SKKN Một số kinh nghiệm giải bài tập lai một cặp tính trạng trong Sinh học 9

doc 21 trang sklop9 16/04/2024 1100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm giải bài tập lai một cặp tính trạng trong Sinh học 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm giải bài tập lai một cặp tính trạng trong Sinh học 9

SKKN Một số kinh nghiệm giải bài tập lai một cặp tính trạng trong Sinh học 9
 MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIẢI BÀI TẬP LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG TRONG SINH HỌC 9
 MỤC LỤC
 Tên mục Trang
 1. MỞ ĐẦU 2
 1.1. Lý do chọn đề tài 2
 1.2. Mục đích nghiên cứu 3
 1.3. Đối tượng nghiên cứu 3
 1.4. Phương pháp nghiên cứu 3
 1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 4
 2. NỘI DUNG 5
 2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề 5
 2.2.Thực trạng của vấn đề 5
 2.3. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề 6
 2.3.1. Dạng bài toán thuận 6
 2.3.2. Dạng bài toán nghịch 11
 2.4. Kết quả đạt được 16
 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 18
 3.1. Kết luận 18
 3.2. Kiến nghị 18
 Tài liệu tham khảo 20
GV : Nguyễn Thị Phương 1 Trường THCS Phạm Hồng Thái MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIẢI BÀI TẬP LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG TRONG SINH HỌC 9
1.2. Mục đích nghiên cứu.
 - Giúp học sinh hiểu, nhận dạng và nắm vững các dạng bài tập ( bài toán thuận, 
bài toán nghịch ) và cách giải của từng loại bài tập lai một cặp tính trạng.
- Rèn cho học sinh kỹ năng giải bài tập di truyền trong hoạt động học tập, phát 
huy tính tích cực của học sinh, giúp học sinh yêu thích môn học, kích thích 
được sự hứng thú học tập bộ môn
- Coi đề tài là một tài liệu để nghiên cứu, tham khảo trong dạy học và bồi dưỡng 
học sinh giỏi cho học sinh và các bạn bè đồng nghiệp.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
 Đối tượng nghiên cứu ở đây là cách giải các dạng bài tập lai một cặp tính 
trạng trong sinh học 9 THCS. Đối tượng nhận thức ở đây là các em học sinh lớp 
9A,B,C,D,E năm học 2016 - 2017 của Trường THCS Phạm Hồng Thái nơi tôi 
trực tiếp giảng dạy.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
1.4.1 Nghiên cứu lí thuyết.
 Đọc tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu: SGK sinh học 9, SGV sinh học 
9, sách kiến thức cơ bản sinh học 9, sách bổ trợ kiến thức lí thuyết sinh 9, sách 
nâng cao, sách bài tập sinh 9, sách bồi dưỡng sinh học 9 và một số tài liệu liên 
quan đến vấn đề nghiên cứu
1.4.2 Thực nghiệm sư phạm.
- Lồng ghép dạy trong các tiết học về lai một cặp tính trạng của Men đen.
 - Dạy trong các tiết phụ đạo cho học sinh học trái buổi
 - Dạy trong thời gian bồi dưỡng học sinh giỏi.
 - Lồng ghép dạy trong các tiết chữa bài tập và tiết thực hành của chương I sinh 
học 9.
GV : Nguyễn Thị Phương 3 Trường THCS Phạm Hồng Thái MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIẢI BÀI TẬP LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG TRONG SINH HỌC 9
 2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề.
Sinh học là môn khoa học thực nghiệm nó có vị trí hết sức quan trọng trong hệ 
thống tri thức khoa học của nhân loại, có ý nghĩa thiết thực với đời sống, kinh tế 
và xã hội loài người. Trong hệ thống chương trình cấp THCS nói chung và sinh 
học 9 nói riêng bên cạnh những kiến thức thuộc về lí thuyết được mô tả còn có 
mảng kiến thức không kém phần quan trọng là phần bài tập sinh học.
Môn sinh học lớp 9 theo phân phối chương trình mỗi tuần 2 tiết, cả năm 70 tiết, 
trong đó chỉ có 1 tiết bài tập chương I về các qui luật di truyền của Men đen. 
Trong khi đó các đề thi học sinh giỏi hoặc đề thi vào lớp 10 ở các trường 
chuyên không chỉ ra những câu hỏi lí thuyết mà còn có nhiều bài tập di truyền 
dạng cơ bản hoặc nâng cao, mà nội dung chương trình học ở lớp không đi sâu 
phần này. Nhiều đề thi cấp tỉnh môn sinh 9 phần bài tập chiếm 50% tổng số 
điểm của bài thi. Vì vậy tôi thiết nghĩ trong công tác giảng dạy và bồi dưỡng 
học sinh giỏi đạt kết quả cao, nhất thiết phải đầu tư bồi dưỡng về phương pháp 
giải các dạng bài tập sinh học trong chương trình sinh học 9. Đây là vấn đề 
không mới, nhưng làm thế nào để học sinh có thể nhận dạng và nắm được các 
bước giải bài tập phần di truyền của Men đen là điều mà mỗi giáo viên khi 
giảng dạy sinh học 9 đều quan tâm.
 Đề tài giới thiệu đến các em nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo 
của học sinh đặc biệt là học sinh khá, giỏi có sự yêu thích bộ môn. Ngoài ra còn 
giúp các em có được nền tảng và hiểu biết về cơ sở lí luận của lí thuyết.
2.2. Thực trạng của vấn đề.
 Trường THCS Phạm Hồng Thái nằm trên địa bàn xã Eapô, một xã còn 
nhiều khó khăn về kinh tế, phần lớn học sinh ở đây là con em đồng bào dân tộc 
thiểu số nên trình độ nhận thức của các em không đồng đều. Vì vậy trong công 
tác giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi còn gặp nhiều khó khăn.
GV : Nguyễn Thị Phương 5 Trường THCS Phạm Hồng Thái MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIẢI BÀI TẬP LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG TRONG SINH HỌC 9
* Lưu ý: Nếu bài tập chưa cho biết tương quan trội lặn, thì phải xác định tương 
quan trội lặn trước khi quy ước gen.
 Học sinh nắm được các bước giải và phân tích bài toán để tiến hành giải. Giáo 
viên nên đưa ra các ví dụ vận dụng từ đơn giản đến khó để kích thích sự ham 
mê sáng tạo của học sinh.
2.3.1.1. Các thí dụ minh hoạ.
* Thí dụ 1
Ở một loài thực vật, cây có lá chẻ trội so với cây có lá nguyên. Khi cho giao 
phấn giữa cây có lá chẻ thuần chủng với cây có lá nguyên, thu được F1. Tiếp tục 
cho giao phấn F1 với nhau. 
a. Lập sơ đồ lai từ P đến F2 ?
b. Nếu cho F1 nói trên lai phân tích thì kết quả sẽ như thế nào?
 Giải 
a. Sơ đồ lai từ P đến F2
+ Bước 1: Quy ước gen
Theo đề bài quy ước gen: Gen A: quy định lá chẻ 
 gen a: quy định lá nguyên
+ Bước 2: Tìm kiểu gen của bố mẹ
Cây P có lá chẻ thuần chủng mang kiểu gen AA
Cây P có lá nguyên mang kiểu gen aa
+ Bước 3: Sơ đồ lai
P: AA (lá chẻ) x aa (lá nguyên) 
GP A a
F1 Kiểu gen Aa
 Kiểu hình 100% lá chẻ
F1 giao phấn với nhau:
F1: Aa (lá chẻ) x Aa (lá chẻ)
GV : Nguyễn Thị Phương 7 Trường THCS Phạm Hồng Thái MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIẢI BÀI TẬP LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG TRONG SINH HỌC 9
Cây P có màu hoa vàng, kiểu gen AA hoặc Aa
Cây P có màu hoa trắng, kiểu gen aa
+ Bước 3: Sơ đồ lai.
Xuất hiện hai phép lai sau:
 - Trường hợp 1:
 P: AA ( hoa vàng ) x aa ( hoa trắng )
 GP: A a
 F1: Kiểu gen: Aa
 Kiểu hình: 100% hoa vàng
 - Trường hợp 2:
 P: Aa ( hoa vàng ) x aa ( hoa trắng )
 GP: A, a a
 F1: Kiểu gen: 1Aa : 1 aa
 Kiểu hình: 50% hoa vàng : 50% hoa trắng
* Thí dụ 3
 Ở bí tính trạng quả tròn trội không hoàn toàn so với tính trạng quả dài. Quả 
bầu dục là tính trạng trung gian giữa quả tròn và quả dài.
 Cho giao phấn giữa cây có quả tròn với cây có quả dài, thu được F 1. Tiếp tục 
cho F1 giao phấn với nhau.
 a. Lập sơ đồ lai từ P đến F2?
 b. Cho F1 lai phân tích thì kết quả được tạo ra sẽ như thế nào về kiểu gen và 
 kiểu hình?
 GIẢI
a. Lập sơ đồ lai từ P đến F2.
+ Bước 1: Quy ước gen.
Theo đề bài, quy ước:
Gen A: quả tròn, trội không hoàn toàn so với gen a: quả dài
GV : Nguyễn Thị Phương 9 Trường THCS Phạm Hồng Thái MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIẢI BÀI TẬP LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG TRONG SINH HỌC 9
Bài 2. Ở cà chua, quả đỏ là tính trạng trội hoàn toàn so với quả vàng. Hãy lập 
sơ đồ lai để xác định kết quả về kiểu gen và kiểu hình của con lai F 1 trong các 
trường hợp sau đây.
- Trường hợp 1: P: quả đỏ x quả đỏ
- Trường hợp 2: P: quả đỏ x quả vàng
- Trường hợp 3: P: quả vàng x quả vàng
Bài 3. Ở lúa tính trạng thân cao là trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp. 
Cho cây lúa thân cao lai với cây lúa thân thấp, F1 có tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình 
như thế nào?
2.3.2. Dạng bài toán nghịch.
 Đây là dạng bài toán dựa vào kết quả lai để xác định kiểu gen và kiểu 
hình của bố mẹ và lập sơ đồ lai.
 - Các bước giải bài toán nghịch như sau:
 + Bước 1: 
 - Nếu đề bài đã cho đầy đủ kết quả số kiểu hình ở con lai, ta rút gọn tỉ lệ kiểu 
hình con lai ( 100%; 3 : 1; 1 : 1; hay 1 : 2 : 1 ), sau đó dựa vào tỉ lệ đã rút gọn 
để suy ra kiểu gen bố mẹ.
 - Nếu đề bài chưa nêu đủ số con lai mà chỉ cho biết một kiểu hình nào đó, dựa 
vào kiểu hình và kiểu gen được biết ở con lai, ta suy ra loại giao tử mà con đã 
nhận từ bố và mẹ và kiểu gen của bố mẹ.
 + Bước 2: Lập sơ đồ lai
2.3.2.1. Các thí dụ minh hoạ.
* Thí dụ 1
 Ở đậu Hà Lan, hạt có vỏ trơn là trội so với hạt có vỏ nhăn.
Biện luận và lập sơ đồ lai cho các trường hợp sau:
a. Một trong hai cây đậu P có hạt nhăn. Các cây F1 có cây có hạt trơn, có cây có 
hạt nhăn.
 GV : Nguyễn Thị Phương 11 Trường THCS Phạm Hồng 
 Thái MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIẢI BÀI TẬP LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG TRONG SINH HỌC 9
c. F1 đồng loạt cho cây hạt trơn.
 + Bước 1: Biện luận tìm kiểu gen của P.
Một trong hai cây đậu P có hạt nhăn aa tạo một loại giao tử a cung cấp cho tất 
cả các cây lai F1 . Vì vậy, để các cây lai F1 đều có hạt trơn thì cây P còn lại chỉ 
tạo một loại giao tử A cung cấp cho F 1. Nên cây đậu P còn lại có kiểu gen AA, 
kiểu hình là đậu hạt trơn. 
 + Bước 2: Sơ đồ lai.
 P: AA ( hạt trơn ) x aa ( hạt nhăn )
 GP: A a
 F1: Kiểu gen: Aa
 Kiểu hình: Đồng loạt đậu hạt trơn
* Thí dụ 2 : Dưới đây là các số liệu được ghi nhận từ 3 phép lai:
 a) Phép lai 1: P: ? x ? -> F1: 242 lá dài : 80 lá ngắn 
 b) Phép lai 2: P: lá dài x ? -> F1: 150 lá dài : 148 lá ngắn
 c) Phép lai 3: P: lá ngắn x ? -> F1: 100% lá dài
Hãy giải thích để xác định kiểu gen của P và lập sơ đồ lai cho mỗi phép lai trên.
 GIẢI
a) Xét phép lai 1:
+ Bước 1: Giải thích, quy ước gen và tìm kiểu gen của P.
 Xét thế hệ con F1 có: 242 lá dài : 80 lá ngắn; xấp xỉ 3 lá dài : 1 lá ngắn.
 F1 có tỉ lệ của định luật phân li 3 trội : 1 lặn
 Suy ra tính trạng lá dài trội hoàn toàn so với tính trạng lá ngắn.
 Quy ước: Gen A: lá dài ; gen a: lá ngắn
 F1 có tỉ lệ 3 : 1. Suy ra hai cây P mang lai đều mang kiểu gen dị hợp: Aa ; 
kiểu hình lá dài.
+ Bước 2: Sơ đồ lai.
 P: Aa ( lá dài ) x Aa ( lá dài )
 GV : Nguyễn Thị Phương 13 Trường THCS Phạm Hồng 
 Thái MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIẢI BÀI TẬP LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG TRONG SINH HỌC 9
Cho giao phấn giữa hai cây thuần chủng thu được F1 đồng loạt giống nhau. Tiếp 
tục cho F1 giao phấn với nhau thu được F 2 có 85 quả tròn, 169 quả bầu dục và 
83 quả dài.
Giải thích kết quả và lập sơ đồ lai từ P đến F2?
 GIẢI
 + Bước 1: Giải thích và tìm kiểu gen của P.
Xét tỉ lệ kiểu hình ở F2:
85 quả tròn : 169 quả bầu dục : 83 quả dài có tỉ lệ xấp xỉ 1 quả tròn : 2 quả bầu 
dục : 1 quả dài.
F2 có tỉ lệ 1 : 2 : 1, là tỉ lệ của định luật phân tính với tính trội không hoàn toàn.
Suy ra quả tròn là tính trội không hoàn toàn so với quả dài. Quả bầu dục là tính 
trạng trung gian.
Ta có kiểu gen AA: quả tròn; Aa: quả bầu dục; aa: quả dài
Do F2 có tỉ lệ của định luật phân tính. Suy ra F1 đều có kiểu gen dị hợp Aa
Vậy 2 cây P thuần chủng mang lai phải chứa cặp gen tương phản với nhau. 
 => P: AA x aa
 + Bước 2: Sơ đồ lai.
 P: AA ( quả tròn ) x aa ( quả dài )
 GP: A a
 F1: Kiểu gen Aa
 Kiểu hình 100% quả bầu dục
 F1: Aa ( quả bầu dục ) x Aa ( quả bầu dục )
 GF1: A, a A, a
 F2: Kiểu gen: 1 AA : 2 Aa : 1 aa
 Kiểu hình: 1 quả tròn : 2 quả bầu dục : 1 quả dài
2.3.2.2. Bài tập tự giải.
 GV : Nguyễn Thị Phương 15 Trường THCS Phạm Hồng 
 Thái

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_giai_bai_tap_lai_mot_cap_tinh_trang.doc