SKKN Một số kinh nghiệm dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh qua cụm văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn 9
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh qua cụm văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh qua cụm văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn 9
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN KRÔNG ANA. TRƯỜNG THCS LÊ VĂN TÁM. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: “MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH QUA CỤM VĂN BẢN NHẬT DỤNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 9” Người thực hiện: Cao Đình Cường Trình độ chuyên môn: ĐHSP Ngữ văn. Đơn vị công tác: Trường THCS Lê Văn Tám. Krông Ana, tháng 2 năm 2016 1 những phương pháp nào, cách thức tổ chức dạy- học như thế nào để phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh trên cơ sở đó giúp các em có được cách nhìn nhận vấn đề thiết thực với cuộc sống hơn. Mặt khác cũng tạo điều kiện để các em được thể hiện quan điểm của cá nhân, biết vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống thực tiễn. Qua mỗi bài học phần nào học sinh phát triển được năng lực của cá nhân gồm: năng lực làm chủ và phát triển của bản thân; năng lực xã hội; năng lực công cụ. 3. Đối tượng nghiên cứu. Trong phạm vi đề tài này, tôi tập trung nghiên cứu một số phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát triển năng lực của người học vận dụng vào việc dạy – học một số văn bản nhật dụng trong chương trình ngữ văn 9. Từ đó đưa ra những cách tiếp cận, giảng dạy văn bản nhật dụng có hiệu quả làm tiền đề áp dụng rộng rãi hơn trong hoạt động dạy học Ngữ văn. Đối tượng học sinh mà tôi thực hiện khảo nghiệm là học sinh lớp 9 trường THCS Lê Văn Tám xã Bình Hòa, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk lăk trong các năm học 2013-2014, 2014-2015 và 2015-2016 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu. Với đề tài này tôi tập trung nghiên cứu việc dạy và học các văn bản nhật dụng trong chương trình ngữ văn 9 tại trường THCS Lê Văn Tám. Qua thực tiễn giảng dạy và qua những nghiên cứu, tôi nêu lên những kinh nghiệm của bản thân để chia sẻ cùng đồng nghiệp và những người quan tâm đến vấn đề này. Ở đây tôi không có tham vọng giải quyết hết những vấn đề về việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát triển năng lực của người học một cách triệt để bởi đây là vấn đề mới và phức tạp. Tôi chỉ tập trung làm rõ một số phương pháp, kỹ thuật dạy học của môn Ngữ văn theo định hướng năng lực, cụ thể như: – Các phương pháp đặc thù của bộ môn: + Dạy học đọc – hiểu. + Dạy học tích hợp ( gồm tích hợp nội môn và tích hợp liên môn) – Một số phương pháp dạy học tích cực: 3 dạy học hiệu quả, học sinh được tìm tòi, được thể hiện quan điểm của mình trong quá trình học tập. Năng lực được hiểu là: “Khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó. Phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao” (Theo Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên - NXB Đà Nẵng. 1998) Trong tài liệu tập huấn việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát triển năng lực của học sinh do Bộ giáo dục và Đào tạo phát hành năm 2014 thì “Năng lực được quan niệm là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kỹ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân, nhằm đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất định. Định hướng chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015 đã xác định những năng lực cốt lõi mà học sinh Việt Nam cần phải có như: – Năng lực làm chủ và phát triển bản thân, bao gồm: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực quản lí bản thân. – Năng lực xã hội, bao gồm: Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác. – Năng lực công cụ, bao gồm: Năng lực tính toán; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin (ITC) Như vậy có thể hiểu một cách ngắn gọn năng lực là khả năng vận dụng tất cả những yếu tố chủ quan (mà bản thân có sẵn hoặc được hình thành qua học tập) để giải quyết các vấn đề trong học tập, công tác và cuộc sống. Theo UNESSCO, việc học (kiến thức) có mối quan hệ chặt chẽ với năng lực. 5 thể hình thành những chuẩn mực trong suy nghĩ và trong hành động, có khả năng giải quyết tình huống thực tiễn một cách linh hoạt. 2. Thực trạng. Từ những thực tế nói trên vấn đề dạy học gắn với phát triển năng lực học sinh đã được đề cập nhiều và đã được áp dụng ở nhiều trường học, nhiều cơ sở giáo dục. Ở trường THCS Lê Văn Tám, vấn đề này cũng hết sức được quan tâm từ việc chỉ đạo của nhà trường đến đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên. Phần văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn 9 không nhiều, chỉ có 3 văn bản song đây là những bài học thể hiện tính chất thực tiễn, từ nội dung mà các bản đề cập giúp học sinh hình thành được những quan điểm đúng đắn, hành động cụ thể phù hợp với xu thế phát triển của đất nước ở hiện tại và trong tương lai. Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy của bản thân và việc dự giờ đồng nghiệp, qua nhiều năm, tôi thấy việc dạy – học các văn bản nhật dụng trong chương trình tại đơn vị chưa thật phát huy và khơi dậy tối đa các năng lực của học sinh. Điều đó, thể hiện ở những tồn tại sau: - Dạy học đọc – hiểu còn mang nặng tính truyền thụ một chiều những cảm nhận của giáo viên về văn bản. Nhìn chung vẫn là chú trọng dạy kiến thức hơn là hình thành kỹ năng. - Dạy học tích hợp đã được chú trọng, tuy nhiên, dạy học tích hợp vẫn mang tính khiên cưỡng, nội dung tích hợp vào bài học như bảo vệ môi trường, giáo dục kỹ năng sống một cách cứng nhắc. Chưa làm cho học sinh huy động kiến thức, kỹ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực để giải quyết các nhiệm vụ học tập. Việc tích hợp nội môn và tích hợp liên môn chưa thực sự hiệu quả, chính vì vậy chưa giúp học sinh hình thành kiến thức, kỹ năng mới và tất nhiên các năng lực của học sinh chưa được phát triển. - Việc vận dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực còn mang tính hình thức. Phương pháp thảo luận nhóm được tổ chức nhưng chủ yếu vẫn dựa vào một vài cá nhân học sinh tích cực tham gia, các thành viên còn lại còn dựa dẫm, ỉ lại chưa thực sự chủ động. Mục đích của thảo luận nhóm chưa đạt được tính dân chủ, mọi cá nhân được tự do bày tỏ quan điểm, thói quen bình đẳng, biết đón 7 chủ trương đổi mới nền giáo dục của Đảng và nhà nước. -Đội ngũ giáo viên trẻ khỏe và có trình độ chuyên môn vững, được đào tạo trên chuẩn và đã được tham gia các lớp tập huấn về chuyên môn do Phòng giáo dục và đào tạo tổ chức hàng năm. -Đa số học sinh học tập tích cực và có sự hợp tác chặt chẽ với giáo viên trong quá trình dạy – học. -Cơ sở vật chất được đầu tư: Mạng, máy tính, máy chiếu được trang bị phục vụ dạy học, học sinh được trang bị kiến thức về vi tính để khai thác thông tin trên mạng Internet. * Khó khăn: - Một số giáo viên chưa mạnh dạn thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, dạy học còn mang nặng cách dạy truyền thống truyền thụ kiến thức mà chưa chú ý đến phát triển năng lực ở học sinh. - Một số học sinh chưa chăm học, thời gian dành cho việc học còn ít. Một số phụ huynh cũng chưa thực sự quan tâm đến việc học của con cái. Họ còn có suy nghĩ phó mặc cho nhà trường, “tất cả nhờ thầy”. - Nhiều gia đình học sinh chưa có máy tính, một số học sinh việc khai thác nguồn thông tin trên mạng để phục vụ cho bài học còn hạn chế. - Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy học chưa đáp ứng tốt cho nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học. 2.2. Thành công- hạn chế. - Thành công: Dạy học phát triển năng lực học sinh sẽ tạo được nhiều cơ hội hơn cho học sinh thể hiện mình. Với mỗi hoạt động học sinh sẽ nhận thấy vai trò, vị trí của cá nhân trong tập thể, từ đó các em sẽ tự tin và cố gắng hơn trong quá trình học tập. Phương pháp này sẽ kích thích được mọi học sinh tích cực làm việc đặc biệt là những học sinh yếu bởi chính những học sinh này sẽ được giáo viên và các bạn cùng nhóm để ý đến nhiều hơn. Khi phát triển được các năng lực trong quá trình học tập tức là học sinh thấy rõ vai trò vị trí của mình, từ đó sẽ biết nỗ lực để hoàn thành nhiệm vụ, biết hành động vì người khác và đó chính là một cách để hoàn thiện nhân cách người học sinh - Hạn chế: Để thực hiện phương pháp dạy học này người giáo viên cần mất nhiều 9 cách tiếp cận, phải giúp cho học sinh làm chủ quá trình học tập. Đổi mới về phương pháp dạy học là yêu cầu quan trọng. Kết hợp tốt các phương pháp dạy học truyền thống với các phương pháp dạy học tích cực. Đổi mới về cách thức tổ chức giờ dạy, học sinh phải được hoạt động, được thể hiện mình chứ không phải là việc giáo viên cứ “ra rả” giảng, bình còn học sinh thì cứ như “đàn gảy tai trâu”. Một trong những mục đích cần hướng đến khi dạy học văn bản nhật dụng là học sinh phải nhận thức được vấn đề được nói đến nó đã và đang diễn ra như thế nào, mỗi người cần phải làm gì và làm như thế nào để giải quyết vấn đề đặt ra một cách phù hợp. Ứng dụng CNTT là điền kiện tốt để giáo viên thể hiện phương pháp dạy học tích cực nhằm đáp ứng yêu cầu đó. Học sinh không chỉ được nghe, được biết mà còn phải được thấy. Có như vậy học sinh mới có thể có những rung cảm, có cách nhìn cách đánh giá vấn đề mang tính nhân văn. Ví dụ: Khi dạy bài “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”, giáo viên có thể cho học sinh quan sát bức ảnh của tác giả Nick Ut về người di cư và cậu bé 3 tuổi người Syria bị thiệt mạng trên bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ (năm 2015). Qua đó học sinh sẽ có quan điểm đánh giá thực tiễn hơn và chắc chắn sẽ là sự đồng cảm với những người là nạn nhân của chiến tranh, tố cáo tội ác của chiến tranh, bảo vệ hòa bình. Việc ứng dụng CNTT được xem là điều kiện tốt nhất để kích thích học sinh học tập. Mặt khác sẽ giúp cho giáo viên triển khai nội dung bài học một cách dễ dàng hơn. 3. Giải pháp, biện pháp. 3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp. - Các giải pháp được nêu ra nhằm giúp giáo viên có được cách tổ chức giờ học, lựa chọn những phương pháp dạy học cũng như việc ứng dụng CNTT phù hợp trong quá trình dạy học phần văn bản nhật dụng lớp 9 từ đó kích thích khả năng tư duy, tìm tòi và liên hệ vấn đề với thực tiễn cuộc sống. - Nâng cao hiệu quả trong công tác giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, góp phần hoàn thiện nhân cách ở học sinh. 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp. Cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống. Các phương pháp dạy học 11 văn bản ( báo chí, mĩ thuật, điện ảnh) và những câu hỏi trắc nghiệm nếu được thu thập, thiết kế và trình chiếu trên phương tiện dạy học điện tử (Sử dụng phần mềm powerpoint, Violet ) sẽ là các phương tiện tạo hiệu ứng tích cực nhất trong dạy học văn bản nhật dụng. + Xác định mục tiêu bài học: Trong kế hoạch bài dạy giáo viên cần xác định rõ các yêu cầu về Kiến thức, kỹ năng, thái độ và các năng lực hướng đến. Bằng việc xác định mục tiêu này trong quá trình dạy học giáo viên sẽ có thể lựa chọn được phương pháp giảng dạy phù hợp , cách thức tổ chức lớp học theo đúng mục tiêu đã định. + Xác định các phương pháp dạy học theo đặc thù bộ môn Bên canh những phương pháp dạy học truyền thống cần chú ý các phương pháp dạy học tích cực như: phương pháp trực quan, phương pháp làm việc theo nhóm, phương pháp đóng vai Giải pháp 2. Thực hiện giờ dạy học theo hướng mở, vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực: Tính chất của văn bản nhật dụng là tính thời sự do vậy việc dạy học văn bản này giáo viên không nên quá đặt nặng vấn đề về nghệ thuật mà cần làm cho học sinh hiểu được “vấn đề’ mà văn bản đề cập đã và đang diễn ra như thế nào? nó có tác động gì đến cuộc sống xã hội nói chung và đối với bản thân học sinh nói riêng từ đó học sinh có thể hình thành được những quan điểm đánh giá riêng của mình. Do vậy để thực hiện một giờ dạy học văn bản nhật dụng phát huy được tính tích cực cả học sinh và làm cho một tiết học trở nên sinh động, nhẹ nhàng giáo viên cần làm tốt các nội dung sau: + Mở đầu bài học một cách hấp dẫn. Muốn dạy tốt phần văn bản này, giáo viên phải luôn luôn tìm tòi qua thực tế, lịch sử, qua tin tức thời sự quốc tế, trong nước cập nhật, để từ đó áp dụng vào từng bài cụ thể qua cách giới thiệu bài (mở bài), cách liên hệ hợp lý ngay từng phần trong bài học mới có thể tạo và gây hứng thú cho học sinh khi học. Ví dụ: Khi dạy văn bản "Phong cách Hồ Chí Minh", để phù hợp với chủ đề về sự hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, vấn đề không chỉ 13
File đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_day_hoc_theo_dinh_huong_phat_trien_n.doc