SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giờ Đọc hiểu văn bản Ngữ văn 9 qua việc đa dạng hóa hoạt động khởi động

docx 20 trang sklop9 19/08/2024 870
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giờ Đọc hiểu văn bản Ngữ văn 9 qua việc đa dạng hóa hoạt động khởi động", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giờ Đọc hiểu văn bản Ngữ văn 9 qua việc đa dạng hóa hoạt động khởi động

SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giờ Đọc hiểu văn bản Ngữ văn 9 qua việc đa dạng hóa hoạt động khởi động
 1
 A. ĐẶT VẤN ĐỀ
 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Đất nước ta đang trên con đường đổi mới với nền công nghiệp hóa, hiện đại 
hóa đất nước và hội nhập kinh tế. Nó đòi hỏi một sự phát triển toàn diện về kinh 
tế - văn hóa – xã hội của toàn đất nước. Trước vấn đề đó Đảng và Nhà nước ta 
rất quan tâm tới giáo dục và đào tạo, đã có nhiều những nội dung giải pháp và 
cải cách giáo dục tiêu biểu như: chương trình SGK thay đổi, đưa công nghệ 
thông tin vào dạy học và đổi mới các phương pháp dạy họcĐó là một nhiệm 
vụ và yêu cầu cấp bách đối với mỗi giáo viên nói chung và với giáo viên dạy 
môn Ngữ văn nói riêng. 
 Người giáo viên nói chung và giáo viên Ngữ văn nói riêng cần nhận thức 
được vị trí, vai trò quan trọng của các hoạt động trong một giờ học nói chung và 
hoạt động khởi động trong quá trình dạy học định hướng phát triển năng lực cho 
học sinh nói riêng.
 Trong quá trình lên lớp, tôi nhận thấy các em chưa hứng thú tham gia bài 
học. Tôi băn khoăn, suy nghĩ rất nhiều và thấy việc truyền cảm hứng, gây hứng 
thú học tập cho học sinh rất quan trọng và cần thiết. Làm gì để thắp lửa đam mê 
ở các em với môn học này? Và rồi tôi nhận thấy hoạt động khởi động có thể 
khơi gợi hứng thú, khơi dậy đam mê, bồi đắp tình yêu với môn học. Nếu tổ chức 
tốt hoạt động này sẽ tạo ra một tâm lý hưng phấn, tự nhiên để lôi kéo học sinh 
vào giờ học. Hơn nữa, nếu càng đa dạng thì sẽ luôn tạo nên những bất ngờ thú vị 
cho học sinh. Vì thế người học sẽ không còn cảm giác mệt mỏi, nhàm chán, 
nặng nề, lo lắng như khi giáo viên kiểm tra bài cũ. Các em sẽ được thoải mái 
tham gia vào hoạt động học tập, giờ học cũng bớt sự căng thẳng khô khan cho 
nên tôi mạnh dạn xây dựng “ Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giờ Đọc hiểu 
văn bản Ngữ văn 9 qua việc đa dạng hóa hoạt động khởi động”.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu và triển khai theo hướng đa dạng hóa hoạt động khởi động , phù hợp 
với từng tiết dạy văn bản Ngữ văn lớp 9, tạo động cơ học tập đúng đắn cho học 
sinh.
- Đổi mới phương pháp giảng dạy, gây hứng thú học tập môn Ngữ văn cho học 
sinh, góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng giờ Đọc hiểu văn bản nói riêng và 
chất lương bộ môn Ngữ văn nói chung. 3
 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
- Mỗi tiết học là một hoạt động tổng thể diễn ra trong thời gian 45 phút bao gồm 
04 hoạt động là:
 + Hoạt động khởi động; 
 + Hoạt động hình thành kiến thứ mới; 
 + Hoạt động luyện tập; 
 + Hoạt động vận dụng.
-Trong đó hoạt động khởi động có tác dụng khơi gợi, kích thích học sinh có 
mong muốn được tìm hiểu, khám phá bài học. Vì vậy, giáo viên phải có ý tưởng, 
biện pháp gợi mở vấn đề.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
 Thực tế các trường học hiện nay học sinh không thật hứng thú với môn Ngữ 
văn. Đặc biệt, môn Ngữ văn lại là môn học đòi hỏi học sinh phải học thuộc 
nhiều hơn những môn học khác, phải có những cảm thụ riêng, đôi khi phải viết 
những bài văn dài đến vài trang giấy. Vì thế, nhiều em không thích học môn 
Văn, trong các giờ học thường mệt mỏi, buồn ngủ, nói chuyện riêng, dẫn đến 
không tiếp thu được kiến thức bài học. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến kết quả 
học tập bộ môn.
 Lâu nay, trong dạy học môn Ngữ văn, đôi khi thầy cô xem nhẹ việc tạo tâm 
thế cho học sinh khi học bài mới. Khi thiết kế bài soạn, chúng ta thường làm 
theo hình thức giới thiệu qua một chút để vào bài, còn chỉ chú trọng việc truyền 
thụ kiến thức bài học mới. Hoặc cũng có khi giáo viên vào bài bằng những lời 
mượt mà, trơn tru với câu từ bay bổng. Tuy nhiên, lời vào bài có hay đến đâu 
cũng chỉ là hoạt động khởi động cho giáo viên là chủ yếu. Học sinh vẫn đóng 
vai trò thụ động lắng nghe, còn cảm xúc, hứng thú chỉ là sự “lây lan” từ giáo 
viên sang học sinh chứ không phải được khơi dậy từ hoạt động của học sinh. 
Hơn nữa, việc ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên trong một số tình 
huống chưa tốt nên còn ngại trong việc đổi mới phương pháp dạy học theo 
hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong hoạt động khởi động. Bởi vậy 
rất hạn chế trong việc tạo ra ở học sinh những hứng thú, ham muốn học Văn.
 Tại trường THCS Phú Sơn nơi tôi công tác, giáo viên bắt nhịp nhanh với 
vấn đề đổi mới phương pháp dạy học. Chính vì vậy, nhiều giờ học đều được sử 
dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong đó có hoạt động khởi 
động với nhiều hình thức khác nhau. Bởi vậy, tôi cũng có điều kiện để học hỏi 
được những kinh nghiệm quý báu của đồng nghiệp về cách tổ chức hoạt động 5
 Qua kết quả trên cho thấy tỉ lệ học sinh có hứng thú với giờ đọc hiểu môn Ngữ 
văn còn ít. Điểm số học tập của các em chưa cao, nhiều em còn thiếu kiến thức 
cơ bản. Có lẽ do sự ảnh hưởng của dịch bệnh Covid trong năm học 2021 – 
2022, các em phải học online nhiều, sự tương tác với bạn bè, giáo viên còn hạn 
chế nên chất lượng học tập chưa cao. Bên cạnh đó, địa bàn là vùng nông thôn, 
điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, phụ huynh mải làm ăn chưa thật quan 
tâm tới việc học của con cái. Ngay từ đầu năm học một số học sinh có tâm lý, tư 
tưởng sẽ không thi vào cấp 3 mà đi học nghề luôn nên không hứng thú với việc 
học. Hơn nữa với những năm học trước đa phần giáo viên vào bài bằng việc 
kiểm tra bài cũ khiến các em căng thẳng, mệt mỏi. Những hạn chế này khiến cho 
các em càng khó khăn hơn trong việc tiếp thu và hứng thú với môn Ngữ văn. 
 Với những khó khăn trên khiến tôi luôn trăn trở làm thế nào để tổ chức 
được một giờ dạy – học Ngữ văn hiệu quả nhất. Bằng kinh nghiệm giảng dạy, 
tôi nhận thấy rằng: áp dụng tốt việc đa dạng hoá hoạt động khởi động vào các 
tiết dạy là điều quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn, đặc 
biệt là giờ Đọc hiểu văn bản. Vì khởi động bài học hiệu quả sẽ tạo ra cơ hội cho 
các em tự làm sống lại những kiến thức nền đã có, cần thiết cho việc học bài 
mới. Đó là một tiền đề để thầy cô thiết kế hoạt động khởi động. Giá trị của hoạt 
động khởi động ở chỗ chỉ cần từ 2 đến 3 phút là giáo viên có thể tổ chức được 
để dẫn dắt vào bài học. Từ đó gây hứng thú học tập bộ môn và đem lại thành 
công cho tiết dạy Ngữ văn nói chung và giờ Đọc hiểu văn bản nói riêng.
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIỜ ĐỌC 
HIỂU VĂN BẢN NGỮ VĂN 9 QUA VIỆC ĐA DẠNG HÓA 
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
 Để khởi động giờ học, có nhiều cách thức tổ chức khác nhau. Điều cốt 
yếu là giáo viên cần nắm được các tiêu chí của hoạt động này để vận dụng cho 
phù hợp với bài học, với đối tượng học sinh.
 Tiêu chí của hoạt động khởi động là thời gian không nhiều (thông thường 
thực hiện khoảng 2 phút. Nếu tích hợp với ôn lại kiến thức đã học có thể sử 
dụng 3-5 phút). Hình thức tổ chức phải sinh động, hấp dẫn, có sức lôi cuốn đối 
với học sinh. Nội dung khởi động phải tạo ra được tình huống có vấn đề liên 
quan tới nội dung của bài học và gắn kết với hoạt động tiếp theo. 7
- Mục đích: là giúp HS cảm nhận được nét độc đáo của hình tượng những chiếc 
xe không kính cùng hình ảnh những người lính lái xe Trường Sơn thời chống Mĩ 
cứu nước hiên ngang, dũng cảm, lạc quan, sôi nổi. 
- Cách thực hiện: Trước tiên, tôi giới thiệu với HS: Bài hát “Tôi, người lái xe” 
của nhạc sĩ An Chung mà các em sẽ nghe sau đây hát về những người lính lái xe 
vận tải chở hàng hóa, lương thực từ Bắc vào Nam trên tuyến đường Trường Sơn 
những năm chống Mĩ. Sau đó, tôi cho HS nghe một đoạn của bài hát, đồng thời 
chiếu lời của đoạn bài hát đó trên màn hình. Sau đó hỏi học sinh: Qua lời của 
bài hát trên, em cảm nhận được những điều gì về người lính lái xe Trường Sơn? 
Từ câu trả lời của học sinh, tôi dẫn dắt để vào bài mới.
2. Biện pháp khởi động thông qua việc đóng vai nhân vật văn học, sân khấu 
hóa tác phẩm văn học 
 Đây là hình thức không quá mới nhưng nó giúp học sinh có ý thức nghiên 
cứu văn bản trước đó, biết chọn lọc chi tiết để làm nổi bật văn bản. Qua đó học 
sinh tăng tính đoàn kết, biết lắng nghe và thấu hiểu lẫn nhau. Nhiều học sinh thể 
hiện được sở trường, năng khiếu của mình.
 Ví dụ: Dùng hoạt cảnh tự hs đóng vai nhân vật Ông Sáu, Bác Ba sau 8 năm 
xa cách về thăm nhà trong văn bản “ Chiếc lược ngà ” của Nguyễn Quang 
Sáng
- Mục đích: Hs phải đọc hiểu được nhân vật, nhớ được nội dung chính của văn 
bản...
- Cách thực hiện: Tôi giao cho các nhóm học sinh về chuẩn bị bài ở nhà và 
khuyến khích các nhóm xây dựng nội dung bài bằng hoạt cảnh để sân khấu hóa 
tác phẩm. Các nhóm tự tập luận và xung phong biểu diễn hoạt cảnh của nhóm 
mình trước giờ học. Tôi sẽ đạt câu hỏi cho học sinh để dẫn vào bài.
 Hình ảnh minh họa: 9
 + Mỗi học sinh chọn một số tương ứng với câu hỏi
 + Khi chiếu bộ câu hỏi có đan xen nhạc bài hát “ Mẹ yêu” 
 + Các em được quyền đưa ra từ chìa khóa o chữ hàng dọc trước khi lật 
hết các đáp án.
 - Nêu vấn đề: Em có nhận xét gì về tình mẫu tử?
Tôi chếu bảng câu hỏi gồm 10 câu hàng ngang. Học sinh trả lời đúng hết thì ô 
chữ hàng dọc xuất hiện ra chủ đề của bài mới và tôi dẫn vào bài.
- Nếu học sinh không trả lời được hết số câu hàng ngang khiến cho ô hàng dọc 
bị che khuất thì có thể cho học sinh đoán chủ đề để dẫn vào bài. 
 Hình ảnh minh họa
 Ví dụ 2: “Thi tài hiểu biết lịch sử của em”- Vận dụng cho hoạt động khởi 
động khi dạy văn bản “Hoàng Lê nhất thống chí” (hồi thứ 14) của Ngô Gia 
Văn Phái
- Mục đích: Một trong những mục tiêu bài học là giúp HS cảm nhận được vẻ 
đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc Quang Trung -Nguyễn Huệ trong 
chiến công đại phá quân Thanh cuối thế kỉ XVIII. 
- Cách tổ chức: Chia lớp làm 4 đội thi. Giáo viên đọc các sự kiện có liên quan 
hoặc chiến công, sự nghiệp của một số nhân vật lịch sử, sau đó yêu cầu các đội 
nói tên nhân vật, đội nào giơ tay trước sẽ được quyền trả lời. Đội thi nào chiến 
thắng sẽ nhận được một tràng vỗ tay chúc mừng của cả lớp hoặc phần thưởng 
của cô giáo. 11
 Câu 5: Người chịu oan án Lệ Chi 
 Viên, tác giả của tập thơ Nôm nổi 
 tiếng “Quốc âm thi tập”, “Bài ca Côn 
 Sơn” là ai? (Đáp án: Nguyễn Trãi)
 Từ các nhân vật lịch sử trên, tôi giới thiệu với các em về người anh hùng 
Quang Trung – Nguyễn Huệ, nhân vật chính của văn bản “Hoàng lê nhất thống 
chí” hồi thứ 14:
 Áp dụng hoạt động khởi động trên không những giúp HS nhớ lại kiến thức 
liên môn Văn - Sử mà còn giúp các em có tâm lý vui vẻ, hào hứng để bước vào 
nội dung chính bài học.
4 . Biện pháp khởi động bằng cách dùng các video tư liệu phim ảnh
 Dạy học Ngữ văn, giáo viên không chỉ chú ý đến tri thức mà cần chú ý đến 
cảm xúc người học. Khi sử dụng loại hình tư liệu video, phim ảnh sẽ tạo ra sức 13
Tôi đã lựa chọn đoạn video có cảnh các cô làm nhiệm vụ phá bom thông đường, 
cảnh các cô lao vào cứu những chiếc xe vận tải bị cháy do trúng bom Mĩ. Vì vậy 
rất dễ dàng để HS trả lời được hoàn cảnh sống và chiến đấu của các cô là rất 
hiểm nguy, đầy gian khổ hi sinh. Từ đó, tôi dẫn dắt để vào bài: Trong hoàn cảnh 
như thế, các cô thanh niên xung phong đã sống, chiến đấu như thế nào và bộc lộ 
những phẩm chất gì, chúng ta sẽ tìm hiểu truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” 
của Lê Minh Khuê
- Hình ảnh minh họa :
 Như vậy, với những hình thức khởi động bằng hình ảnh như trên, tôi định 
hướng kiến thức trọng tâm bài mới và tạo tâm lý thoải mái, hứng thú cho các em 
để vào học.
5. Biện pháp khởi động bằng những hình ảnh gắn với thực tiễn đời sống
 Phương pháp dạy học mới hiện nay luôn gắn nội dung bài học với các vấn đề 
trong thực tiễn đời sống. Vì vậy, khi chọn cách khởi động này, giáo viên dễ dàng 
lồng ghép việc giáo dục cho học sinh kĩ năng sống, cách xử lí tình huống cụ thể.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_gio_doc_hieu_van_ban.docx