếu Trường THCS DurKmăn - 7 - SKKN: Kinh nghiệm thiết kế, vận dụng các dạng trò chơi trong dạy học GDCD ở trường THCS - Ví dụ, khi dạy bài “Quyền và nghĩa vụ của cong dân trong gia đình” (Bài 12 – GDCD 8), trong phần củng cố bài học, giáo viên có thể viết câu hỏi hoặc những yêu cầu vào những tờ giấy nhỏ, bỏ vào bong bóng và treo chúng lên một cành cây nhỏ (đã phân công lớp chuẩn bị trước). Chia lớp thành các nhóm tham gia trò chơi, mỗi nhóm lần lượt cử các đại diện lên bảng thực hiện các yêu cầu của giáo viên, thông qua đó giáo viên nhận xét và cho điểm từng nhóm. Có thể đưa ra hệ thống các câu hỏi và yêu cầu như sau: 1/ Em hiểu thế nào là gia đình? 2/ Hãy đọc ít nhất 3 câu ca dao, tục ngữ nói về gia đình. 3/ Trong gia đình, ông bà có những quyền và nghĩa vụ gì? 4/ Hãy hát một bài hát nói lên tình cảm gia đình mà em thích. 5/ Con cháu có bổn phận gì trong gia đình? 6/ Hãy nêu những quyền và nghĩa vụ của Cha mẹ trong gia đình? 7/ Hãy kể ít nhất 5 việc làm thể hiện sự quan tâm của các thành viên trong gia đình em. 8/ Anh chị em trong gia đình có những bổn phận gì? 9/ Ngày gia đình Việt Nam là ngày nào? 10/ Tự sáng tác 2 câu thơ lục bát nói về tình cảm gia đình. 11/ Hãy nêu 4 hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình mà em biết. 12/ Hãy thể hiện sự yêu thương của mình đối với Mẹ mình bằng một đoạn văn ngắn tự phát. b/ Trò chơi Ô chữ: - Mục tiêu: Trò chơi giúp người học thể hiện được khả năng tư duy, sự hiểu biết của mình thông qua việc lựa chọn và trả lời những câu hỏi xoay quanh nội dung bài học để tìm ra một ẩn số, một thông điệp lớn nhất mà bài học đặt ra. - Cách thức tiến hành: Giáo viên tạo nên một ô chữ với những hàng ngang và dọc. Mỗi ô chữ hàng ngang tương ứng với một câu hỏi có nội dung xoay quanh bài học. Giáo viên chia lớp thành các nhóm và lần lượt cho các nhóm lựa chọn bất kì câu hỏi hàng ngang nào để trả lời. Nếu trả lời đúng sẽ hiện ra đáp án của câu hỏi hàng ngang Giáo viên: Nguyễn Duy Hiếu Trường THCS DurKmăn - 9 -
File đính kèm:
- skkn_kinh_nghiem_thiet_ke_van_dung_cac_dang_tro_choi_trong_d.doc