SKKN Một số biện pháp phát huy tính tự quản của học sinh trong mô hình trường học mới VNEN
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát huy tính tự quản của học sinh trong mô hình trường học mới VNEN", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phát huy tính tự quản của học sinh trong mô hình trường học mới VNEN
Một số biện pháp phát huy tính tự quản của HS trong mô hình trường học mới VNEN MỤC LỤC Trang I. PHẦN MỞ ĐẦU.. 2 1. Lý do chọn đề tài.. 2 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.. 3 3. Đối tượng nghiên cứu.. 4 4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu.. 4 5. Phương pháp nghiên cứu.. 4 II. PHẦN NỘI DUNG 4 1. Cơ sở lý luận 4 2. Thực trạng 4 3. Giải pháp, biện pháp 9 4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm.24 III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.24 I1. Kết luận...24 2. Kiến nghị...25 Tài liệu tham khảo.27 Trường THCS Buôn Trấp Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Trà 1 Một số biện pháp phát huy tính tự quản của HS trong mô hình trường học mới VNEN mẻ và các giáo viên không tránh khỏi những lúng túng trong cách thực hiện, đặc biệt là công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên và việc phát huy vai trò của Hội đồng tự quản học sinh. Với những lý do trên, tôi đã mạnh dạn tìm hiểu và chia sẻ một số kinh nghiệm trong việc phát huy vai trò của Hội đồng tự quản học sinh qua đề tài “Một số biện pháp phát huy tính tự quản của học sinh trong mô hình trường học mới VNEN” để các đồng nghiệp có thể tham khảo. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài - Rèn luyện khả năng viết, khả năng phân tích, tổng hợp, đánh giá cũng như làm quen với công tác viết sáng kiến kinh nghiệm. - Giúp Hội đồng tự quản lớp tự tin, nâng cao năng lực quản lí, giám sát, điều hành các hoạt động của lớp. - Đề xuất một số biện pháp nhằm phát huy tính tự quản của học sinh khi tham gia mô hình trường học mới VNEN. - Kết luận, kiến nghị, đề xuất về những vấn đề liên quan tới đề tài. 3. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp phát huy tính tự quản của học sinh trong mô hình trường học mới VNEN. 4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu Do hạn chế về thời gian và khả năng nghiên cứu nên việc nghiên cứu chỉ tập trung vào việc đưa ra một số biện pháp mang tính khả thi và có hiệu quả trong việc phát huy tính tự quản của học sinh trong mô hình trường học mới VNEN. Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp VNEN khối 6,7 - Trường THCS Buôn Trấp, Huyện Krông Ana, tỉnh ĐakLak. Trường THCS Buôn Trấp Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Trà 3 Một số biện pháp phát huy tính tự quản của HS trong mô hình trường học mới VNEN 2.1. Thuận lợi, khó khăn: * Thuận lợi: - Trường THCS Buôn Trấp là một ngôi trường nằm ở trung tâm thị trấn Buôn Trấp và là một ngôi trường có nhiều thành tích trong công tác dạy và học của ngành Giáo dục Huyện Krông Ana trong nhiều năm qua. Đa số phụ huynh đều rất quan tâm đến việc học tập của con em, phần lớn các em có ý thức học tập tốt và rất hào hứng với môn học. - Là một trong hai ngôi trường THCS đầu tiên của Huyện Krông Ana được tham gia thí điểm, tiếp cận trước với mô hình VNEN nên cán bộ quản lý cũng như giáo viên dạy lớp VNEN của trường được tham gia tương đối đầy đủ các lớp tập huấn từ Bộ, Phòng Giáo dục tổ chức. Từ đó, giáo viên tiếp cận được gần hơn, cụ thể hơn với việc triển khai và thực hiện dạy học theo mô hình trường học mới VNEN. * Khó khăn: - Dạy học theo mô hình trường học mới VNEN là một khái niệm mới mẻ và tương đối lạ lẫm với nhà trường, với các em học sinh và đặc biệt là với các bậc phụ huynh, bước đầu triển khai thực hiện không tránh khỏi những lung túng nhất định; một số phụ huynh còn tỏ ra e ngại khi cho con theo học lớp VNEN. Bước đầu, các em vẫn còn bỡ ngỡ với các chức danh trong lớp học; vẫn chưa hiểu rõ vai trò của mình trong việc cùng nhau tự quản lớp học. - Cơ sở vật chất của nhà trường chưa thực sự đảm bảo cho việc học tập theo yêu cầu của mô hình trường học mới (2 lớp phải học chung một phòng nên khó khăn trong việc trang trí và học tập hai buổi, sĩ số học sinh trong một lớp khá đông chưa đáp ứng được yêu cầu về tổ chức lớp học đối với một lớp VNEN) - Tài liệu học tập và tham khảo vẫn còn một số bất cập nhất định ( thiếu tài liệu học tập, một số nội dung còn thừa) Trường THCS Buôn Trấp Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Trà 5 Một số biện pháp phát huy tính tự quản của HS trong mô hình trường học mới VNEN - Nhà trường luôn tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các đợt Tập huấn, chuyên đề để giáo viên được học tập, giao lưu và trao đổi kinh nghiệm giữa các đồng nghiệp với nhau. * Mặt yếu: - Một số giáo viên chuyên trách còn lung túng trong việc việc tổ chức lớp học theo mô hình mới, học sinh còn lúng túng trong việc tự quản lớp học. - Ở một số tiết học, Hội đồng tự quản chưa phát huy hết vai trò của mình dẫn đến nề nếp lớp chưa thực sự tốt, còn gây ồn ào. 2.4. Các nguyên nhân, yếu tố tác động: - Mô hình trường học mới VNEN đang trong lộ trình thử nghiệm và hoàn thiện ở bậc THCS nên các cấp quản lý cũng như giáo viên và học sinh còn gặp nhiều khó khăn trong khâu thực hiện. - Học sinh chưa được tiếp xúc với mô hình mới ở Tiểu học nên bước đầu còn nhiều bỡ ngỡ, chưa thực sự mạnh dạn, tự tin trong quá trình học tập. - Một số phụ huynh còn tỏ ra e ngại khi cho con theo học mô hình này nên dẫn đến chưa thực sự phối hợp tốt với nhà trường trong việc hướng dẫn con em mình học tập. - HS không được đi tham quan thực tế để học hỏi kinh nghiệm trong việc tự quản lớp nên quá trình thực hiện chưa thực sự hiệu quả. - Hội đồng tự quản vẫn còn phụ thuộc nhiều vào sự hướng dẫn, điều hành của giáo viên; các em chưa nắm rõ được nhiệm vụ, chưa thực sự năng động trong việc điều hành nhóm, lớp một cách có hiệu quả. 2.5.Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra Từ năm học 2014 – 2015, trường THCS Buôn Trấp đã áp dụng thực hiện việc giảng dạy theo mô hình trường học mới VNEN ở hai lớp 6. Năm học 2015 – 2016, trường thực hiện tiếp chương trình của lớp 7. Bên cạnh một số những ưu Trường THCS Buôn Trấp Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Trà 7 Một số biện pháp phát huy tính tự quản của HS trong mô hình trường học mới VNEN của một buổi bầu Hội đồng tự quản, chưa khuyến khích được sự tự giác của các em, chưa hướng các em đến với các tiêu chí cụ thể để có được một Hội đồng tự quản học sinh hoạt động tốt và có hiệu quả. Trong tiết học, một số giáo viên còn quen với phương pháp dạy truyền thống, khả năng tổ chức hoạt động nhóm, quan sát, hướng dẫn, điều hành các hoạt động còn hạn chế. Chính vì lý do đó nên việc đưa ra một số biện pháp nhằm phát huy vai trò của Hội đồng tự quản học sinh để giáo viên tham khảo, học hỏi là hết sức cần thiết. Điều này giúp họ có bước đi đúng đắn hơn trong việc thành lập hội đồng tự quản tốt và biết cách hỗ trợ các em trong các hoạt động để đáp ứng theo yêu cầu của mô hình. 3. Giải pháp, biện pháp 3.1. Mục tiêu của biện pháp, giải pháp - Đưa ra những biện pháp, cách thức thực hiện tối ưu nhất trong việc phát huy tính tự quản của học sinh trong mô hình trường học mới VNEN ở trường THCS, làm cơ sở để các giáo viên cùng tham khảo và thực hiện. - Khắc phục những tồn tại của giáo viên và học sinh trong việc chưa phát huy tốt vai trò của Hội đồng tự quản trong mô hình VNEN. - Đưa ra kịch bản bầu Hội đồng tự quản đã được triển khai để giáo viên cùng tham khảo và vận dụng cho phù hợp với điều kiện trường mình. 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp, biện pháp Để đưa ra được các biện pháp, giải pháp trong việc phát huy tính tự quản của học sinh trong lớp học VNEN thì trước hết người giáo viên phải hiểu được khái niệm Hội đồng tự quản học sinh là gì? Hội đồng tự quản học sinh là một tổ chức của học sinh, do học sinh bầu ra ở từng lớp, dưới sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh để tổ chức các hoạt động học tập, vui chơi của chính học sinh; đồng thời quản lí, giám sát, điều chỉnh các hoạt động đó. Trường THCS Buôn Trấp Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Trà 9 Một số biện pháp phát huy tính tự quản của HS trong mô hình trường học mới VNEN - Tiến hành bầu cử: Giáo viên cử ra một em điều hành buổi bầu HĐTQHS. Các ứng viên lần lượt tranh cử bằng các bài thuyết trình của mình. Giáo viên nên khuyến khích học sinh đứng trước lớp nói một cách lưu loát, không cầm giấy đọc. Ban kiểm phiếu tiến hành làm việc sau khi các bạn thuyết trình xong. Học sinh nào có số phiếu cao nhất sẽ trúng cử và giữ các vị trí chủ tịch, phó chủ tịch HĐTQHS. Các giáo viên có thể tham khảo Kịch bản bầu HĐTQHS mà tôi đã thực hiện tương đối thành công ở lớp tôi trong năm học 2015 - 2016 sau đây: KỊCH BẢN BẦU HỘI ĐỒNG TỰ QUẢN HỌC SINH CỦA LỚP 6A3 NĂM HỌC 2015 - 2016 Kính thưa các thầy giáo, cô giáo, các bậc phụ huynh cùng toàn thể các bạn học sinh đang có mặt trong buổi bầu Hội đồng tự quản của lớp 6a3 ngày hôm nay! Em xin tự giới thiệu, em tên là .trưởng ban đối ngoại (tạm thời), năm học 2015/2016 . Em là người trực tiếp dẫn chương trình trong buổi tổ chức lớp học ngày hôm nay. Được sự đồng ý của ban giám trường THCS Buôn Trấp, hôm nay, lớp 6a3 tổ chức bầu hội đồng tự quản học sinh năm học 2015 -2016 . Đó chính là lí do của buổi Bầu cử hôm nay . Em xin trân trọng được giới thiệu: Về dự với tập thể lớp 6a3 hôm nay, về phía lãnh đạo nhà trường: Về phía cha me học sinh :....................... Ngoài ra xin được nhiệt liệt đón chào các thầy cô giáo cùng toàn thể.bạn học sinh lớp 6a3 có mặt trong ngày hôm nay . Kính thưa quý vị đại biểu, quý thầy cô giáo và các bạn học sinh! Trường THCS Buôn Trấp Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Trà 11 Một số biện pháp phát huy tính tự quản của HS trong mô hình trường học mới VNEN Chúng ta đã được xác định là tham gia hội đồng tự quản là bổn phận và trách nhiệm hết lòng vì tập thể của tất cả các thành viên trong lớp nhằm mang lại lợi ích cho tập thể. Dựa vào các tiêu chí và mục đích trên, có bạn nào tự tin giơ tay tự ứng cử mình vào vị trí hội đồng tự quản không ? Người điều khiển cử thư ký ghi lên bảng danh sách ứng cử, đề cử Còn các bạn, các bạn có đề cử những bạn có những tiêu chí ấy để đưa vào vị trí HĐTQ không? (Thư ký chốt danh sách trên bảng) Đề nghị các bạn ứng cử và được đề cử chuẩn bị phần tranh cử của mình. Trong khi chờ đợi các bạn chuẩn bị nội dung tranh cử, đề nghị cả lớp bầu ra Ban kiểm phiếu, trong đó có 1 trưởng ban, 1 phó ban và 1 thư ký. Trước hết chúng ta đưa ra những tiêu chí của Ban kiểm phiếu. Đề nghị các bạn cho ý kiến về những tiêu chí của Ban kiểm phiếu. ( các bạn ý kiến – chốt ý kiến) Các bạn hãy dựa vào những tiêu chí trên để bầu ra ban kiểm phiếu cho việc bầu HĐTQ (thư ký ghi danh sách Ban kiểm phiếu) Sau đây, xin mời các bạn lên tranh cử bằng các bài thuyết trình của mình (Lần lượt mời các bạn lên trình bày bài tranh cử) Vừa rồi các bạn đã được nghe các bài tranh cử của các ứng viên, rất ngắn gọn và cũng đầy quyết tâm phải không? Chắc chắn lúc này đây, các bạn đã có sự lựa chọn riêng cho mình. Tuy nhiên, để các bạn biết rõ hơn về thể lệ bầu cử và sự phân minh công bằng cho các ứng viên, mình xin mời Ban kiểm phiếu lên làm việc. Trong lúc chờ đợi ban kiểm phiếu lên làm việc, sau đây sẽ là phần giao lưu văn nghệ. Xin mời bạn Linh Linh, trưởng ban văn nghệ tạm thời lên điều hành (giao lưu văn nghệ) Trường THCS Buôn Trấp Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Trà 13
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_phat_huy_tinh_tu_quan_cua_hoc_sinh_tro.doc