SKKN Một số giải pháp nâng cao kĩ năng làm bài tập và bài thi trắc nghiệm Tiếng Anh trong kì thi tuyển sinh vào Lớp 10 cho học sinh Lớp 9 tại trường THCS Nguyễn Hiền

pdf 36 trang sklop9 04/06/2024 1340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao kĩ năng làm bài tập và bài thi trắc nghiệm Tiếng Anh trong kì thi tuyển sinh vào Lớp 10 cho học sinh Lớp 9 tại trường THCS Nguyễn Hiền", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp nâng cao kĩ năng làm bài tập và bài thi trắc nghiệm Tiếng Anh trong kì thi tuyển sinh vào Lớp 10 cho học sinh Lớp 9 tại trường THCS Nguyễn Hiền

SKKN Một số giải pháp nâng cao kĩ năng làm bài tập và bài thi trắc nghiệm Tiếng Anh trong kì thi tuyển sinh vào Lớp 10 cho học sinh Lớp 9 tại trường THCS Nguyễn Hiền
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ NHA TRANG 
 TRƯỜNG THCS NGUYỄN HIỀN 
 SÁNG KIẾN 
 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KĨ NĂNG LÀM BÀI TẬP VÀ BÀI THI 
TRẮC NGHIỆM TIẾNG ANH TRONG KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 
 CHO HS LỚP 9 TẠI TRƯỜNG THCS NGUYỄN HIỀN 
 Tên tác giả: LÊ THỊ ÁI PHƯƠNG 
 NĂM HỌC 2021 – 2022 
 MỤC LỤC 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 
 1. Sự cần thiết của đề tài ..................................................................................... 1 
 2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 2 
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ .................................................................................. 3 
 1. Thực trạng của vấn đề cần giải quyết .............................................................. 3 
 2. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 5 
 3. Đánh giá đề tài .............................................................................................. 30 
 4. Tổ chức thu thập minh chứng ........................................................................ 31 
III. KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ .................................................................... 32 
 1. Kết luận ........................................................................................................ 32 
 2. Khuyến nghị.................................................................................................. 32 
 2 
làm bài bằng cách bấm máy tính để chọn đáp án ngẫu nhiên hoặc bị điểm liệt (0) ? 
Làm sao có thể giúp các em suy đoán khi gặp những câu hỏi khó ? Với ý nghĩ đó, 
tôi xin đưa ra một số giải pháp và một vài kinh nghiệm để giúp giáo viên định 
hướng cho học sinh rèn luyện kỹ năng khi sử dụng bài tập và làm bài thi trắc 
nghiệm đạt hiệu quả cao nhất. Đó cũng là lý do tôi chọn đề tài “Một vài giải pháp 
nâng cao kĩ năng làm bài tập và bài thi trắc nghiệm Tiếng Anh trong kì thi 
tuyển sinh vào lớp 10 cho HS lớp 9 tại trường THCS Nguyễn Hiền” 
 2. Mục tiêu nghiên cứu 
 Đối với môn ngoại ngữ nói chung và môn Tiếng Anh nói riêng, học sinh cần 
nắm vững cấu trúc đề thi do Sở Giáo Dục và Đào Tạo ban hành. Đề thi hàng năm 
thể hiện rất rõ những vấn đề cơ bản như: Ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, giới từ, từ 
đồng nghĩa, từ trái nghĩa, kĩ năng giao tiếp và đọc hiểu. 
 Một số học sinh chưa quen với kiểu bài làm trắc nghiệm, chưa nhận dạng 
được đề thi, chưa biết cách làm bài hiệu quả. Chính vì vậy đòi hỏi học sinh cần một 
số kiến thức và kĩ năng để làm bài đạt điểm cao. 
 Khi biết cách làm bài thi trắc nghiệm sẽ làm các em thay đổi ý thức, thái độ 
học tập của học sinh, giúp các em tự tin khi làm bài và đạt kết quả cao trong khi 
làm bài kiểm tra cũng như kì thi tuyển sinh vào lớp 10. 4 
sung, hoàn chỉnh hoặc điều chỉnh sao cho nó hoàn toàn đúng với thực tế và bảo 
đảm được chính xác khoa học của nội dung kiến thức ấy 
 b. Phân loại 
 Với khái niệm đó, chúng ta thấy đối với môn Tiếng Anh có rất nhiều dạng 
cho nhiều kiểu bài khác nhau. Một đề thi trắc nghiệm thường có 5 dạng bài cơ bản: 
Dạng bài ngữ âm (phonetics), dạng bài xác định lỗi sai trong 4 phần gạch chân, 
dạng bài lựa chọn đáp án đúng (mutilple choice) phần từ vựng, dạng bài lựa chọn 
đáp án đúng phần ngữ pháp, dạng bài đọc hiểu (Gap fill / True or False) ... Trong 5 
dạng trên, dạng bài ngữ âm được đưa vào dạy tại các trường là rất ít nên rất khó đối 
với các em. Với dạng bài này, sai lầm các em hay gặp phải là không xác định được 
trọng âm cũng như nguyên tắc phát âm cơ bản. Tuy cùng một chữ cái nhưng cách 
phát âm có thể khác nhau (phụ thuộc vào sự kết hợp với các yếu tố còn lại của từ). 
 Có một dạng bài HS tương đối “sợ”, đó là dạng bài xác định lỗi sai trong số 
4 phần gạch chân. Người ra đề đưa ra một câu tiếng Anh có gạch chân 4 chỗ, trong 
đó có một chỗ sai. Câu hỏi sẽ là yêu cầu HS xác định chỗ sai. Đây là phần kiến 
thức tổng hợp. Lỗi sai ở đây có thể thuộc về kiến thức từ vựng, có thể thuộc về kiến 
thức ngữ pháp hoặc cấu trúc câu. HS phải có kiến thức ngữ pháp thật chắc chắn 
mới dễ vượt qua dạng bài này. 
 Bên cạnh đó, có hai dạng bài tương đối quen thuộc với HS, đó là lựa chọn 
đáp án đúng phần ngữ pháp và phần từ vựng. Dạng bài này trong các bài kiểm tra 
trên lớp hoặc ở các kỳ thi học kỳ các em đã rất quen rồi nên khi làm bài các em 
cảm thấy dễ, nhưng vì thế mà sẽ dễ nảy sinh tâm lý chủ quan nên đôi khi bất cẩn 
làm mất điểm một cách đáng tiếc. 
 Một dạng bài khác - dạng bài mà HS ít được điểm tối đa - đó là đọc hiểu. 
Người ra đề đưa ra một bài đọc, rồi đặt câu hỏi với bài đọc này. Kèm theo câu hỏi 
là 4 câu trả lời. HS sẽ phải dựa vào nội dung bài đọc để chọn câu trả lời đúng. 
Trong bài đọc, ngôn ngữ phong phú và cũng thường xuất hiện nhiều từ mới. Trong 
khi đó, HS thường chưa quen với kỹ năng đọc. Các em có thói quen dịch nghĩa của 
từng từ (word by word), gặp từ mới là HS lại muốn làm rõ ngọn ngành nghĩa của 
từng từ, từng câu. Rất mất thời gian và không cần thiết. Nếu các em biết cách nắm 
bắt ý chính của cả đoạn và bài, không nên đi sâu vào nghĩa đơn lẻ của từ, cụm từ thì 
các em có thể làm được một cách tốt nhất. Một khó khăn khác của dạng bài này là 
có những câu hỏi mang tính khái quát. Các câu trả lời đưa ra cho HS lựa chọn đúng 
đôi khi 3/4 câu trả lời đều có các yếu tố xuất hiện trong bài. Nếu HS không cẩn 
thận, cứ nhìn thấy có một cụm từ hoặc một ý gì đó trùng nhau (xuất hiện trong bài) 
thì lập tức các em khoanh vào đáp án ấy (chọn nhầm đáp án). Thay vào đó, HS cần 
đọc để nắm ý của câu, của đoạn và của cả bài khóa. Ví dụ, có những câu hỏi về ý 
chính của bài mà 4 câu trả lời đưa ra thì có tới 3 câu liên quan tới ý của bài. Vì vậy, 6 
 1. A. mountainous B. product C. Literature D. Unforgettable 
 2. A. southern B. highland C. Clothing D. experience 
 3. A. following B. including C. Poultry D. worship 
 Keys: 1. D, 2. D, 3. B 
 Như thế vừa giúp các em ôn lại kiến thức vừa giúp các em rèn luyện kỹ năng 
dạng bài tập này một cách chắc chắn. Ngoài ra bằng những ví dụ minh họa và Sơ 
đồ tư duy (Mind Map), và đôi khi sử dụng một số mẹo để giúp các em ghi nhớ 
các quy luật một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn. 
 II. VOCABULARY AND STRUCTURES: 
 Học sinh cần xác định yêu cầu của từng câu trắc nghiệm, chia thì, dạng động 
từ, cấu trúc câu hay kiểm tra từ vựng. Chú ý gạch chân dấu hiệu thời gian, dạng 
động từ: to infinitive, bare infinitive, gerund (Ving), present participle or past 
participle, các cấu trúc câu liên quan đến dạng động từ: conditional sentences type 
1 and type 2, polite request with " Would you mind / do you mind + Ving ?. Would 
you mind if I + V (simple past) ?, Do you mind if I + V (simple present) ?, wish 
clauses, reported speech, passive voice, S1 + would rather + S2 + V (simple past), 
It is time + S + V (simple past). 
 GV hướng dẫn cho học sinh “ khi chia thì bất kì động từ nào cũng phải lưu ý 
đến thể chủ động và thể bị động ; thể khẳng định, phủ định hay nghi vấn. GV cũng 
nêu ra một số cấu trúc về sự kết hợp giữa các thì (Hiện tại đơn và tương lai đơn / 
quá khứ đơn và quá khứ tiếp diễn / quá khứ đơn và hiện tại hoàn thành) 
 Đối với câu chọn dạng đúng của động từ (verb form) - Gv nên chỉ rõ các 
dạng của động từ + V (bare infinitive) + V (to - infinitive) + V - ing V (p.p) -GV 
cung cấp cho học sinh các cấu trúc liên quan đến các dạng động từ và hệ thống rõ 
ràng từng dạng một cho học sinh dễ học 
 1) V (bare infinitive): 
 - modal verbs + V (bare infinitive) 
 -let / make / watch / see / hear / help + O + V (bare infinitive) 
 -Let's / why don't we / why don't you.. / Shall we... / Should we.... + V (bare 
infinitive) 
 -Can / will / would / could you + V (bare infinitive)... ? 
 -used to + V (bare infinitive).... - Would rather + V (bare infinitive)..... (than 
+ V (bare infinitive).... 
 2) V to infinitive: 8 
nhận biết thì dựa vào dấu hiệu đó để chọn đáp án thích hợp, còn trước chỗ trống là 
một động từ thì dựa vào động từ đó để chọn đáp án có dạng động từ thích hợp - 
Hơn thế nữa, giáo viên có thể sử dụng bản đồ tư duy đề ôn tập củng cố các thì và 
các dạng động từ. Đối với dạng bài tập chọn từ loại thích hợp để điền vào chỗ trống 
GV nêu rõ cho hs đối với loại bài tập này, hs cần xác định từ loại còn thiếu. GV 
nêu ra một số cấu trúc và vị trí từ cơ bản: 
 - S + linking verbs (be / feel / seem / keep / taste / smell / sound / get / 
become /...) + adj. 
 - a / an / the / some / any /......+ adj. + N 
 a / an / the / some / any / this / that /... + (adj.) + N + V (chia thi). 
 -S + be + a / an + N -preposition + V - ing 
 - adverb of manner + adj. 
 -S + V (chia thi) + (O) + adv. of manner 
 - S + adv. of manner + V (chia thi) + (0) 
 -Adverb of manner, S + V (chia thì) + (0) 
 -S + be + adv. of manner + p.p..... + (by +0) 
 GV giải thích một số biến đổi: 
 -Nếu xác định từ cần điền là động từ, hs phải lưu ý đến thì và dạng + thì 
động từ dựa vào dấu hiệu và ngữ cảnh + dạng động từ dựa vào cấu trúc 
 -Nếu xác định từ cần điền là danh từ, bước đầu tiên hs phải lưu ý đến là 
danh từ đếm được hay không đếm được ; nếu là danh từ đếm được thì xác định tiếp 
theo danh từ số nhiều hay số ít. Nếu là số ít thì trước từ đó thường có sẵn “ a / an ”, 
hoặc giúp hs dựa vào cách chia động từ mà ta biết đó là danh từ số ít hay danh từ 
không đếm được. Nếu danh từ đó không phù hợp nghĩa thì ta xét đến danh từ 
ngược nghĩa (nếu có) 
 -Nếu xác định từ cần điền là tính từ hoặc trạng từ Hs phải lưu ý đến trường 
hợp tính từ trạng từ ngược nghĩa 
 - Ở dạng câu trắc nghiệm đòi hỏi chọn từ đồng nghĩa (closest), hoặc trái 
nghĩa (opposite) thì yêu cầu hs đọc kĩ yêu cầu đọc kĩ yêu cầu đề bài, vì ở dạng câu 
trắc nghiệm này học sinh rất dễ bị nhầm lẫn. 
 Ex: Mark the letter A, B, C, D on your answer sheet to indicate the 
word(s) OPPOSITE in meaning to the underlined word(s) in the following 
question 
 Math and English are compulsory subject on this course. 10 
 A. All right B. Yes, I’d love to C. No, I wouldn’t like D. Yes, I do 
 2. Hoa: Congratulations on your winning. 
 Minh: .. 
 A. That’s very kind of you. B. You are welcome 
 C. No, thanks. D. Yes, of course. 
 → Keys: 1. B 2. A 
 Ngoài ra, giáo viên phải giúp học sinh biết tập trung vào cái đúng. Như trên 
đã nói, để đạt được điểm cao trong các bài kiểm tra hay bài thi học sinh phải nắm 
được kiến thức một cách cơ bản có hệ thống: từ ngữ âm, ngữ pháp tới vựng. Nếu 
khi làm bài mà “ cái đầu trống rỗng ” thì cho dù có rèn luyện kỹ năng đến đâu cũng 
không thể làm bài được. Ví dụ trong Tiếng Anh cần chú ý nhất đến: trọng âm, phụ 
âm, nguyên âm, thời - dạng - thức, cách thành lập danh từ, tính từ... (tiền tố / hậu 
tố), quán từ, đại từ quan hệ, các loại câu,.. Nên giáo viên cần giúp học sinh hệ thống 
hóa lại những vấn đề phi hệ thống. 
 Bên cạnh đó, qui luật xóa mờ của trí nhớ sẽ làm ta không những quên mà 
còn loạn trí nhớ. Vì vậy, giáo viên cũng đừng vì học sinh quá “ sợ ” dạng bài sửa 
lỗi mà cho các em luyện tập nhiều. Giáo viên nên định hướng rõ cho các em trong 
trường hợp gặp phải lỗi sai của mình thì sau khi làm xong và được xác định đáp án, 
tuyệt đối không nhìn vào cái sai nữa, hãy tập trung cao độ vào cái đúng và nói liên 
tục vài lần, viết lại câu đúng đồng thời nhắm mắt nghĩ lại nó, sau đó tưởng tượng 
tình huống, như vậy sẽ nhớ rất lâu. Đây là một dạng của thiền: “ nhìn sâu, nghe 
sâu - tập trung cao độ ”. Nói ra tức là tạo đường mòn ngoại ngữ, tạo cách học 
xoáy ốc cho não bộ. Điều này giúp cho số học sinh từ chỗ phản nàn, “ khó chịu ” 
có thể sẽ quen và rất hoan nghênh. 
 III. READING : 
 Trong các đề thi tuyển sinh vào lớp 10 có hai dạng bài tập đọc hiểu chính: 
Dạng điền từ vào chỗ trống (guided cloze reading), nghĩa là chọn một đáp án thích 
hợp cho mỗi chỗ trống. Dạng bài tập dùng để kiểm tra khả năng sử dụng ngôn ngữ, 
khả năng phân tích. Dạng đọc hiểu (reading comprehension), nghĩa là chọn một 
đáp án thích hợp để trả lời mỗi câu hỏi. Dạng bài tập dùng để kiểm tra khả năng 
suy diễn, phân tích, tổng hợp và các yếu tố văn hóa. Đề thi tuyển sinh thường có 
hai bài đọc: bài điền từ vào chỗ trống với 5 câu hỏi có độ dài khoảng 80 từ, và bài 
đọc hiểu với 5 câu hỏi có độ dài khoảng 120 từ. 
 1. Kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm điền từ vào chỗ trống. 
 Dạng bài tập trắc nghiệm điền từ vào chỗ trống kiểm tra cả từ vựng lẫn ngữ 
pháp, đặc biệt là sự vận dụng kiến thức ngữ pháp và từ vựng trong ngữ cảnh của 

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_ki_nang_lam_bai_tap_va_bai_th.pdf