SKKN Một số giải pháp thu hút và tạo hứng thú cho học sinh khi học phần đọc - Hiểu văn bản môn Ngữ văn Lớp 9
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp thu hút và tạo hứng thú cho học sinh khi học phần đọc - Hiểu văn bản môn Ngữ văn Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp thu hút và tạo hứng thú cho học sinh khi học phần đọc - Hiểu văn bản môn Ngữ văn Lớp 9
PHÒNG GD & ĐT THÀNH PHỐ VINH --------------- -------------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT VÀ TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH KHI HỌC PHẦN ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 Năm học: 2021 – 2022 --------------- -------------- 1 DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT BẢNG KÍ HIỆU VIẾT TẮT GV : Giáo viên HS : Học sinh GDPT : Giáo dục phổ thông GD & ĐT : Giáo dục và Đào tạo PPDH : Phương pháp dạy học Nxb : Nhà xuất bản TV : Tiếng Việt VBTS : Văn bản tự sự SGK : Sách giáo khoa SGV : Sách giáo viên THCS : Trung học cơ sở DHTDA : Dạy học theo dự án SĐTD : Sơ đồ tư duy 3 ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT VÀ TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH KHI HỌC PHẦN ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ Đất nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển mới, đặt ra những yêu cầu mới về phát triển con người và nhân lực. Do đó, đổi mới giáo dục trong đó có đổi mới chương trình môn Ngữ văn trở thành nhu cầu cấp thiết và xu thế mang tính thời đại. Dạy học theo hướng truyền thụ kiến thức cũ gây ra sự nhàm chán đối với học sinh nên sẽ không đem lại hiệu quả trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục của bộ môn. Do đó, việc áp dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học hiện đại, đổi mới theo hướng phát triển phẩm chất năng lực cho người học trong các chủ đề ở chương trình GDPT 2018 trở thành rất cần thiết, quan trọng. Việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực trong môn Ngữ văn 9 sẽ khơi gợi sự hứng thú của học sinh làm cho giờ học diễn ra sôi nổi hơn, học sinh ham học hơn, không còn cảm thấy mệt mỏi, nặng nề khi đến giờ học Ngữ văn. Tăng cường các hoạt động thực hành trải nghiệm, các kĩ năng cho HS. Phát huy tư duy sáng tạo của HS trong môn học Ngữ văn, đáp ứng được yêu cầu đổi mới của chương trình Giáo dục phổ thông. Mặt khác việc áp dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học hiện đại, đổi mới theo hướng phát triển phẩm chất năng lực cho người học sẽ thúc đẩy việc dạy học phân hóa học sinh. Từ thực tế giảng dạy bộ môn Ngữ văn lớp 9, tôi nhận thấy muốn giờ dạy đạt hiệu quả cao giáo viên phải khơi dậy được hứng thú học tập của học sinh. Từ đó mới phát huy thực sự tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh. Thực tế cũng đã chứng minh rằng, khi giáo viên khơi gợi được hứng thú học tập thì hiệu quả giờ lên lớp được nâng cao, học sinh tích cực chủ động trong học tập. Trong phạm vi của Sáng kiến kinh nghiệm, tôi xin đề cập đến Một số giải pháp thu hút và tạo hứng thú cho học sinh khi học phần đọc – hiểu văn bản môn Ngữ văn lớp 9. Đó cũng là hướng tiếp cận quan điểm dạy học mới (Đổi mới phương pháp) giúp HS mạnh dạn, tự tin trong học tập và tạo cho các em hứng thú trong học tập. Việc quan tâm đúng mức trong rèn luyện các kỹ năng Nghe - Nói - Đọc -Viết giúp các em khắc sâu kiến thức và hoàn thiện các kỹ năng sống cần thiết. 1 - Truyện văn xuôi và truyện thơ trung đại Việt Nam. - Truyện Việt Nam sau 1945. - Truyện nước ngoài. - Thơ trữ tình Việt Nam sau 1945. - Thơ trữ tình hiện đại thế giới - Tác phẩm Nghị luận Việt Nam và nước ngoài. - Văn bản nhật dụng về hội nhập và bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam; về quyền sống; bảo vệ hòa bình chống chiến tranh - Kịch Việt Nam - Chương trình địa phương - Tổng kết, kiểm tra. Qua thống kê trên chúng ta thấy hệ thống các văn bản trong phân môn Văn thuộc chương trình Ngữ văn lớp 9 có chủ đề, thể loại phong phú. Hệ thống các văn bản đã đáp ứng theo các yêu cầu về tính tích hợp cả trục ngang và trục dọc, phát huy tính tích cực của học sinh. 2.2. Về phía giáo viên Hầu hết giáo viên đã ý thức sâu sắc phương pháp dạy học mới. Hàng năm các thầy cô được tập huấn thay sách, thảo luận ưu nhược điểm của sách giáo khoa mới. Trong giảng dạy người thầy đã phát huy được tính tính cực chủ động trong việc dạy học. Học sinh được bày tỏ ý kiến tình cảm, cách hiểu của mình về bộ môn. được thực hành giao tiếp nhiều hơn. Với tinh thần mới, giờ Ngữ văn không phải là giờ truyền thụ kiến thức một chiều, mà là giờ khơi gợi khuyến khích học sinh tìm ra con đường đi tới kiến thức. Giáo viên cũng đã phân biệt được phương pháp dạy học các phân môn theo đặc trưng bộ môn Ngữ văn (Tiếng Việt - Văn - Tập làm văn). Giáo viên đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện quan điểm tích hợp trong các tiết dạy: Tích hợp ngang (tính tích hợp của ba phân môn Văn - Tiếng Việt - Tập làm văn) và Tích hợp dọc (Tích hợp giữa các bài, các lớp trong cùng một phân môn). Bên cạnh đó là việc tích hợp vấn đề môi trường tự nhiên và xã hội một cách phù hợp trong từng tiết dạy. Qua việc tích hợp và lồng ghép, cộng với liên hệ thực tế để giáo dục học sinh đã đem lại cho bộ môn Ngữ văn có những tín hiệu khởi sắc. Đó là phương pháp Dạy - Học mới đang được tiếp cận một cách tích cực. Bên cạnh đó, tài năng sư phạm của người thầy đã được dành nhiều hơn cho việc hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu cảm thụ tác phẩm. Trong từng tiết dạy giáo viên đã mạnh dạn phối hợp cùng học sinh tiếp cận, phân tích, tổng hợp và hình thành những tri thức cần nắm. Giáo viên nắm rõ được quan điểm tích hợp của sách giáo khoa, có nhiều cố gắng rèn luyện kỹ năng Nghe - Đọc – Nói – Viết cho học sinh. Học sinh không chỉ nắm kiến thức mà quan trọng hơn là biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống như : Nói, viết Tiếng Việt thành thạo, biết tạo lập văn bản, biết 3 + Em có thích học văn không ? + Em hãy nêu môt số yêu cầu của cá nhân em về tiết dạy của thầy (cô)? Kết quả điều tra cho thấy các em đã ý thức khá tốt về vai trò của bộ môn, nhiều em trả lời rất thích học văn cũng như trình bày khá thẳng thắn những suy nghĩ khi tham gia học tập các bộ môn trong đó có môn Ngữ văn và các giờ đọc hiểu văn bản là phải làm sao để khơi gợi hứng thú cho các em khi tham gia học tập. Các ý kiến của học sinh thật đáng để suy nghĩ, đáng để mỗi giáo viên dạy Ngữ văn trăn trở, suy ngẫm về vị trí, tầm quan trọng của môn Văn và năng lực dạy Ngữ văn của mình. 2.4. Nguyên nhân Qua phân tích, khảo sát thực trạng cho thấy chất lượng, không khí học văn trên lớp nhiều tiết tẻ nhạt, thiếu hấp dẫn khi giáo viên giảng dạy nhợt nhạt, không có hồn; học sinh mệt mỏi, thụ động. không hứng thú không náo nức chờ đợi giờ học văn. Điều này do các nguyên nhân sau : Thứ nhất, số giáo viên dạy hay, dạy giỏi chưa nhiều. Dạy Ngữ văn cũng cần đòi hỏi phải có năng khiếu. Giáo viên dạy không hay, không say mê, nhiệt tình thì khó mà làm cho học trò thích môn văn. Một số tiết dạy bình thường (không phải tiết dạy mẫu, dạy thực tập) giáo viên lại quay về phương pháp cũ, tức là chỉ cung cấp cho học sinh kiến thức, thậm chí đọc chép cho học sinh. Ở những tiết dạy này, nhất là đối với những lớp có nhiều học sinh yếu kém, nhiều khi GV không chuẩn bị kỹ càng, chỉ tái hiện lại kiến thức nên GV thường ghi câu chữ, hình ảnh, biện pháp tu từ sau đó đánh mũi tên sang ngang ghi tác dụng ý nghĩa ... một cách máy móc giản đơn. Điều đó vừa làm mất đi tính toàn vẹn của tác phẩm vừa gây khó khăn cho học sinh khi học bài ở nhà. Thao tác vào bài (giới thiệu bài) của giáo viên thường là nhắc lại tên bài học trước, nêu tên bài học hôm nay. Kiểu dẫn dắt đơn điệu này không kích thích được hứng thú học tập của học sinh. Ngoài ra, một số tiết dạy thao tác tìm hiểu bài còn hạn chế là câu hỏi quá dễ hoặc quá khó, giáo viên diễn giảng vụn vặt sau câu trả lời của học sinh, bỏ qua chỗ diễn giảng cao trào để bổ sung nâng cao, mở rộng cách hiểu cho học sinh. Nguyên nhân thứ hai là đa số học sinh, cha mẹ học sinh đầu tư vào các môn khoa học tự nhiên và ngoại ngữ, xem nhẹ môn Ngữ văn. Điều này dễ nhận thấy ở việc học sinh ồ ạt đăng kí học bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn khoa học tự nhiên và ngoại ngữ. Hoặc ở việc tìm thầy phụ đạo thêm và ở việc học sinh học bài ở nhà thì HS và gia đình cũng chú trọng nhiều hơn đến các môn khoa học tự nhiên, cho các môn Khoa học xã hội là môn phụ, môn đọc thuộc lòng . Nguyên nhân thứ ba là cơ sở vật chất, tài liệu minh họa, đồ dùng dạy học để phục vụ giảng dạy và bổ sung kiến thức học tập môn Ngữ văn quá nghèo nàn, đơn điệu. Chủ yếu là một số tranh ảnh và sách tham khảo. Từ đó dẫn đến việc giáo viên thì dạy chay trong các giờ lên lớp, còn học sinh thì lúng túng không biết chọn lựa sách nào để đọc, để tham khảo cho phù hợpNgoài ra các phương tiện nghe, nhìn 5 hiểu bài, hình thành kiến thức mới và luyện tập thực hành. Phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa hoạt động của thầy và trò.... Tổ chức trò chơi cũng chính là hoạt động giao tiếp nhằm khơi sợi hứng thú học tập của học sinh. Có thế tổ chức trong tiết dạy với hình thức thi giữa các nhóm nhỏ với nhau để làm bài tập củng cố kiến thức. Hoặc kết hợp với những đề tài cụ thể để lôi cuốn học sinh vào trò chơi, có động viên khen thưởng kịp thời. + Quan tâm tâm tư tình cảm, cảm xúc của HS từ việc hỏi thăm bằng các câu hỏi. + Động viên, khen - chê đúng mực và ghi nhận sự nỗ lực, cố gắng của HS bằng các điểm thưởng và lời khen ngợi. + Kích thích sự sáng tạo, tư duy bằng cách đưa ra các kênh hình, kênh chữ... Giáo viên thay đổi các ví dụ minh họa trong giờ học cũng là một biện pháp tạo ra được hứng thú học tập của học sinh. Trong những bài mà ví dụ khô khan, xa lạ, khó hiểu giáo viên nên chủ động nêu các ví dụ gần gũi với cuộc sống, với tình hình thời sự và đặc điểm của lứa tuổi học sinh. Chính các ví dụ này làm cho tiết học bớt khô khan cứng nhắc; vui hơn, khơi gợi hứng thú học tập của học sinh hơn. 3.2. Thay đổi hình thức, phương pháp và kĩ thuật dạy học 3.2.1. Hướng dẫn học sinh tạo sơ đồ tư duy cho bài học. Có thể nói rằng đổi mới PPDH, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; xem đây là một nhiệm vụ vừa bức thiết lại vừa trọng tâm xuyên suốt cả quá trình đổi mới. Đặc biệt với bộ môn Ngữ văn, là môn học giúp học sinh hoàn thiện nhân cách về cách ứng nhân xử thế, xúc cảm với cuộc đời và hơn hết là vai trò sưởi ấm trái tim và làm cho mỗi con người chúng ta càng xích lại gần nhau, sống vì nhau với tình cảm yêu thương nhất. Do đó, môn Ngữ văn cũng bắt nhịp với thời cuộc trong sự nghiệp đổi mới chung về các phương pháp dạy học tích cực - Khái niệm, cách tiến hành, điều kiện sử dụng Sử dụng Sơ đồ tư duy (SĐTD) trong dạy học Ngữ văn là một trong những PPDH hiện đại hữu hiệu trong quá trình dạy học hiện nay. SĐTD kế thừa, mở rộng hình thức ghi chép, sử dụng bảng biểu, sơ đồ nhưng ở mức độ cao hơn. Nó là một công cụ tổ chức tư duy được tác giả Tony Buzan (người Anh) nghiên cứu kỹ lưỡng và phổ biến rộng khắp trên thế giới.. Nó giúp học sinh dễ ghi nhớ, phát triển nhận thức, khả năng tư duy, óc tưởng tượng và khả năng sáng tạo... Dạy học bằng SĐTD giúp học sinh có được phương pháp học hiệu quả, biết liên hệ kiến thức với nhau giữa các bài học, giữa các phân môn. Bởi vậy, rèn luyện cho các em có thói quen và kĩ năng sử dụng thành thạo SĐTD trong quá trình dạy học sẽ giúp học sinh có được phương pháp học tốt, phát huy tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy. Sơ đồ tư duy hay còn gọi là Lược đồ tư duy, Bản đồ tư duy (Mind Map) là PPDH chú trọng đến cơ chế ghi nhớ, dạy cách học, cách tự học nhằm tìm tòi, đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến 7 Bước 2: HS khám phá bằng hình thức chia nhóm, vẽ học sinh vẽ sơ đồ tư duy hoàn thành nội dung trên giấy A0 Bước 3: Nhóm trình bày Bước 4: Gv nhận xét, chốt ý. Như vậy chúng ta có thể khẳng định việc sử dụng SĐTD trong dạy học Ngữ văn sẽ giúp học sinh học tập một cách tích cực. HS sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm cái mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình. SĐTD là một công cụ có tính khả thi cao. Bởi vì ta có thể thiết kế Sơ đồ tư duy trên giấy, bìa, tờ lịch cũ, bảng phụ, bằng cách sử dụng bút chì màu, phấn màu, tẩy hoặc cũng có thể thiết kế trên phần mềm SĐTD (Mind Map). Tóm lại, việc sử dụng SĐTD sẽ giúp HS tăng sự hứng thú trong học tập. Phát huy khả năng sáng tạo, năng lực tư duy của các em. Vừa tiết kiệm thời gian trong các tiết học rất nhiều, vừa giúp HS nhìn thấy được bức tranh tổng thể, Ghi nhớ tốt hơn. Đồng thời giúp HS thể hiện phong cách cá nhân, dấu ấn riêng của mỗi em. 3.2.2. Tạo sự yêu thích môn học thông qua các dự án học tập: - Khái niệm, cách tiến hành, điều kiện sử dụng Dạy học theo dự án (DHTDA) là một trong những phương pháp dạy học góp phần đáp ứng mục tiêu của việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, khắc phục được những hạn chế nhất định của phương pháp dạy học truyền thống. Dạy học theo dự án giúp học sinh năng động, tự lực, chủ động, tích cực trong việc chiếm lĩnh tri thức, có sự gắn kết giữa lí thuyết và thực tiễn; tạo môi trường cho sự hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau trong học tập cho học sinh và hướng tới sự phát triển toàn diện. Đặc trưng cơ bản của dạy học dự án khẳng định Người học là trung tâm của quá trình dạy học. Dự án tập trung vào những mục tiêu học tập quan trọng gắn với các chuẩn. Dự án được định hướng theo bộ câu hỏi khung chương trình. Dự án đòi hỏi các hình thức đánh giá đa dạng và thường xuyên, đồng thời Dự án có tính liên hệ với thực tế. Người học thể hiện sự hiểu biết của mình thông qua sản phẩm và quá trình thực hiện còn công nghệ hiện đại hỗ trợ và thúc đẩy việc học của người học. Trong Dạy học theo dự án thì Kĩ năng tư duy là yếu tố không thể thiếu trong phương pháp dạy học dự án Quy trình tổ chức dạy học theo dự án bao gồm 4 công đoạn là chuẩn bị, Thực hiện, Tổng hợp và Đánh giá Dự án. Trong mỗi công đoạn thì vai trò của GV là người hướng dẫn, xây dựng bộ câu hỏi định hướng, theo dõi và đánh giá Dự án học tâp. HS là chủ thể của họat động, từ làm việc nhóm để xây dựng dự án; Xây dựng kế hoạch dự án (xác định những công việc cần làm, thời gian dự kiến, vật liệu, kinh phí, phương pháp tiến hành và phân công công việc trong nhóm). Chuẩn bị các nguồn thông tin đáng tin cậy để chuẩn bị thực hiện dự án. Tiến hành giới thiệu sản phẩm. Tự đánh giá sản phẩm dự án của nhóm. Cũng như đánh giá sản phẩm dự án của các nhóm khác theo tiêu chí đã đưa ra. 9
File đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_thu_hut_va_tao_hung_thu_cho_hoc_sinh_k.pdf