SKKN Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp qua bài "Phong cách Hồ Chí Minh"

doc 21 trang sklop9 19/07/2024 850
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp qua bài "Phong cách Hồ Chí Minh"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp qua bài "Phong cách Hồ Chí Minh"

SKKN Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp qua bài "Phong cách Hồ Chí Minh"
 Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp qua bài “Phong cách Hồ Chí Minh”
 MỤC LỤC
 PHẦN NỘI DUNG TRANG
 1. Lí do chọn đề tài 2
 I 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 2
 MỞ ĐẦU
 3. Đối tượng nghiên cứu 2
 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 3
 5. Phương pháp nghiên cứu 3
 1. Cơ sở lí luận 3
 II 2. Thực trạng 3-5
 NỘI DUNG
 3. Giải pháp, biện pháp 5-15
 4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, 16-18
 giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.
 III 1. Kết luận 18
 KẾT LUẬN, 2. Kiến nghị 19
 KIẾN NGHỊ
 3. Tài liệu tham khảo 21
Trần Thị Lệ - GV trường THCS Lương Thế Vinh- Krông Ana 1 Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp qua bài “Phong cách Hồ Chí Minh”
 - Đề tài này được nghiên cứu và thử nghiệm tại trường THCS Lương Thế Vinh - 
H.Krông Ana – T. Đăk Lăk
 - Nghiên cứu để tìm ra các biện pháp dạy học tích hợp qua bài “Phong cách Hồ 
Chí Minh”.
 5. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp nghiên cứu lý luận: Tìm hiểu các nghiên cứu về dạy học tích 
hợp và dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn.
 - Phương pháp quan sát: Quan sát quá trình giảng dạy của giáo viên và quá 
trình lĩnh hội của học sinh.
 - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:
 + Tham khảo những kinh nghiệm của đồng nghiệp đi trước.
 + Tham khảo kinh nghiệm của các trường bạn.
 - Phương pháp thử nghiệm: Thử áp dụng các giải pháp vào quá trình giảng dạy 
Ngữ văn ở lớp 9A1, 9A4 trường THCS Lương Thế Vinh.
 II. PHẦN NỘI DUNG
 1. Cơ sở lí luận
 Tích hợp là hợp lại để thống nhất các mặt riêng lẻ thành một tổng thể, phối hợp tối 
ưu các hoạt động dạy học khác nhau, các kĩ năng phương pháp của những môn học khác 
nhau, nhằm đáp ứng mục tiêu, mục đích cụ thể, hướng đến một nội dung bao hàm cao 
hơn, sâu hơn.
 Môn Ngữ văn là một môn rất quan trọng, có ý nghĩa trong việc hình thành, định 
hướng, phát triển nhân cách cho học sinh. Học văn là học làm người, học phép ứng nhân 
xử thể trong cuộc sống. Đay cũng là một môn học nghệ thuật kích thích trí tưởng tượng 
bay bổng, sáng tạo của người học. Vì thế để dạy tốt môn Ngữ văn, người dạy phải không 
ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn, kiến thức về cuộc sống, xã hội.
 Việc dạy học lồng ghép tích hợp liên môn các môn Lịch sử, Địa lý, Lịch sử, Âm 
nhạc, Mĩ thuật, Giáo dục công dân trong giờ dạy văn giúp nâng cao hiệu quả của tiết 
dạy. Đồng thời giúp các em học sinh hình dung ra chân dung chủ tịch Hồ Chí Minh trên 
chặng đường tìm đường cứu nước, học tập được ở Người phong cách sống, lí tưởng 
sống hướng tới điều tốt đẹp.
 Là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn, tôi rất mong muốn tìm 
được những phương pháp dạy học tích cực mới để giúp học sinh lĩnh hội kiến thức tốt 
hơn.
 2. Thực trạng
 2.1. Thuận lợi - khó khăn
 2.1.1. Thuận lợi
 - Nằm trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh 
giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trên tinh 
 Trần Thị Lệ - GV trường THCS Lương Thế Vinh- Krông Ana 3 Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp qua bài “Phong cách Hồ Chí Minh”
 - Khi đưa ra các biện pháp dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn thì được học 
sinh cũng như đồng nghiệp hưởng ứng rất sôi nổi.
 - Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng ngời về ý chí cách mạng, nghị lực 
sống, đạo đức, phong cách cho tất cả chúng ta noi theo. Vì thế khi giảng bài “Phong 
cách Hồ Chí Minh” học sinh rất hứng thú lắng nghe và tìm hiểu, nhất là khi tôi lồng 
ghép nội dung tích hợp vào bài dạy.
 - Chưa thực sự gây hứng thú cho HS yếu kém, ham chơi, lười học, lười suy nghĩ.
 2.4. Các nguyên nhân; yếu tố tác động 
 - Để mang lại những thành công đáng kể cho đề tài cũng có nhiều nguyên nhân 
và yếu tố tác động. Như tôi trình bày ở trên, xu thế dạy học tích hợp đang được nhiều 
nước quan tâm trong đó có Việt Nam. Vì thế đã tạo điều kiện thuận lợi cho bản thân tôi 
nói riêng và đồng nghiệp của tôi nói chung phát huy được sự sáng tạo, tìm tòi để đổi 
mới phương pháp, nâng cao chất lượng giảng dạy. Đồng thời, nó cũng trở thành một 
mục tiêu phấn đấu, thước đo về chuyên môn nghề nghiệp của mỗi giáo viên, bởi muốn 
đưa nội dung tích hợp vào bài dạy một cách hợp lí thì đòi hỏi giáo viên đó phải nắm 
vững về chuyên môn, am hiểu nhiều kiến thức ở những môn học khác nhất là các môn 
xã hội (Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân)
 - Khi nghiên cứu đề tài tôi vẫn gặp những khó khăn nhất định cũng bởi một số 
yếu tố tác động như: Học sinh ham chơi, không chịu tìm tòi, học hỏi; Giáo viên còn 
mơ hồ chưa biết nên “tích” như thế nào, ở đâu cho phù hợp. Bên cạnh đó, văn bản 
“Phong cách Hồ Chí Minh” có rất nhiều nội dung có thể tích hợp giáo dục, nếu không 
cân đối và đưa vào bài dạy một cách hợp lí thì thời gian giảng bài này phải kéo dài hơn 
2 tiết, thậm chí sẽ làm loãng nội dung chính của bài học.
 2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra
 Bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào đều gặp những thuận lợi và khó khăn nhất 
định. Với đề tài này, tôi gặp một số khó khăn khi nghiên cứu. Vẫn còn những học sinh 
học tập một cách thụ động, hoặc trả bài một cách đối phó hay lười suy nghĩMột 
phần cũng do giáo viên hay sử dụng các phương pháp dạy học cũ là đọc chép, lý thuyết 
nhiều mà ít thực hành. Vậy để đổi mới dạy học theo phương pháp dạy học tích hợp thì 
chính giáo viên phải trau dồi tri thức, tìm tòi học hỏi các môn học khác có liên quan. 
Ngày xưa ông bà ta thường nói “văn sử bất phân” có nghĩa là học văn phải học sử. Nếu 
dạy những tác phẩm văn học sử thì đòi hỏi giáo viên văn phải có kiến thức lịch sử ở bài 
học đó. Và ở những bài học khác cũng tương tự như vậy. Bởi theo tôi, kiến thức không 
bao giờ là cô lập, không đứng độc lập mà nó có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Nếu 
chúng ta không học hỏi, trau dồi kiến thức ở những môn học khác thì cũng giống như 
“con chuột chui và sừng trâu; càng chui sâu càng hẹp” mà thôi.
 Những hạn chế mà đề tài đưa ra cũng sẽ được khắc phục nếu như cả giáo viên 
và học sinh đều không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức ở những môn học khác có liên 
quan thì sẽ thu lại kết quả khả quan.
 3. Giải pháp, biện pháp: 
 3.1. Mục tiêu của giải pháp; biện pháp
 Trần Thị Lệ - GV trường THCS Lương Thế Vinh- Krông Ana 5 Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp qua bài “Phong cách Hồ Chí Minh”
 - Trong môn Âm nhạc lớp 6 ở tiết 1, tập hát bài Quốc ca, giáo viên lồng ghép 
giáo dục cho học sinh liên hệ đến Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp đấu tranh giải 
phóng dân tộc vĩ đại. Mỗi con người Việt Nam nói chung cũng như mỗi học sinh nói 
riêng không thể không biết đến bài hát “Như có Bác trong ngày đại thắng" của nhạc sĩ 
Phạm Tuyên, hay bài “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên người” của nhạc sĩ Trần Kiết Tường. 
Mỗi lần hát vang những bài hát này chắc chắn mỗi chúng ta đều cảm thấy tự hào về 
dân tộc, lòng biết ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh.
 - Trong môn GDCD lớp 9, bài Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác giáo viên 
lồng ghép giáo dục cho học sinh việc Bác luôn học hỏi, tiếp thu có chọn lọc những tinh 
hoa văn hóa nhân loại để làm đẹp thêm cho văn hóa Việt Nam. Môn GDCD 7, bài 
Sống giản dị GV lồng ghép giáo dục học sinh về lối sống giản dị, tiết kiệm.
 - Trong môn Mĩ thuật lớp 9, chủ đề vẽ tranh về lực lượng vũ trang, giáo viên 
lồng ghép giáo dục tư tưởng tấm gương đạo đức sáng ngời của Chủ tịch Hồ Chí Minh 
thông qua hình tượng người lính – anh bộ đội cụ Hồ.
 - Trong chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở lớp 6, Hoạt động 2, 
tháng 5, Chúng em kể chuyện về Bác Hồ, giáo viên lồng ghép giáo dục cho học sinh 
thấy rõ sự hy sinh cao cả cuộc đời cho thống nhất của dân tộc, cho ấm no, hạnh phúc 
của nhân dân, yêu nước thương dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Kể những mẫu chuyện 
về lối sống giản dị, tiết kiệm của Bác để thấy được tấm gương đạo đức sáng ngời của 
Người.
 3.2.4. Định hướng hình thành năng lực cần có của học sinh để thu nhận kiến 
thức.
 - Năng lực tự học: 
 + Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác chủ động, tự đặt được mục 
tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện.
 + Nhận ra và điều chỉnh những sai sót hạn chế của bản thân khi thực hiện các 
nhiệm vụ học tập.
 - Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định được và tìm hiểu các thông tin liên quan 
đến vấn đề, đề xuất được biện pháp giải quyết vấn đề có hiệu quả.
 - Năng lực sáng tạo: Suy nghĩ và khái quát hóa tiến trình khi thực hiện mọi công 
việc được giao; học sinh chủ động tự lập trong học tập cũng như trong cuộc sống. 
 - Học sinh cần có năng lực vận dụng những kiến thức liên môn của các môn học 
khác sử dụng trong tiết học như môn Giáo dục công dân, môn Lich sử, môn Âm nhạc, 
Mĩ thuật, hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp để lồng ghép giáo dục tích hợp đạo đức 
Hồ Chí Minh, phong cách Hồ Chí Minh.
 3.2.5. Chuẩn bị thiết bị, học liệu cho tiết dạy.
 Để tiết dạy thành công, thì đòi hỏi người giáo viên phải chuẩn bị tốt những thiết 
bị và học liệu cần thiết, đồng thời phân công cho học sinh mang những tài liệu cần thiết 
phục vụ cho tiết học.
 - Giáo viên: 
 Trần Thị Lệ - GV trường THCS Lương Thế Vinh- Krông Ana 7 Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp qua bài “Phong cách Hồ Chí Minh”
chính là nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh. Bài học hôm nay các em sẽ được 
hiểu thêm về một trong những nét đẹp của phong cách đó.
 Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm I. Tác giả, tác phẩm
GV cho HS đọc phần tác giả, tác phẩm. Nêu 1. Tác giả
những ý chính. - Lê Anh Trà
GV cung cấp thêm một số thông tin về Bác. 2. Tác phẩm
 - Văn bản được trích trong “Hồ Chí 
 Minh và văn hóa Việt Nam”.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc, tìm hiểu chú II. Đọc-hiểu văn bản.
thích 1. Đọc - chú thích.
- Cách đọc: giọng khúc chiết, mạch lạc, thể hiện 
niềm tôn kính đối với Bác.
- Yêu cầu 1 học sinh đọc một đoạn văn mà em 
thích nhất.
- Gọi học sinh khác nhận xét, giáo viên uốn nắn 
cách đọc cho các em.
 - Yêu cầu học sinh đọc thầm chú thích SGK, 
giải thích từ “phong cách”, “uyên thâm’
? Còn từ ngữ nào trong văn bản em chưa hiểu 
(GV giải thích nếu có).
 2. Thể loại: Văn bản nhật dụng
? VB trên thuộc thể loại nào? Vì sao em biết.
-> GV giúp HS nhớ lại kiểu văn bản nhật dụng 
vì đề cập đến vấn đề mang tính thời sự - xã hội, 
đã là sự hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc 
văn hóa dân tộc. Hiện nay toàn Đảng, toàn dân 
ta phát động cuộc học tập và làm theo tấm 3. Phương thức biểu đạt: Thuyết 
gương đạo đức Hồ Chí Minh. minh
? Để giúp ta hiểu biết thêm về phong cách của 
Bác, người viết đã sử dụng phương thức biểu 4. Bố cục: Gồm hai phần.
đạt nào cho phù hợp -> Phương pháp thuyết + Từ đầu rất hiện đại: Con 
minh. đường hình thành phong cách Hồ 
? Văn bản trên gồm mấy nội dung, các nội dung Chí Minh.
trên tương ứng với những phần nào. + Còn lại: Phong cách HCM trong 
- Giúp HS làm rõ 2 nội dung: lối sống .
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS phân tích văn III. Phân tích
bản. 1. Con đường hình thành phong 
 Trần Thị Lệ - GV trường THCS Lương Thế Vinh- Krông Ana 9

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_day_hoc_tich_hop_qua_bai_phong_cach.doc
  • docBìa SKKN.doc