SKKN Một cách tiếp cận để học sinh thêm hiểu, thêm yêu văn bản "Hoàng Lê nhất thống chí" (Hồi 14 - Ngô Gia Văn Phái)

docx 28 trang sklop9 18/09/2024 630
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một cách tiếp cận để học sinh thêm hiểu, thêm yêu văn bản "Hoàng Lê nhất thống chí" (Hồi 14 - Ngô Gia Văn Phái)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một cách tiếp cận để học sinh thêm hiểu, thêm yêu văn bản "Hoàng Lê nhất thống chí" (Hồi 14 - Ngô Gia Văn Phái)

SKKN Một cách tiếp cận để học sinh thêm hiểu, thêm yêu văn bản "Hoàng Lê nhất thống chí" (Hồi 14 - Ngô Gia Văn Phái)
 UBND HUYỆN BA VÌ
 PHONHG GD & ĐT 
 ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN - KINH NGHIỆM
 MÔN NGỮ VĂN 9
 TÊN ĐỀ TÀI: 
MỘT CÁCH TIẾP CẬN ĐỂ HỌC SINH THÊM HIỂU, THÊM YÊU 
 VĂN BẢN “HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ” (HỒI 14 – NGÔ GIA 
 VĂN PHÁI)
 NĂM HỌC 2020– 2021 3
 I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
 1. Lý do chọn đề tài:
 Lâu nay, vấn đề dạy và học môn Ngữ văn luôn thu hút sự quan tâm của dư 
luận xã hội, và câu hỏi được đặt ra nhiều nhất là vì sao phần đông học sinh hiện 
nay ít thích học môn Ngữ văn ?
 Dạy Văn đã khó. Mảng văn học trung đại (từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX) lại 
càng nan giải hơn. Ai đã từng dạy văn đều ý thức rõ điều này. Đa số giáo viên dạy 
văn đều cho đó là tác phẩm khó tiếp cận và ít hứng thú với chúng. Nguyên nhân 
là vì khoảng cách khá xa về thời gian ra đời của các tác phẩm văn học cổ điển, 
kéo theo sự xa lạ từ văn phong đến các điển tích, điển cố, các quan điểm thẩm 
mĩ khiến cho cả giáo viên và học sinh khó tiếp cận và cảm thụ nên tiết học 
thường khó thành công.
 Là giáo dạy môn Ngữ văn 9 đã nhiều năm, có một văn bản trung đại khiến 
tôi rất trăn trở mỗi khi cùng học sinh tiếp cận nó. Đó là văn bản Hoàng Lê nhất 
thống chí (Hồi thứ 14) của Ngô Gia Văn Phái. Có thể coi đây là một trong những 
bông hoa tiêu biểu, rực rỡ trong vườn văn học Trung đại nước nhà, góp phần làm 
cho nền văn học Việt Nam đậm nét, phong phú. Thế nhưng để thưởng thức hương 
thơm và vẻ đẹp đó thật không dễ chút nào bởi nó đòi hỏi người đọc phải có đầy 
đủ vốn hiểu biết lịch sử thời đại, vốn chữ nghĩa và khả năng cảm thụ sâu sắc. Tác 
phẩm được đưa vào nhà trường một mặt giúp các em hiểu được tiến trình 
phát triển của nền văn học nước nhà qua các thời kì nhưng mong muốn hơn hết là 
giúp các em thấy được giá trị, cảm nhận và yêu thích hòn ngọc ngàn đời vẫn sáng 
này. 
 Tất cả những lý do trên đã khiến tôi, dù đã làm công tác quản lý, vẫn tham 
gia dạy Tự chọn Ngữ văn 9 và chọn đề tài: “Một cách tiếp cận để học sinh thêm 
hiểu, thêm yêu văn bản Hoàng Lê nhất thống chí” (Hồi 14 – Ngô Gia Văn 
Phái) vào Chuyên đề Văn học trung đại.
 2. Mục đích nghiên cứu:
 Góp phần đem những kinh nghiệm của mình trong giảng dạy mảng văn học 
trung đại nói chung, văn bản “Hoàng Lê nhất thống chí” - hồi thứ 14- của Ngô 
Gia Văn phái nói riêng vào nâng cao chất lượng học tập, tạo hứng thú học tập cho 
học sinh: giúp các em nắm được những kiến thức chuẩn bài học một cách nhẹ 
nhàng. Từ đó góp phần giải quyết tình trạng lười học, chán học và lơ mơ trong 
cách học môn Ngữ văn của học sinh trong nhà trường hiện nay. Từ đó, tạo điều 
kiện cho giáo viên hứng khởi hơn trong những giờ dạy văn. 5
 b) Cơ sở thực tiễn:
 Trên thực tế, việc giảng dạy các tác phẩm văn học Việt Nam trung đại ở 
trường THCS gặp không ít khó khăn, phần lớn giáo viên rất ngại giảng dạy giai 
đoạn văn học này. Việc rút ngắn khoảng cách thẩm mỹ để học sinh dễ dàng tiếp 
nhận lại là điều không đơn giản. 
 Số giáo viên là thế hệ trẻ chiếm tỷ lệ cao, vốn kiến thức, hiểu biết về văn 
hóa, văn học thời trung đại hạn chế. Do đó, dẫn đến tình trạng không ít giáo viên 
đã hiện đại hóa tác phẩm, giảng dạy văn học trung đại cũng như giảng dạy văn 
học hiện đại, lí giải tác phẩm một cách chung chung rồi qui vào các giá trị yêu 
nước, nhân đạo mà không giúp học sinh thấy được cái hay, cái đẹp của tác phẩm, 
không hiểu được cái độc đáo của nhà văn. Một số giáo viên lại nặng về giảng giải 
nội dung, phân tích các sự kiện lịch sử nên không khai thác hết các giá trị thẩm 
mỹ của văn chương trung đại. Hiện tượng giáo viên còn lơ mơ, hoang mang trong 
cách thức tiếp cận và phương pháp giảng dạy văn bản không phải là hiện tượng 
hiếm gặp.
 Hồi thứ 14 trích văn bản Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô Gia Văn Phái là 
tác phẩm mang đặc trưng của văn học trung đại. Chính vì vậy, rất ít giáo viên dám 
chọn tác phẩm này ở những tiết thao giảng có đồng nghiệp dự (vì chưa thực sự tự 
tin ở chính cách khai thác tác phẩm của mình) hoặc ngại dự giờ hữu nghị vì mặc 
định suy nghĩ rằng nó khó, khô và nhàm chán. 
 Qua khảo sát đầu năm học về tình hình học và thái độ học văn học phần 
văn học trung đại hai lớp 9A, 9C, kết quả thu được như sau:
 Bảng 1: Kết quả đánh giá khi chưa thực hiện đề tài:
 Lớp 9A 9B
 Thích học 13 15
 Không thích học 24 22
 Bảng 2: Tương quan giữa hai lớp về kết quả học lực môn Ngữ văn năm 
học 2019 - 2020
 Học sinh Thông tin Học lực
 lớp Sĩ số G K Tb Y Kém
 9A 37 4 12 17 4 0 7
Bắc Từ đó có kiến thức để tái hiện lại không gian lịch sử, văn hóa thời đại tới 
học sinh khi khai thác văn bản. Giáo viên cũng cần chuẩn bị thêm tranh ảnh minh 
họa, lược đồ trận đánh, giọng điệu khi bình giảng để truyền tải không khí lịch 
sử giai đoạn bấy giờ với các trận đánh vang dội như Hà Hồi, Ngọc Hồi, đặc biệt 
là hình ảnh Quang Trung lẫm liệt xuất hiện giữa kinh thành Thăng Long vào sáng 
mùng 5 tết Kỉ Dậu
 Hai là: giảng dạy tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí cũng như văn chương 
trung đại, phải dựa trên những đặc điểm đặc trưng của thi pháp văn chương trung 
đại.
 Kiến thức về thi pháp văn học trung đại sẽ mở ra cánh cửa giúp giáo viên, 
học sinh có thể giải mã, khám phá các tác phẩm văn chương.
 Thước đo vẻ đẹp của con người trong văn học trung đại khác với văn học 
hiện đại. Đó là những con người chịu mệnh trời, chuẩn mực vẻ đẹp con người 
cũng đươc cảm nhận qua những hình ảnh thiên nhiên, lấy thiên nhiên làm chuẩn 
mực, khuôn mẫu mà Truyện Kiều là một ví dụ điển hình.
 Dựa vào nhưng đặc điểm trên, giáo viên có thể dễ dàng giúp học sinh hiểu 
bên cạnh tài năng nhìn người, định việc như thần, tại sao Nguyễn Thiếp lại dự 
đoán đúng kết quả chiến thắng của quân Tây Sơn (nó cũng bị chi phối bởi quan 
điểm Thiên mệnh). 
 Không gian, thời gian vũ trụ là những yếu tố quan trọng của Thi pháp học 
trung đại. Tuy nhiên trong Hoàng lê nhất thống chí, thời gian được trình bày theo 
dòng sự kiện do tính sử học chi phối (yếu tố ghi chép sự việc của thể chí).
 Một đặc trưng nữa của thi pháp văn chương trung đại mà giáo viên cần chú 
ý khi giảng dạy văn bản này là tính tư duy nguyên hợp: văn - sử - triết bất phân. 
Hơn nữa, yếu tố lịch sử trong văn bản Hoàng Lê nhất thống chí nói chung, Hồi 
thứ 14 trong tác phẩm nói riêng đậm đặc đến mức đã có rất nhiều các công trình 
khoa học nghiên cứu trong và ngoài nước đã tranh luận (và cho đến giờ vẫn chưa 
đi đến hồi kết) rằng đó là tác phẩm văn học có yếu tố lịch sử (tiểu thuyết lịch sử 
chương hồi) hay một tác phẩm ghi chép lịch sử có yếu tố văn học (chí) ? Cần giúp 
học sinh khai thác và tiếp cận để các em trả lời được câu hỏi trên ở mức độ vừa 
sức với cấp học của mình.
 Ba là: khi giảng dạy tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí cần bám sát đặc 
trưng của hai thể loại: chí, tiểu thuyết lịch sử chương hồi.
 Cụ thể, với Hoàng Lê nhất thống chí nói chung, Hồi thứ 14 nói riêng, giáo 
viên cần nắm chắc và bám vào các đặc trưng của thể loại truyện như: 9
đinh đóng cột “phương lược tiến đánh đã có tính sẵn”, lại còn tính sẵn cả kế hoạch 
ngoại giao sau khi chiến thắng một nước “lớn gấp mười nước mình” để có thể 
“dẹp việc binh đao”, “cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng”... 
 Bốn là: Giảng dạy văn chương trung đại nói chung và tác phẩm Hoàng Lê 
nhất thống chí nói riêng, cần liên hệ với cuộc sống hiện tại hôm nay.
 Sau khi tìm hiểu tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí nói chung, Hồi thứ 14 
của Ngô Gia Văn Phái nói riêng, giáo viên phải giúp học sinh thấy được mình cần 
có thái độ trân trọng với các nhân vật lịch sử, tự hào về quá khứ bốn ngàn năm 
dựng nước và giữ nước đầy vẻ vang của dân tộc. Từ đó, cố gắng phấn đấu trong 
học tập, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
 Tóm lại, để giúp học sinh tiếp nhận tốt một tác phẩm văn học trung đại, trước 
tiên, giáo viên cần nắm chắc kiến thức văn hóa, thi pháp văn chương giai đoạn 
này. Đây là bước vô cùng quan trọng, quyết định sự thành công của bài giảng.
 •Một điều cần chú ý: giáo viên cần khai thác tính tích hợp kiến thức 
giữa các tác phẩm trong phần văn, giữa các phần trong học và sử dụng kiến 
thức liên môn trong quá trình tìm hiểu, khai thác văn bản
 Trong khi giảng dạy, giáo viên cần chú ý khai thác tính tích hợp của cả phần 
văn – tiếng Việt – tập làm văn trong bài học này. Mục đích: củng cố, thực hành 
các kiến thức đã được tìm hiểu. Ví dụ như: sử dụng kiến thức sử dụng yếu tố Tự 
sự kết hợp với miêu tả (phần Tập làm văn) 
 Ngoài ra tính tích hợp còn được thể hiện ở sự liên quan về bối cảnh lịch sử 
giai đoạn này với hai văn bản đã học (Chuyện người con gái Nam xương của 
Nguyễn Dữ cho thấy chế độ phong kiến khủng hoảng với những cuộc chiến tranh 
phong kiến gây ra cảnh chia ly, gián tiếp gây ra bi kịch cho người dân; hay trong 
văn bản Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh phản ánh sự ăn chơi sa đọa của bọn vua 
chúa, quan lại cho thấy sự mục ruỗng của chế độ đến mức tác giả phải nhận ra và 
thốt lên: Triệu bất tường. Và dự đoán đó của tác giả đã trở thành hiện thực, đã 
được phản ánh trong văn bản Hoàng Lê nhất thống chí...). 
 Như vậy, với văn bản này, có nhiều cách khai thác tính tích hợp khác nhau: 
giữa các văn bản trong phần văn, giữa ba phần trong môn học, giữa môn Lịch sử, 
Địa lý với môn Ngữ văn. Học sinh lại có thêm cơ hội vận dụng kiến thức liên 
môn vào bài học, giúp các em tiếp cận kiến thức toàn diện, triệt để hơn. 11
 - Dựa vào phần lịch sử đã học, giúp học sinh khái quát tình hình nước ta 
vào thời điểm này bằng cách:
 Tích hợp với kiến thức môn Lịch sử: 
 Từ thế kỷ XVI, Nam Triều (nhà Lê) thắng Bắc Triều (nhà Mạc) chiếm lại 
Thăng Long gây ra cuộc phân tranh Trịnh-Nguyễn. Phía Bắc thuộc họ Trịnh, phía 
Nam thuộc họ Nguyễn... Quân Tây Sơn do 3 anh em làm chủ Đàng Trong. Nguyễn 
Huệ ra Bắc tiêu diệt họ Trịnh làm Trịnh Khải bỏ chạy và tự vẫn, 1786 Nguyễn 
Huệ làm chủ Thăng Long . Vua Lê Hiển Tông cảm kích gả con gái cho. Vua mất, 
Hoàng tộc lập cháu vua là Lê Duy Kì lên ngôi. 1788 quân Thanh mượn cớ sang 
giúp nhà Lê xâm lược nước ta
 Cung cấp thêm tư liệu lịch sử: 
 Vua Lê Chiêu Thống (Lê Duy Kì) khiếp sợ uy phong Tây Sơn, đã mấy lần 
toan khôi phục lại nhà Lê nhung không được, phải nương náu ở Lạng Giang. Bà 
Hoàng Thái Hậu thì đem Hoàng tử Long Châu kêu van với quan Tàu xin binh cứu 
viện. Quan tổng đốc Lưỡng Quảng là Tôn Sĩ Nghị dâng biểu lên vua Càn Long 
nhà Thanh rằng:”Họ Lê là cống thần nước Tàu, nay bị giặc lấy mất nước, mẹ 
và vợ Tự quân sang cầu cứu, tình cũng nên thương. Và nước Nam vốn đất cũ của 
Tàu, nếu sau khi cứu được nhà Lê và lấy được đất An Nam, thật là lợi cả đôi 
đường”. Vua Càn Long nghe lời tấu ấy, sai Tôn Sĩ Nghị khởi binh bốn tỉnh Quảng 
Đông, Quảng Tây, Quý Châu, Vân Nam đem sang đánh Tây Sơn
 Qua đó, học sinh hiểu rõ hơn bối cảnh của tác phảm cũng như dã tâm của 
quân Thanh, sự hèn nhát của bè lũ Lê Chiêu Thống.
 Khi tìm hiểu về thể loại của tác phẩm, tôi đưa ra câu hỏi mở để học sinh trình 
bày theo quan điểm cá nhân như:
 ? Có người cho rằng tác phẩm viết theo thể chí nhưng cũng có ý kiến cho 
rằng nó là tiểu thuyết chương hồi. Ý kiến của em ? 
 Tôi giải thích để các em hiểu rõ: dựa vào tính sử học, có thể coi đó là thể văn 
ghi chép sự vật, sự việc (chí) nhưng nếu khai thác với tư cách một tác phẩm văn 
học thì văn bản này sử dụng thể loại tiểu thuyết lịch sử chương hồi , giới thiệu 
thêm kiến thức về thể loại này (như đã trình bày ở tài liệu này trang 13)
 - Lưu ý: Tác phẩm không kể lại lịch sử một một cách khô khan, trần trụi 
mà dựng lên những bức tranh cụ thể, sinh động, có ý nghĩa khái quát hóa và có 
giá trị về mặt mĩ học; thể loại có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng nội dung, tư 
tưởng thấm đẫm tinh thần dân tộc.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_cach_tiep_can_de_hoc_sinh_them_hieu_them_yeu_van_ba.docx