SKKN Một cách tiếp cận để thêm hiểu, thêm yêu đại thi hào Nguyễn Du qua tác phẩm Độc tiểu thanh ký và Truyện Kiều

docx 21 trang sklop9 11/09/2024 700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một cách tiếp cận để thêm hiểu, thêm yêu đại thi hào Nguyễn Du qua tác phẩm Độc tiểu thanh ký và Truyện Kiều", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một cách tiếp cận để thêm hiểu, thêm yêu đại thi hào Nguyễn Du qua tác phẩm Độc tiểu thanh ký và Truyện Kiều

SKKN Một cách tiếp cận để thêm hiểu, thêm yêu đại thi hào Nguyễn Du qua tác phẩm Độc tiểu thanh ký và Truyện Kiều
 PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BA VÌ
 TRƯỜNG THCS THÁI HÒA
 ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 MÔN NGỮ VĂN
 TÊN ĐỀ TÀI:
 MỘT CÁCH TIẾP CẬN ĐỂ THÊM HIỂU, THÊM 
YÊU ĐẠI THI HÀO NGUYỄN DU QUA TÁC PHẨM 
 ĐỘC TIỂU THANH KÍ VÀ TRUYỆN KIỀU
 Họ tên: Phùng Thị Thanh Hường
 Chức vụ: Hiệu trưởng
 Lĩnh vực: môn Ngữ văn
 Tổ: KHXH
 NĂM HỌC 2021– 2022 3
 A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
 1. Lí do thực hiện đề tài
 Xưa nay nói đến Nguyễn Du, mọi người nghĩ ngay đến Truyện Kiều. Trong 
“Về tác giả và tác phẩm” của Trịnh Bá Tĩnh (NXB Giáo dục 2003), phần viết về 
Truyện Kiều lên đến 815 trang, trong khi viết về thơ chữ Hán chỉ vẻn vẹn 128 
trang.
 Tiếp tục thống kê, ta thấy sự cảm thụ từ những cây bút nghệ sĩ như Hoài 
Thanh, Xuân Diệu lẫn chuyên gia như Nguyễn Lộc, tỉ lệ cũng là tương tự. Giáo 
trình của Nguyễn Lộc dành số trang viết về Kiều lớn hơn năm lần so với thơ chữ 
Hán.
 Bên cạnh Kiều, phần thơ này cũng là một kho tàng vô giá. Tỉ mỉ ra còn phải 
nói: “Truyện Kiều là diễn âm, lỡ tay mà thành kiệt tác, còn thơ chữ Hán mới đích 
là sáng tác và nên xem nó là phát ngôn viên chính thức của Nguyễn Du”. Trong 
hoàn cảnh này, chúng tôi muốn làm một đề tài để hệ thống lại một cách đầy đủ về 
cuộc đời, sự nghiệp sáng tác... những yếu tố góp phần tạo nên một thiên tài, một 
nhà nhân đạo chủ nghĩa Nguyễn Du, đồng thời nghiên cứu thêm về một tác phẩm 
thơ chữ Hán tiêu biểu của Nguyễn Du trong Thanh Hiên thi tập - Độc Tiểu Thanh 
kí. 
 Nép trong tác phẩm là những giá trị vô giá về nội dung, nghệ thuật và tư tưởng, 
đối với cả giới nghiên cứu và hậu thế - và học sinh nói chung. Tuy nhiên, “Độc 
Tiểu Thanh kí” có vẻ chưa được chú trọng tìm hiểu sâu với giáo viên dạy môn 
Ngữ văn và học sinh có năng khiếu và đam mê môn Ngữ văn THCS lại chưa có 
điều kiện tiếp cận. Tác phẩm cần được nhìn nhận đầy đủ, đa diện và sâu sắc hơn. 
 Từ đó, giúp giáo viên có vốn hiểu biết sâu sắc hơn về tác giả, tác phẩm, tiếp 
tục thắp lên trong mình ngọn lửa đam mê môn học và truyền lửa cho các em học 
sinh nhiệt tình đó, đặc biệt là đối tượng học sinh khá giỏi môn Ngữ văn, góp phần 
hình thành thói quen tự tìm tòi, nghiên cứa sâu hơn một vấn đề, một tác phẩm, tác 
giả.
 * Khảo sát trước khi thực hiện đề tài.
 Người nghiên cứu đã làm một cuộc khảo sát nhỏ về thái độ của giáo viên và 
học sinh khi tiếp cận với tác giả Nguyễn Du, Truyện Kiều nói riêng, văn học trung 
đại nói chung. Kết quả như sau:
 95% cho rằng đó là nội dung khó.
 80% cho rằng không thích học và tìm hiểu; chỉ nghiên cứu miễn cưỡng chúng 
vì bị ép buộc (có trong chương trình dạy học).
 Đó chính là lý do khiến chúng tôi quyết định nghiên cứu và thực hiện đề tài 
này. 5
 2. Mục đích đề tài
 4.1. Đưa ra những cách nhìn nhận sâu hơn về Nguyễn Du, về Độc Tiểu Thanh 
kí, Truyện Kiều những kiến thức chung về tác phẩm như nội dung, nghệ thuật; 
giải mã bản phiên âm Hán Việt để học sinh hiểu sâu hơn về câu chữ của Nguyễn 
Du. Từ đó đóng góp những cái nhìn đa chiều và sâu sắc hơn về tác giả và để Độc 
Tiểu Thanh kí được tìm hiểu với quy mô xứng tầm giá trị của nó.
 4.2. Qua đó, người viết mong muốn đóng góp các hướng tiếp cận khác phù 
hợp hơn với giáo viên dạy Ngữ văn và học sinh có năng khiếu, đam mê học môn 
Ngữ văn nói chung, khao khát được tìm hiểu tác giả Nguyễn Du nói riêng trong 
thời hiện đại, giúp việc tìm hiểu Độc Tiểu Thanh kí, Truyện Kiều dễ dàng và thú 
vị hơn trong khi nó là một tác phẩm khó. Từ đó, thêm hiểu, thêm yêu tác giả cũng 
như sẽ có phương pháp tiếp cận khoa học hơn với những tác phẩm khác của ông 
như: Truyện Kiều và các tác phẩm khác. Trước tiên giải mã văn chương xưa nay 
vốn không là chuyện đơn giản, bởi mỗi tác phẩm đều là tinh túy của người nghệ 
sĩ. Tuy nhiên với tác phẩm trung đại như Độc Tiểu Thanh kí, việc giải mã còn khó 
khăn hơn, vì một mảng văn học có vẻ khô khan với giáo viên dạy Văn và không 
còn gần gũi với học sinh ngày nay. Khác biệt về ngôn ngữ (chủ yếu tiếp cận qua 
bản dịch nghĩa, dịch thơ); khác biệt về thời đại khi những mối “sầu nhân thế” xưa 
không còn giống với nay, những quan niệm thẩm mĩ cũng thay đổi 
 Hơn nữa, Độc Tiểu Thanh kí còn là tiếng khóc giãi bày gan ruột của 
Nguyễn Du, và hiểu được lòng Nguyễn Du chưa bao giờ là điều gì dễ dàng, 
ngay cả với những nhà nghiên cứu. 
 B. NỘI DUNG
 I. TÌM HIỂU CHUNG
 1. Sơ lược tác giả - tác phẩm
 1.1. Tác giả Nguyễn Du.
 1.1.1. Thông tin chung
 Nguyễn Du (1766–1820) tên tự Tố Như, hiệu Thanh Hiên, biệt hiệu Hồng Sơn 
lạp hộ, Nam Hải điếu đồ, là một nhà thơ, nhà văn hóa lớn thời Lê mạt, Nguyễn sơ 
ở Việt Nam. Ông là một trong hai danh nhân văn hóa thế giới của Việt Nam (cùng 
với Nguyễn Trãi) được UNESCO công nhận.
 1.1.2. Yếu tố cấu thành nên đại thi hào Nguyễn Du
 Đầu tiên, điều làm nên con người của một đại thi hào không chỉ dừng lại ở 
cách tiếp nhận nhân - quả đơn tuyến, mà sâu xa hơn, là từ huyết thống danh gia 
của Nguyễn Du. Ông sinh trưởng trong một gia tộc có nề nếp và truyền thống văn 
học. Dòng họ Nguyễn Tiên Điền, theo nhà nghiên cứu Tương Tửu, bắt nguồn từ 
Nguyễn Tuyên đỗ Trạng nguyên thời Mạc. Mạc đổ, dòng họ này vốn quê gốc Hà 
Đông phải lánh về làng Tiên Điền xứ Nghệ mai danh ẩn tích. Đến thời cha Nguyễn 
Du là Nguyễn Nghiễm làm đến chức Tể tướng triều Lê, anh cả Nguyễn Du là 7
được ở bản thân mình ưu thế của cả hai vùng đất, tuy đối lập nhau, nhưng lại bổ 
sung nhau đắc lực.
 Huyết thống và quê quán mặc dù góp phần quan trọng vào sự hình thành cá 
tính Nguyễn Du, nhưng vì là những yếu tố tĩnh, nên nó chỉ thực sự có tác động 
mạnh mẽ vào những thời điểm động. Thời đại Nguyễn Du chính là một thời điểm 
động đó.
 Nhà nghiên cứu Trương Tửu là một người hết sức chú ý đến đặc điểm thời đại 
và biết phân tích nó một cách sắc sảo trong con người Nguyễn Du. Cuối Lê, do 
chiến tranh liên miên, nên Nho giáo - học thuyết trị bình - bị khủng hoảng. Phật 
giáo, Đạo giáo và tín ngưỡng dân gian, nhờ thế, đã hồi sinh. Nho giáo mất vai trò 
ý thức hệ độc tôn. Đẳng cấp quan binh lần đầu tiên xuất hiện và đóng vai trò thống 
trị xã hội. Đẳng cấp nho sĩ thư lại của Nguyễn Du xuống giá và suy tàn. Điều này 
trước hết đụng đến gia đình và bản thân nhà thơ. Nguyễn Nghiễm mất khi Nguyễn 
Du còn nhỏ, nhà thơ phải ở với người anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản ở 
Thăng Long. Kiêu Binh nổi lên, Nguyễn Khản bỏ chạy, cửa nhà tan tác, Nguyễn 
Du phải sống nay đâu mai đó, chứng kiến bao cảnh tang thương: 
 “Kìa những kẻ màn loan trướng huệ
 Những tưởng mình cung quế Hằng Nga
 Một phen thay đổi sơn hà
 Mảnh thân chiếc lá biết là về đâu”
 Các yếu tố huyết thống, quê hương, thời đại được nêu ra ở trên không phải tác 
động đến nhà thơ ở các phần nổi của nó, mà là phần chìm, hay đúng hơn là cái 
phần chìm đó kết tinh, ngưng kết thành cá tính Nguyễn Du. Sau hàng chục năm 
phiêu bạc nếm đủ sự đời, cá tính ấy đã được tôi rèn để làm nên một con người vĩ 
đại.
 1.1.3. Đặc sắc trong văn chương
 Nguyễn Du đưa tư tưởng lớn lao về cuộc đời của ông vào những tác phẩm. 
Sáng tác của ông bao trùm bởi tư tưởng nhân đạo, tập trung vào số phận con 
người, vào cuộc sống gian truân, lận đận và thân phận, nhân phẩm bị chà đạp, đặc 
biệt là của những người phụ nữ như Thúy Kiều hay nàng Tiểu Thanh. Không chỉ 
khóc thương cho số phận của những kiếp người lầm than, qua các tác phẩm, 
Nguyễn Du còn phản ánh cuộc sống thời bấy giờ, tố cáo xã hội bất công, làm cuộc 
sống nhân dân đầy đau khổ.
 Qua các tác phẩm của Nguyễn Du, nét nổi bật chính là sự đề cao xúc cảm. 
Nguyễn Du là nhà thơ có học vấn uyên bác, nắm vững nhiều thể thơ của Trung 
Quốc, như: ngũ ngôn cổ thi, ngũ ngôn luật, thất ngôn luật, ca, hành... nên ở thể 
thơ nào, ông cũng có bài xuất sắc. Đặc biệt hơn cả, là tài làm thơ bằng chữ Nôm 
của ông, mà đỉnh cao là Truyện Kiều, đã cho thấy, thể thơ lục bát có khả năng 
chuyển tải nội dung tự sự và trữ tình to lớn trong thể loại truyện thơ. 9
Chú thì đồng tình với Trương Chính: Độc Tiểu Thanh kí “không phải làm khi nhà 
thơ đi qua mộ Tiểu Thanh ở Hàng Châu, mà làm khi còn ở nhà.” Mỗi người đều 
đưa ra lí lẽ của mình và lí lẽ nào cũng có sức thuyết phục riêng. Tuy vậy, thuyết 
cho rằng Nguyễn Du sáng tác Độc Tiểu Thanh kí thời chưa đi sứ được giới học 
thuật tán thành phổ biến hơn.
 1.2.2. Nàng Tiểu Thanh
 Nói chung, trong các thư tịch của mình, người Trung Hoa viết về Tiểu Thanh 
khá thống nhất.
 Trong ghi chép về những mỹ nữ thời Minh, tác giả dẫn rằng Phùng Tiểu Thanh 
tên thật là Huyền Huyền, sinh ra trong nhà quyền quý ở Quảng Lăng. Sẵn có vẻ 
đẹp hơn người, lại được giáo dục đủ đầy, nàng tỏ ra thông minh xuất chúng, thông 
thạo kinh văn cầm kỳ thi họa. Sau một lần gia biến, cơ ngơi sụp đổ, nàng theo mẹ 
lánh nạn về Hàng Châu. Không lâu sau, ở tuổi mười sáu, nàng được gả làm lẽ cho 
Phùng Sinh, một công tử nhà gia thế. Nàng bị vợ cả ghen ghét, đối xử tàn tệ, lăng 
nhục đủ bề. Sau cùng Tiểu Thanh bắt ra Côn Sơn, gần Tây Hồ ở. Từ đó,nàng đau 
buồn, sinh bệnh mà qua đời ở tuổi mười tám. Những tâm tư, phiền muộn nàng trút 
vào thơ, nhưng sau khi chết, nỗi hận ấy cũng bị mụ vợ cả cay nghiệt đem nhóm 
lửa. May mắn thay, một số bài vẫn còn sót lại, sau được người đời gìn giữ tiếc 
thương mà in ấn và đặt tên là Phần dư tập.
 1.2.3. Kiến thức bộ trở
 - Về văn hóa:
 Nguyễn Du quan tâm một cách hệ thống đến đề tài phụ nữ. Đây là nét đặc sắc 
của sáng tác Nguyễn Du so với sáng tác của nhiều nhà nho thời trung đại. Trong 
các sáng tác của mình, kể cả những bài thơ chữ Hán và chữ Nôm, những nguôi 
phụ nữ có tài, nhan sắc nhung có thân phận khổ đau được ông dành cho sự đồng 
cảm sâu sắc. Cùng với Tiểu Thanh, đó là Dương Quý Phi, là nàng Đạm Tiên, là 
Thuý Kiều, là người phụ nữ gảy đàn ở thành Thăng Long, là những người kĩ nữ 
"Liều tuổi xanh buôn nguyệt bán hoa". 
 Như vậy, Nguyễn Du đã có nhiều điểm khác so vói các tác giả văn học khác 
thời trung đại. Bởi văn thơ của các tác giả trung đại thường quan tâm đến cuộc 
sống của người dân về phương diện vật chất, đặc biệt là nạn nghèo đói. Nguyễn 
Du một mặt vẫn tiếp tục truyền thống này (thể hiện rõ nhất trong bài thơ Sở kiến 
hành viết về bốn mẹ con người ăn xin), mặt khác, ông bắt đầu quan tâm đến con 
người về phương diện tinh thần, nói chính xác hơn là con người với tư cách là chủ 
nhân của những giá trị tinh thần như thi ca, âm nhạc,... Chia sẻ thân phận bất hạnh 
của họ (và nói chung ông coi mình thuộc số họ), Nguyễn Du thực chất đã đòi hỏi 
xã hội phải biết trân trọng tài năng, trân trọng những người làm ra các giá trị văn 
hoá tinh thần. Đó là điều cần nắm vững qua bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí.
 - Tri thức về thể loại 11
 Đất nước ta có sự giao thoa về văn hóa khá gần gũi với Trung Quốc - điều 
càng đậm nét trong thời phong kiến. Nét văn hóa mà ta chịu ảnh hưởng sâu sắc 
nhất là đạo Nho. Vì ra đời trong thời thế loạn lạc, đạo Nho mang đặc điểm là một 
tôn giáo bó buộc con người vào những phép tắc lễ nghĩa trong ứng xử. Ràng buộc 
đó tác động cực kì sâu sắc đến cuộc sống của những người phụ nữ. Ở đất nước ta, 
với sự tiếp nhận bị động (do chủ ý muốn đồng hóa của người Trung), phận người 
phụ nữ phải chịu bao cay đắng tủi nhục. Họ hoàn toàn phụ thuộc, lệ thuộc vào 
người đàn ông, đặc biệt càng tài sắc càng dễ gặp tai họa. Họ thường đẹp bất hạnh 
vì chính nhan sắc của mình. Xã hội phân hóa giai cấp càng sâu sắc thì người đẹp 
càng dễ trở thành nạn nhân của vua chúa, quan lại, những kẻ lắm tiền. Vì lễ thuộc, 
họ hoàn toàn không thể làm chủ: “không có quyền lựa chọn riêng cho mình cách 
sống, cách ứng xử, hay thậm chí làm chủ tâm lí và thân xác của mình.”
 Một thực trạng nữa của thời kì này là chế độ hôn nhân đa thê. Qua cuộc đời 
bất hạnh của Tiểu Thanh, người đọc nhận ra chính chế độ này đã tiếp tay khiến số 
phận phụ nữ ngày xưa đau khổ ê chề. Người đàn ông càng quyền quý càng dễ 
nhiều vợ. Mà người con gái càng tài sắc càng dễ bị ép gả làm lẽ, mua vui cho nhà 
quyền thế. 
 Phụ nữ vốn nhạy cảm, đa sầu, cần yêu thương như hoa cần nắng, cũng chính 
vì thế mà hôn nhân đa thê dễ dàng đẩy họ vào bi kịch. Sống trong kiếp “chồng 
chung đâu dễ ai nhường cho ai”, người phụ nữ bị dày vò trong nỗi day dứt về hạnh 
phúc lứa đôi trọn vẹn, bị đẩy đến bước đường tự tổn thương nhau để giành giật 
tình yêu của ông chồng quyền quý. Thói thường nữ nhi cay nghiệt, suốt ngàn năm 
lịch sử ấy, liệu đã có bao nhiêu Kiều bị vùi dập dưới bàn tay Hoạn Thư, bao nhiêu 
Tiểu Thanh chết mòn vì sự trả thù của vợ cả ? Chẳng phải ngẫu nhiên mà chế độ 
đa thê vẫn luôn bị gắn mác trộm cướp, cướp hạnh phúc, cướp tình yêu, cướp đi cả 
quyền được sống của phận thê thiếp suốt ngàn năm lịch sử thăng trầm.
 Trong khi lập trường Nho giáo phổ biến là kết án các mỹ nhân, tuyên truyền 
thái độ ghẻ lạnh, xa lánh người đẹp thì các nhà văn, nhà thơ trung đại đã cất lên 
tiếng nói bênh vực, cảm thông với họ. Trong số đó, tiêu biểu có Nguyễn Du.
 2.2. Về hiện thực tài mệnh tương đố
 Cái kiếp hồng nhan đa truân, anh tài bạc mệnh đã từ lâu không còn hiếm lạ 
theo chiều dài văn chương và bề dày lịch sử, ở cả Trung Hoa và Việt Nam xưa. 
Ta hay nghe về những nàng thơ vẫy vùng trong đau khổ như Tiểu Thanh, Kiều, 
Long thành cầm giả, Lâm Đại Ngọc đến những trang quốc sắc có thật nghiêng đổ 
sử xanh như Huyền Trân, Chiêu Hoàng. Hay những anh tài gánh phận lao đao 
khắc khổ cũng chẳng khó tìm. Hàn Mặc Tử, Khuất Nguyên hay chính Nguyễn 
Du, đều có cuộc đời không viên mãn, chìm nổi giữa ngót ngàn thế sự muộn phiền.
 Khái quát cho hiện tượng lạ lùng này, Nguyễn Du sớm dùng những lời trở đi 
trở lại: “lạ gì bỉ sắc tư phong”; “chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_cach_tiep_can_de_them_hieu_them_yeu_dai_thi_hao_ngu.docx