SKKN Một số kinh nghiệm dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh khi dạy Phần II: Sinh vật và môi trường - Môn Sinh học 9
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh khi dạy Phần II: Sinh vật và môi trường - Môn Sinh học 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh khi dạy Phần II: Sinh vật và môi trường - Môn Sinh học 9
Mét sè kinh nghiÖm d¹y häc theo ®Þnh híng ph¸t triÓn n¨ng lùc häc sinh khi d¹y phÇn II: Sinh vËt vµ m«i trêng – Sinh häc 9 . PHẦN THỨ NHẤT : ĐẶT VẤN ĐỀ A. TÊN ĐỀ TÀI “Một số kinh nghiệm dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh khi dạy Phần II: Sinh vật và môi trường – Môn sinh học 9.” B. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Sự phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh toàn cầu hoá đặt ra những yêu cầu mới đối với người lao động, do đó cũng đặt ra những yêu cầu mới cho sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực. Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Định hướng quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học là phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của người học. Đó cũng là những xu hướng quốc tế trong cải cách phương pháp dạy học ở nhà trường phổ thông. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Nhận thức được tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh từ năm học 2014 -2015 ở trường nơi tôi công tác phong trào dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh được chú trọng áp dụng ở mọi môn học, mọi khối lớp. Nhóm giáo viên sinh học – công nghệ của trường chúng tôi nhanh chóng hoà nhập với không khí đó. Việc đổi mới phương pháp dạy học đã giúp cho chất lượng của các bài giảng tăng lên rõ rệt. Hứng thú của các em với môn Sinh học cũng tăng theo, đặc biệt các năng lực của học sinh cũng được phát triển. Từ hiểu biết có được qua hai năm áp dụng việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Tôi mạnh dạn viết ra những kinh nghiệm trong thực tế giảng dạy của mình với đề tài: “Một số kinh nghiệm dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh khi dạy Phần II: Sinh vật và môi trường - Môn sinh học 9” 1/34 Mét sè kinh nghiÖm d¹y häc theo ®Þnh híng ph¸t triÓn n¨ng lùc häc sinh khi d¹y phÇn II: Sinh vËt vµ m«i trêng – Sinh häc 9 . Giỏi Khá Trung bình Yếu Lớp Sĩ số Trước Trước Trước Trước ADĐT ADĐT ADĐT ADĐT 9D 34 25% 29,5% 33% 12,5% B. MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH KHI DẠY PHẦN II: SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG – SINH HỌC 9 1. Hiểu rõ năng lực là gì và phân biệt được sự khác nhau giữa dạy học tiếp cận nội dung với dạy học tiếp cận năng lực. Giáo viên nắm được khái niệm năng lực, và thấy được sự khác biệt giữa dạy học theo định hướng phát triển năng lực và dạy học theo định hướng tiếp cận nội dung mới có thể đổi mới phương pháp dạy học một cách hiệu quả nhất. Năng lực là một khái niệm trừu tượng, đa nghĩa, do đó có nhiều cách phát biểu về khái niệm năng lực. Tuy nhiên, các phát biểu đều thống nhất rằng: Những thành tố cơ bản tạo nên năng lực là kiến thức, kỹ năng và thái độ. Song không thể hiểu đơn giản rằng: Năng lực là sự gộp lại của các thành tố đó. Năng lực là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kĩ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân nhằm giải quyết hiệu quả một nhiệm vụ cụ thể trong bối cảnh nhất định. Năng lực của người học có thể chia thành hai loại chính: năng lực chung và năng lực cụ thể, chuyên biệt: - Năng lực chung là năng lực cơ bản, thiết yếu để con người có thể sống và làm việc bình thường trong xã hội. Năng lực này được hình thành và phát triển do nhiều môn học, liên quan đến nhiều môn học. Đây là loại năng lực được hình thành xuyên chương trình. - Năng lực cụ thể, chuyên biệt là năng lực riêng được hình thành và phát triển do một lĩnh vực/môn học nào đó. Đây là dạng năng lực chuyên sâu, góp phần giúp mọi người giải quyết các công việc chuyên môn trong lĩnh vực công tác hẹp của mình. Năng lực chỉ có thể thấy được khi quan sát hoạt động của học sinh ở các tình huống nhất định. Năng lực được hình thành không chỉ trong quá trình học tập tại trường mà cả ngoài trường và xã hội. Sau đây là bảng phân biệt một số đặc trưng cơ bản của chương trình định hướng nội dung và chương trình định hướng phát triển năng lực: Chương trình giáo dục Chương trình giáo dục định hướng 3/34 Mét sè kinh nghiÖm d¹y häc theo ®Þnh híng ph¸t triÓn n¨ng lùc häc sinh khi d¹y phÇn II: Sinh vËt vµ m«i trêng – Sinh häc 9 . quyết định nhiều tới chất lượng và hiệu quả giờ dạy học. Do vậy cả giáo viên và học sinh cần có sự chuẩn bị chu đáo trước giờ lên lớp: a. Chuẩn bị của giáo viên: Hoạt động chuẩn bị cho một giờ dạy học đối với GV thường được thể hiện qua việc chuẩn bị giáo án. Đây là hoạt động xây dựng kế hoạch dạy học cho một bài học cụ thể, thể hiện mối quan hệ tương tác giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh nhằm đạt được những mục tiêu của bài học. *Bước 1: Xác định mục tiêu của bài học căn cứ vào chuẩn kiến thức , kĩ năng và yêu cầu về thái độ trong chương trình. Khi xác định mục tiêu bài học: Giáo viên phải xác định được khi học xong bài, học sinh cần nắm được những kiến thức, kĩ năng gì? Thái độ của học sinh ra sao? Ngoài ra giáo viên còn phải xác định được qua bài học này cần hình thành, củng cố và phát triển cho học sinh những năng lực gì? * Bước 2: Xác định khả năng đáp ứng các nhiệm vụ nhận thức của HS. Bước này được đặt ra bởi trong giờ học theo định hướng phát triển năng lực học sinh giáo viên không những phải nắm vững nội dung bài học mà còn phải hiểu học sinh để lựa chọn phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, các hình thức tổ chức dạy học và đánh giá cho phù hợp. Như vậy, trước khi soạn giáo án cho giờ học mới, giáo viên phải lường trước các tình huống, các cách giải quyết nhiệm vụ học tập của học sinh. Nói cách khác, tính khả thi của giáo án phụ thuộc vào trình độ, năng lực học tập của học sinh. Bước này chỉ là sự dự kiến; nhưng trong thực tiễn, có nhiều giờ học do không dự kiến trước, giáo viên đã lúng túng trước những ý kiến không đồng nhất của học sinh với những biểu hiện rất đa dạng. Do vậy, dù mất công giáo viên cũng nên dành thời gian để xem qua phần chuẩn bị của học sinh trước giờ học kết hợp với kiểm tra đánh giá thường xuyên để có thể dự kiến trước khả năng đáp ứng các nhiệm vụ nhận thức cũng như phát huy tích cực vốn kiến thức, kĩ năng, năng lực đã có của học sinh. *Bước 3: Lựa chọn phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học và cách thức đánh giá thích hợp nhằm giúp HS học tập tích cực, chủ động, sáng tạo. Dựa vào mục tiêu bài học giáo viên phải hình dung ra bài học gồm mấy hoạt động? Mỗi hoạt động được tổ chức như thế nào? Với thời gian là bao nhiêu? Cho học sinh hoạt động cá nhân, hợp tác trong nhóm hay thảo luận cả lớp? Nội dung nào có thể giao cho học sinh tự tìm hiểu trước ở nhà? Nội dung nào thì giáo viên phải hướng dẫn trên lớp? để từ đó đưa ra phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học phù hợp . * Bước 4: Thiết kế giáo án. 5/34 Mét sè kinh nghiÖm d¹y häc theo ®Þnh híng ph¸t triÓn n¨ng lùc häc sinh khi d¹y phÇn II: Sinh vËt vµ m«i trêng – Sinh häc 9 . Việc sử dụng CNTT sẽ cung cấp thêm nhiều hình ảnh, video clip giúp thuyết phục học sinh dễ dàng hơn.Ví dụ clip hậu quả của việc đốt phá rừng để làm nương rẫy , làm nhà ở, làm hồ chứa nước cho công trình thủy điện. b. Giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh tự tìm tòi kiến thức mới, khuyến khích tăng cường sử dụng công nghệ thông tin để hoàn thành nhiệm vụ. Định hướng quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học là phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của người học. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, tự nghiên cứu . Chính vì thế một trong những kĩ thuật dạy học quan trọng đó là giao nhiệm vụ tìm hiểu cho học sinh ( có thể cá nhân hoặc tìm hiểu theo nhóm) tìm hiểu trước ở nhà sau đó trình bày trên lớp . Cách làm : - Giao nhiệm vụ nhận thức - Yêu cầu học sinh về nhà tự tìm hiểu, thu thập tranh ảnh , tài liêu trên mạng Internet để hoàn thành nhiệm vụ. - Hướng dẫn, gợi ý cho học sinh hình thức hoàn thành, trình bày nhiệm vụ được giao tùy vào nhiệm vụ và tùy vào năng lực sử dụng công nghệ thông tin của học sinh. Ví dụ với học sinh lớp 9 các em đã rất thành thạo công nghệ thông tin , giáo viên có thể gợi ý các em hoàn thành bài tập được giao trên phần mềm Powerpoint sau đó trình bày trước lớp, hoặc các em có thể thu thập hình ảnh rồi làm thành video ảnh trên phần mềm Window Movi Make, hoặc sử dụng phần mềm Paint để vẽ tranh - Giao ước thời gian hoàn thành và trình bày sản phẩm. Chú ý sau khi giao nhiệm vụ nhận thức và hướng dẫn học sinh giáo viên nên cho học sinh địa chỉ hòm thư điện tử nhắc các em khi làm xong bài thì gửi bài vào địa chỉ để giáo viên kiểm tra trước để trao đổi góp ý và điều chỉnh nội dung trước khi các em trình bày trên lớp nhằm kiểm soát thời gian, cũng như dự đoán trước phản ứng của học sinh có thể xảy ra trong giờ học để có thể xử lí khôn khéo ,linh hoạt các tình huống xảy ra trong giờ học nhằm đảm bảo nội dung kiến thức đồng thời phát huy được năng lực học sinh. Giao nhiệm vụ về nhà, yêu cầu học sinh tự thu thập tư liệu, tranh ảnh video clip để hoàn thành bài tập, không chỉ giúp học sinh phát triển các năng lực chung như: năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề , năng lực tư duy sáng tạo, năng lực quản lí mà còn giúp các em phát triển những năng lực chuyên biệt vận dụng kiến thức sinh học vào giải thích các hiện tượng 7/34 Mét sè kinh nghiÖm d¹y häc theo ®Þnh híng ph¸t triÓn n¨ng lùc häc sinh khi d¹y phÇn II: Sinh vËt vµ m«i trêng – Sinh häc 9 . Có nhiều phương pháp để đánh giá học sinh nhưng phương pháp trắc nghiệm ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong dạy học vì nó tiện lợi, ít tốn thời gian và đảm bảo tính khách quan, công bằng trong đánh giá. Có nhều nhiều loại câu hỏi trắc nghiệm sau đây là một số loại: *Trắc nghiệm đa phương án. Cấu trúc của câu hỏi trắc nghiệm đa phương án gồm hai phần là phần cốt lõi và phần trả lời. - Phần cốt lõi có hai dạng có thể là một câu khuyết hoặc một câu hỏi hoàn chỉnh để nêu vấn đề. - Phần trả lời bao gồm 1 đáp án đúng và các đáp án không đúng.( Các câu gây nhiễu) để học sinh lựa chọn và trả lời. * Trắc nghiệm ghép đôi: Cấu trúc gồm: -Tiền đề là một bộ các mệnh đề hoàn chỉnh về một sự việc nào đó hoặc những câu hỏi, thường được bố trí ở bên trái của tờ trắc nghiệm. - Phần thứ hai là danh mục các trả lời được bố trí bên phải tờ trắc nghiệm * Trắc nghiệm điền khuyết: Cấu trúc: Gồm các câu đưa ra không hoàn chỉnh, từ kiến thức đã học, tìm các từ hoặc cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống. 6. Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học Việc phối hợp đa dạng các phương pháp và hình thức dạy học trong toàn bộ quá trình dạy học là phương hướng quan trọng để phát huy tính tích cực và nâng cao chất lượng dạy học. Dạy học toàn lớp, dạy học nhóm, nhóm đôi và dạy học cá thể là những hình thức xã hội của dạy học cần kết hợp với nhau, mỗi một hình thức có những chức năng riêng. Tình trạng độc tôn của dạy học toàn lớp và sự lạm dụng phương pháp thuyết trình cần được khắc phục và thay thế bằng làm việc nhóm. Hình thức làm việc nhóm rất đa dạng, không chỉ giới hạn ở việc giải quyết các nhiệm vụ học tập nhỏ xen kẽ trong bài thuyết trình, mà còn có những hình thức làm việc nhóm giải quyết những nhiệm vụ phức hợp, có thể chiếm một hoặc nhiều tiết học ( thực hành tìm hiểu môi trường địa phương, thực hành tìm hiểu hệ sinh thái), sử dụng những phương pháp chuyên biệt như phương pháp đóng vai, nghiên cứu trường hợp, dự án. . C. MINH HỌA CỤ THỂ: TIẾT 58 – BÀI 53: 9/34
File đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_day_hoc_theo_dinh_huong_phat_trien_n.doc