SKKN Một số biện pháp đổi mới hình thức hoạt động thư viện trong tình hình dịch bệnh Covid-19
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp đổi mới hình thức hoạt động thư viện trong tình hình dịch bệnh Covid-19", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp đổi mới hình thức hoạt động thư viện trong tình hình dịch bệnh Covid-19

A. PHẦN ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài: “Thư viện là trái tim của nhà trường” là bộ phận không thể thiếu trong trường học, với vai trò lưu giữ và luân chuyển sách, phục vụ đắc lực cho việc dạy học trong nhà trường. Sách, báo có vị trí đặc biệt quan trọng đối với đời sống xã hội như VI.Lênin đã nói: “Không có sách thì không có thức, không có tri thức thì không có chủ nghĩa cộng sản’’. Với nhà trường, sách lại có ý nghĩa quan trọng vì nó là người bạn gần gũi nhất, là học liệu cần thiết nhất của thầy và trò. Học sinh cần có sách giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo để học tập và luyện tập. Giáo viên cần có sách giáo khoa, sách nghiệp vụ, sách tham khảo để giảng dạy và bồi dưỡng chuyên môn, không ngừng nâng cao kiến thức. Ngoài ra các loại báo, tạp chí...ở thư viện cũng là nguồn tài liệu tham khảo hết sức quan trọng đối với giáo viên và học sinh trong nhà trường. “Thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học thư viện và xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp dạy và học. Đồng thời thư viện tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng nếp sống văn hóa mới cho các thành viên nhà trường”. Chính vì vậy, từ lâu thư viện trường học đã trở thành một bộ phận không thể thiếu được trong nhà trường. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, trong năm học vừa qua hầu như học sinh không được tới trường, không thể tiếp cận trực tiếp với sách báo tại thư viện. Do đó, để vốn tài liệu của thư viện giới thiệu được tới các em học sinh, thư viện cần có những biện pháp đổi mới hình thức hoạt động thư viện phù hợp với xu thế, thích ứng linh hoạt với tình hình dịch bệnh. Xuất phát từ lí do đó, là một cán bộ thư viện tâm huyết với nghề, tôi luôn trăn trở làm sao để các em học sinh có thể tiếp cận được với những cuốn sách hay, sách mới trong thư viện bằng những hình thức phong phú hơn. Vì vậy, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp đổi mới hình thức hoạt động thư viện trong tình hình dịch bệnh Covid-19” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình. II. Mục đích nghiên cứu: - Nhằm giúp cán bộ thư viện các trường THCS trên địa bàn quận đưa ra những hình thức đổi mới hoạt động thư viện, tuyên truyền được tới học sinh tài liệu của thư viện trong tình hình dịch bệnh Covid-19. 1/10 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận: Việt Nam nói riêng và cả các nước trên thế giới nói chung, đang bước vào một thời đại mới. Đó là là thời đại của công nghệ, của khoa học kỹ thuật, của trí tuệ, thời đại đòi hỏi đất nước phải có những người lao động với trình độ học vấn cao, có trí thức, có bản lĩnh, có năng lực thực hiện đáp ứng mọi yêu cầu của đời sống xã hội. Đúng vậy, sách là nguồn tri thức vô tận, nhờ có sách mà con người ngày càng tiếp cận với thế giới hiện đại, cuộc sống không thể thiếu sách, muốn vậy phải đổi mới trong dạy học, đặc biệt cần phải coi trọng công tác thư viện trường học. Sách báo có vị trí đặc biệt quan trọng đối với đời sống xã hội, thư viện cũng là nguồn tài liệu tham khảo hết sức quan trọng đối với giáo viên và học sinh trong nhà trường. Chính vì vậy, với thời đại mới với sự nghiệp mới cải cách đổi mới giáo dục nâng chất lượng dạy và học mở rộng kiến thức thông qua việc đọc tài liệu, sách, báo có một ý nghĩa hết sức quan trọng, thực tế qua những năm gần đây đã cho chúng ta thấy rõ điều đó. Từ lâu thư viện trường học đã trở thành một bộ phận không thể thiếu được trong nhà trường. Nó là trung tâm sinh hoạt văn hóa, khoa học của nhà trường nhằm mở rộng kiến thức, góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học của giáo viên và học sinh, tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp dạy và học, đồng thời tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị, xây dựng nếp sống văn hóa mới cho các thành viên trong nhà trường. Thư viện có nhiệm vụ tuyên truyền những cuốn sách hay, giáo dục học sinh biết cách đọc sách, biết yêu thích, biết cách chọn sách tốt và phù hợp với lứa tuổi với trình độ của mình. Song do tình hình dịch bệnh, HS không thể đến trường tiếp cận với vốn tài liệu thư viện. Do đó, cán bộ thư viện cần phải đổi mới các hình thức hoạt động thư viện để có thể tiếp cận tới bạn đọc một cách linh hoạt. II. Cơ sở thực tiễn: 1. Thuận lợi: - Thư viện các trường THCS luôn được sự quan tâm, đầu tư trang thiết bị của UBND quận, của phụ huynh học sinh, sự chỉ đạo sát sao của Phòng GD và Ban Giám hiệu nhà trường. Vì vậy, cơ sở vật chất thư viện luôn khang trang, hiện đại với đầy đủ bàn, ghế; tủ, giá sách; ánh sáng; nhiệt độ phù hợp với nhu cầu học sinh; số lượng sách phục vụ cho giáo viên và học sinh tương đối nhiều, có chất lượng và đa dạng, phong phú về thể loại. 3/10 là người bạn tâm giao chia sẻ mọi nỗi vui, buồn sâu kín của mỗi con người. Mọi thành công của con người đều nhờ sự kết hợp của kinh nghiệm bản thân với tri thức lĩnh hội được từ việc học trong cuộc sống và trong sách vở. Chính vì vậy tuyên truyền, giới thiệu sách báo là một khâu rất là quan trọng trong việc tuyên truyền sách, báo cho giáo viên và học sinh chiếm một vị trí rất là quan trọng trong công tác thư viện. Đây là một công việc thường xuyên, khoa học, hợp lý, nhằm giới thiệu những cuốn sách, bài báo có nội dung phục vụ thiết thực cho giảng dạy và học tập. Để thực hiện tốt việc đó, cán bộ thư viện cần lập kế hoạch tuyên truyền và giới thiệu sách sao cho phù hợp với thực tế nhà trường, nội dung tuyên truyền cần gắn với từng thời điểm, từng đối tượng. Hình thức tuyên truyền, giới thiệu đa dạng phong phú để những quyển sách hay, sách cần kịp thời đến tay bạn đọc. Giới thiệu sách tràn lan sẽ không hiệu quả, vì vậy cán bộ thư viện nên chọn cách giới thiệu sách theo đối tượng bạn đọc. Việc lựa chọn sách báo có ảnh hưởng rất lớn đến công tác tuyên truyền, giới thiệu sách báo đến bạn đọc. Muốn làm tốt công tác này, cán bộ thư viện phải nắm bắt nhu cầu, yêu cầu của bạn đọc và các sự kiện lien quan đến bạn đọc. Như chúng ta đã biết, nhiệm vụ chính của thầy và trò trong nhà trường là giảng dạy và học tập. Vì vậy, sách báo tuyên truyền, giới thiệu phải có nội dung phù hợp, phục vụ cho nhiệm vụ trên. Sách được giới thiệu và tuyên truyền phải là sách được mọi người quan tâm, có tính thời sự, sách có nội dung còn mới, có giá trị cao. Có làm được như vậy, chúng ta mới thu hút được nhiều bạn đọc đến với sách, kích thích bạn đọc tự tìm tòi tài liệu để thỏa mãn nhu cầu của mình. 1.2. Hình thức giới thiệu qua các kênh: facebook, zalo, website trường: Thông thường, tuyên truyền giới thiệu sách sẽ gồm 2 hình thức: Tuyên truyền bằng miệng và tuyên truyền trực quan: * Tuyên truyền bằng miệng: Là hình thức diễn giả sử dụng ngôn ngữ nói trực tiếp tác động vào nhận thức của người nghe. Thư viện dùng hình thức này để giới thiệu, giải thích, đánh giá về tài liệu cho người nghe có cơ sở để lựa chọn và định hướng đối với chúng. - Ưu điểm: Có sức thuyết phục lớn. Có khả năng thông tin nhanh, kịp thời. Có tính linh hoạt cao. - Nhược điểm: Phía người nghe việc tiếp thu chủ yếu là qua thính giác, khó có thể lĩnh hội được đầy đủ và nhớ chính xác, khó có thể lĩnh hội được đầy đủ và nhớ chính xác các tài liệu mà nội dung nhiều chi tiết, số liệu 5/10 2. Động viên học sinh tích cực tham gia các sân chơi online về sách: Bên cạnh việc hướng đến hình thành thói quen đọc sách cho thế hệ trẻ, thúc đẩy văn hóa đọc trong cộng đồng, các cuộc thi, sân chơi về đọc sách được nhiều cơ quan, đơn vị tổ chức gần đây còn góp phần khơi dậy khả năng sáng tạo, rèn luyện kỹ năng viết, vẽ, diễn thuyết, tự tin thể hiện quan điểm của người đọc. Đây là những nhân tố hữu ích trong đời sống, cần được trau dồi, phát huy. 2.1. Cuộc thi BookReview - Trang sách xanh nuôi dưỡng ước mơ hồng: Với tên gọi "Trang sách xanh nuôi dưỡng ước mơ hồng", cuộc thi là sân chơi bổ ích, lý thú dành cho các bạn thiếu nhi Thủ đô khối THCS. Cuộc thi nhằm góp phần xây dựng văn hóa đọc, giới thiệu những tác phẩm hay, đồng thời phát hiện các tài năng hùng biện nhỏ tuổi. Trong cuộc thi này, các chi đội trường tôi cũng đã rất tích cực tham gia. Mỗi video clip giới thiệu sách là một màu sắc tươi mới, mang đặc trưng của từng lớp. 2.2. Cuộc thi “Viết & Vlog”: Cuộc thi giới thiệu sách “Viết & Vlog” cho các em nhỏ từ 6 đến 15 tuổi do Nhà Xuất bản Kim Đồng vừa phát động đang được sự quan tâm học sinh. Cuộc thi nhằm tạo không gian rèn luyện, học tập bên ngoài nhà trường, truyền cảm hứng để các em nhỏ nói lên suy nghĩ, ý tưởng, ước mơ của mình sau khi đọc một cuốn sách yêu thích bằng cách viết hoặc thực hiện video clip, qua đó không chỉ giúp các em thích đọc sách, mà còn rèn luyện các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống như: Viết, vẽ, diễn thuyết 2.3. Đại sứ văn hoá đọc: "Đại sứ văn hóa đọc" là cuộc thi lớn được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hằng năm trên quy mô toàn quốc. Thí sinh dự thi bằng bài viết, video clip chia sẻ về cuốn sách mình yêu thích, hoặc sáng tác một câu chuyện, bài thơ khích lệ mọi người đọc sách, hoặc viết tiếp lời cho câu chuyện, cuốn sách đã đọc, đồng thời chia sẻ ý tưởng khuyến khích mọi người đọc sách nhiều hơn.Các bài thi hầu như được đầu tư công phu về cả nội dung và hình thức, với những đề xuất phát triển văn hóa đọc sáng tạo, khả thi. Nhiều thí sinh thể hiện bài thi bằng các ngôn ngữ khác nhau, có tranh vẽ, trang trí sinh động, cầu kỳ. 2.4. Cuốn sách tôi yêu: Bên cạnh đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch còn tổ chức cuộc thi giới thiệu sách trực tuyến năm 2021, với chủ đề “Cuốn sách tôi yêu”. Thí sinh tham dự bằng hình thức xây dựng video clip giới thiệu cuốn sách yêu thích, đăng tải trên kênh YouTube “Sách và trí tuệ Việt” của Vụ Thư viện (Bộ Văn hóa, Thể thao 7/10 VII. Kết quả đạt được: Sau một thời gian áp dụng các hình thức đổi mới hoạt động thư viện tại thư viện trường THCS Thượng Thanh, từ chỗ học sinh bình thường chỉ lên thư viện khi có tiết trong thời khóa biểu thì nay học sinh đã chủ động tự tìm đọc những cuốn sách được thư viện giới thiệu trên facebook, website trường. Ngày trước học sinh chỉ thích đọc truyện tranh, báo thì nay đã thích đọc những truyện dài, truyện ngắn, truyện trinh thám, sách kỹ năng sống, hạt giống tâm hồn, sách văn học, sách tìm hiểu khoa học tự nhiên, xã hộiĐiều đó cho thấy nhận thức của các em đã thay đổi sau khi được cán bộ thư viện tuyên truyền về tác dụng của việc đọc sách và hướng dẫn các kỹ năng đọc sách hiệu quả qua internet. Các em cũng rất tích cực tham gia các sân chơi, các cuộc thi online về sách mà nhà trường phát động. Ngoài ra, số lượng các thành viên đăng ký vào “Câu lạc bộ em yêu sách” của nhà trường cũng ngày một tăng lên. Các thành viên trong câu lạc bộ đều ý thức được trách nhiệm của mình và luôn tuyên truyền với các bạn khác để câu lạc bộ thực sự là một ngôi nhà chung của những người có niềm đam mê với sách. Số lượng thành viên Số lượt truy cập Năm học “Câu lạc bộ những người Kho học liệu thư viện điện tử yêu sách” 2020-2021 30 589 2021-2022 55 1097 9/10
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_doi_moi_hinh_thuc_hoat_dong_thu_vien_t.pdf