SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh viết bài văn Nghị Luận văn học Lớp 9

doc 12 trang sklop9 24/06/2024 850
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh viết bài văn Nghị Luận văn học Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh viết bài văn Nghị Luận văn học Lớp 9

SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh viết bài văn Nghị Luận văn học Lớp 9
 Đề tài: Một số kinh nghiệm giúp học sinh viết bài văn nghị luận văn học lớp 9
 ĐẶT VẤN ĐỀ
 Có thể nói kết quả học tập bộ môn Ngữ Văn được đánh giá qua bài viết của học 
sinh. Sau những tiết học Tiếng Việt cho học sinh vốn từ, cấu trúc câu đoạn văn, sự liên 
kết... Sau các tiết học Văn bản cho học sinh những hiểu biết giá trị tác phẩm, những nội 
dung phản ánh... Tất cả đều được vận dụng để viết bài văn hoàn chỉnh theo yêu cầu 
của kiểu bài. Nếu lớp 6 học sinh kể một câu chuyện hay tả cảnh, tả người... Lớp 7 các 
em đó bắt đầu làm quen với văn nghị luận, cứ thế yêu cầu ngày một cao hơn đối với 
học sinh ở lớp 9.
 Lớp 9, học sinh tiếp tục học kiểu bài nghị luận: Nghị luận xã hội – Nghị luận 
văn học. Nghị luận văn học là một kiểu bài khó so với văn nghị luận nói riêng và phân 
môn Tập làm văn nói chung. Kiểu bài này đòi hỏi học sinh phải có năng lực phân tích, 
đánh giá từ khái quát đến cụ thể, có sự hiểu biết về Xã hội, về Văn học, về Lịch sử... và 
đặc biệt là kĩ năng trình bày.
 Nhưng đối với học sinh THCS đặc biệt là học sinh ở các tỉnh Tây Nguyên, học 
sinh trường tôi Trường THCS Nghĩa Hưng thì kĩ năng viết văn của các em còn nhiều 
hạn chế: Bài viết rời rạc, khô khan, dùng câu dùng từ chưa chính xác, bố cục chưa rõ 
ràng, lập luận chưa có sức thuyết phục, vốn từ nghèo nên diễn đạt lủng củng tối nghĩa, 
dài dòng, không thoát ý, mắc nhiều lỗi chính nhất là những em dân tộc Sê –đăng, Gia 
Rai...
 Từ thực trạng trên, tôi tìm tòi, học hỏi bạn bè, đồng nghiệp và mạnh dạn đưa ra 
một số kinh nghiệm mà mình đã thực hiện trong quá trình giảng dạy của mình. Vì vậy 
nên tôi đã chọn đề tài: MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH VIẾT BÀI VĂN 
NGHỊ LUẬN VĂN HỌC LỚP 9.
Giáo viên: Đào Thị Hồng Lê 1 Trường THCS Nghĩa Hưng Đề tài: Một số kinh nghiệm giúp học sinh viết bài văn nghị luận văn học lớp 9
tâm giúp đỡ. Trường có đội ngũ giáo viên đủ năng lực trình độ vững vàng trong chuyên 
môn nghiệp vụ.
- Chuyên môn nhà trường, Tổ chuyên môn luôn đổi mới hình thức hoạt động nhằm 
nâng cao chất lượng giảng dạy của tất cả giáo viên.
- Cơ sở vật chất của nhà trường khá đủ cho việc giảng dạy.
* Học sinh
- Rất nhiều học sinh ngoan ngoãn, có ý thức học hỏi và có sự cố gắng trong học tập.
- Nhiều năm liền đội ngũ học sinh giỏi môn Ngữ văn của trường dự thi cấp huyện, tỉnh 
đều đạt giải.
- Các em được cung cấp đủ Sách giáo khoa, vở, dụng cụ học tập.
- Một số em có Tài liệu tham khảo.
2.2/ Khó khăn 
* Giáo viên:
- Tài liệu nghiên cứu, tham khảo của bộ môn chưa có nhiều. 
- Giáo viên còn khó trong việc giúp hầu hết học sinh thích học môn Ngữ văn.
* Học sinh:
- Chỉ có số học sinh kinh còn học sinh con em người dân tộc (như: Sê- đăng, Ja rai) ở 
các làng khác nhau, khác tiếng, phần lớn đời sống kinh tế còn hạn hẹp. Do vậy, các em 
không có điều kiện mua Tài liệu tham khảo, để đọc trang bị kiến thức cho bài viết.
- Học sinh thường xuyên sử dụng tiếng dân tộc trong giao tiếp hàng ngày nên vốn ngôn 
ngữ phổ thông còn hạn chế, kĩ năng diễn đạt còn yếu.
3. Quá trình thực hiện 
 Trước thực tế về giáo viên, học sinh và dựa trên cơ sở thuận lợi, khắc phục khó 
khăn, tôi bước vào công việc: 
3.1/ Kiểm tra tình hình, thực trạng của học sinh bằng bài kiểm tra, khảo sát chất 
lượng đầu năm, cụ thể kết quả như sau:
 Lớp Sỉ số Giỏi Khá Trung bình Yếu
 9A 21 em 1- 4,76% 2- 9,52 % 13- 61,90% 5- 23,82 %
 9B 35 em 2- 5,71 % 3- 8,57% 23- 65,71% 7- 20,01%
3.2/ Mục tiêu đề ra: Mục tiêu cần đạt của tôi là hướng dẫn học sinh viết được bài văn 
nghị luận văn học lớp 9 từ đạt yêu cầu đến một bài văn hay. Cuối năm tăng tỉ lệ khá 
giỏi, hạn chế mức thấp nhất tỉ lệ yếu.
Giáo viên: Đào Thị Hồng Lê 3 Trường THCS Nghĩa Hưng Đề tài: Một số kinh nghiệm giúp học sinh viết bài văn nghị luận văn học lớp 9
 Đối với kiểu bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cần xác 
định yêu cầu cụ thể của đề bài là loại bài gì? (bàn về nhân vật trong tác phẩm (hoặc 
đoạn trích); Bàn về nội dung của tác phẩm (hoặc đoạn trích) bàn về nghệ thuật của tác 
phẩm (hoặc đoạn trích) hay bàn về đề tài của tác phẩm (hoặc đoạn trích) ?...)
Trên cơ sở đó mà tiến hành tiếp nội dung các bước sau:
- Đối với kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần phải xác định phạm vi đối 
tượng mà đề yêu cầu (Nghị luận về một bài thơ hay một đoạn thơ). Cần xác định được 
đề tài và nội dung của đề bài. Hướng nghị luận (do đề quy định hay do người viết lựa 
chọn)
- Cần hiểu đúng, đầy đủ nội dung yêu cầu của đề, tránh sai lạc, xác định được giới hạn 
phạm vi yêu cầu của đề (chứng minh, bình luận, giải thích hay phân tích...) Để từ đó 
lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng cụ thể ,tiêu biểu cho bài làm.
- Đưa đối tượng phải bàn bạc (nhân vật, chủ đề, nội dung, nghệ thuật .....) gắn câu hỏi 
tìm ý để có những ý kiến cụ thể (Điều nổi bật nhất, nét tiêu biểu cụ thể? Chi tiết nào 
biểu hiện? Ý nghĩa xã hội như thế nào? Giá trị tiêu biểu ra sao?.....)
- Đối với từng đối tượng phải bàn cần có thêm những dạng câu hỏi tìm ý phù hợp. 
Bước 2: Hiểu rõ hoàn cảnh sáng tác tác phẩm
 Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm có vai trò rất quan trọng khi cần đánh giá nhận xét 
một tác phẩm văn học. Đặt tác phẩm vào hiện thực xã hội lúc đó, ta sẽ hiểu rõ và nhìn 
nhận đúng hơn về tâm trạng, hành động suy nghĩ của nhân vật trong một tác phẩm 
(hoặc đoạn trích) hay tình cảm, cảm xúc của nhân vật được thể hiện trong một bài thơ. 
Từ đó có thể làm rõ các vấn đề: Tại sao đối tượng lại có những hành động, suy nghĩ 
như vậy? Hành động suy nghĩ đó bộc lộ tâm trạng cảm xúc như thế nào? Tâm trạng 
cảm xúc đó nói lên phấm chất gì của đối tượng.
VD: Khi làm bài văn nghị luận với đề: Cảm nhận bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ” của 
Thanh Hải. 
 Học sinh cần phải nắm rõ hoàn cảnh sáng tác bài thơ là: Năm 1978, cuộc kháng 
chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước thống nhất, bước vào xây dựng chủ nghĩa 
xã hội. Tác giả nằm trên giường bệnh tại Huế. Để thấy được cảm xúc của nhà thơ đối 
với mùa xuân, đất nước. Nhiều hình ảnh thơ đẹp và gợi cảm, ngôn ngữ bình dị sâu lắng 
cùng với giọng điệu tha thiết tác giả muốn gởi gắm điều nhắn nhủ đầy ý nghĩa khi sắp 
đi xa. 
Bước 3. Xác định luận điểm rõ ràng 
Giáo viên: Đào Thị Hồng Lê 5 Trường THCS Nghĩa Hưng Đề tài: Một số kinh nghiệm giúp học sinh viết bài văn nghị luận văn học lớp 9
 Đối với bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cần lần lượt nghị 
luận từng luận điểm thông qua việc phân tích các chi tiết tiêu biểu trong tác phẩm 
(Trang phục, hình dáng cử chỉ, hành động. Lời nói, suy nghĩ, tâm lí của nhân vật; nghệ 
thuật xây dựng nhân vật của tác giả ...). Quan trọng nhất là phải biết phân tích những 
chứng cứ có giá trị để làm sáng tỏ luận điểm (Nhận xét của người viết)
VD: Khi phân tích tình cảm của bé Thu đối với cha cần chú ý các chi tiết cử chỉ, hành 
động của bế Thu:
 + Trước khi nhận ông Sáu là cha “Nghe gọi con bé giật mình, tròn mắt nhìn, 
ngơ ngác lạ lùng ...Mặt nó bỗng tái đi .... vụt chạy ....kêu thét lên .........
 + Trong buổi chia tay với cha: “Kêu thét lên : Ba....aa.....ba . Vừa kêu vừa chạy 
xô tới, nhanh như sóc, thót lên, dang tay ôm chặt lấy cổ ba nó...
 Đối với kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ quan trọng nhất biết phân 
tích sự sáng tạo độc đáo các chi tiết, ngôn ngữ hình ảnh giọng điệu, đặc biệt là các yếu 
tố nghệ thuật để làm rõ từng luận điểm cụ thể.
VD: Cảm nhận và suy nghĩ của em về đoạn kết trong bài thơ “Đồng chí” của Chính 
Hữu.
- Kết bài bằng 3 câu thơ dựng lên bức tranh đẹp về tình đồng chí trong chiến đấu. Biểu 
tượng đẹp về cuộc đời chiến sĩ: ba hình ảnh người lính, khẩu súng vầng trăng trong 
cảnh rừng hoang sương muối trong đêm phục kích đợi giặc. Tình đồng chí đã sưởi ấm 
lòng họ giữa cảnh đêm trăng mùa đông vô cùng lạnh giá trên trường.
- Hình ảnh sáng tạo: “Đầu súng trăng treo” đầy ấn tượng, cô đọng và gợi hình, gợi cảm 
. Ngoài hình ảnh còn có nhịp điệu như nhịp điệu như nhịp lắc của một cái gì đó lơ 
lửng, chông chênh, trong sự bát ngát. 
 Khi phân tích chỉ phân tích một vài chi tiết chính còn lại có thể phân tích lướt để 
đảm bảo bài văn vừa có chỉnh thể, vừa có trọng tâm, có điểm sáng, gây được ấn tượng.
Bước 5. Lựa chọn từ ngữ phù hợp 
 Ngôn ngữ giọng điệu của lời văn có vai trò rất quan trọng trong việc diễn tả các 
trạng thái cảm xúc, thái độ của người viết. Vì vậy khi viết văn cần lựa chọn từ ngữ và 
sắp xếp lời vănn để đạt được hiệu quả diễn đạt cao nhất. Có thể sử dụng từ ngữ mang 
sắc thái trang trọng, dùng cách nói giảm, nói tránh, sử dụng từ ngữ có giá trị biểu cảm 
cao (tượng thanh, tượng hình) kết hợp sử dụng các cách nói tu từ ẩn dụ với cá điệp từ, 
điệp ngữ, so sánh nhân hoá, đặc biệt lời văn phải gợi cảm, thể hiện sự rung động chân 
thành.
Bước 6. Bố cục chặt chẽ hợp lí.
Giáo viên: Đào Thị Hồng Lê 7 Trường THCS Nghĩa Hưng Đề tài: Một số kinh nghiệm giúp học sinh viết bài văn nghị luận văn học lớp 9
 Chấm bài của giáo viên cũng là khâu quan trọng giúp học sinh tiến bộ trong 
luyện viết văn. Nhận xét, sữa lỗi đến lời phê cụ thể sẽ là động lực cho học sinh học, 
hành. Từ bài văn trước đến bài văn sau chắc chắn học sinh khó tái lỗi, viết tốt hơn. 
 Tôi đã làm những điều ấy với mong muốn học sinh mình dạy ngày một thành 
thạo hơn trong viết bài văn hoàn chỉnh- bài văn nghị luận văn học lớp 9. Sẽ có những 
học sinh giỏi hơn khi các em ý thức việc học của mình: phải học, học chăm, học để có 
khả năng bước tiếp vào những lớp học cấp III.
3.4 / Kết quả đạt được
 Với phương pháp hướng dẫn như trên, năm học qua tôi đã đạt được kết quả cụ 
thể như sau: 
 Lớp Sỉ số Giỏi Khá Trung bình Yếu
 9A 21 em 2- 9,52 % 3- 14,28% 14- 66,68% 2- 9,52 %
 9B 35 em 3- 8,57% 6- 17,14 % 23- 65,72 % 3- 8,57%
4/ Bài học rút ra từ thực tế 
* Đối với học sinh:
- Học trên lớp: Phải chú ý nghe giảng, hiểu kiến thức chắc.
- Học ở nhà: Học bài cũ, soạn bài, làm bài tập đầy đủ, thường xuyên đọc tham khảo 
nhiều tài liệu, sách báo để bổ sung thêm kiến thức phổ thông và kiến thức xã hội. Viết 
bài văn ở nhà với các đề bài ở SGK.
- Biết rút kinh nghiệm từ những bài văn trước để những bài văn sau đạt kết quả cao 
hơn.
* Đối với giáo viên:
- Người giáo viên cần phải có tâm huyết với nghề, hết lòng vì học sinh.
- Vững kiến thức chuyên môn nghiệp vụ. 
- Chuẩn bị bài chu đáo hệ thống câu hỏi rõ ràng, dễ hiểu, sát với mục tiêu của bài và 
phải phát huy được tính tích cực của học sinh.
- Nghiên cứu, tham khảo tài liệu, sách báo để bổ sung kiến thức cho bản thân.
- Thăm lớp dự giờ, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp để nâng cao tay nghề.
- Truyền thụ đúng, đủ, chính xác, những kiến thức trọng tâm kết hợp lí thuyết với thực 
hành trong phân môn Tập làm văn.
Giáo viên: Đào Thị Hồng Lê 9 Trường THCS Nghĩa Hưng Đề tài: Một số kinh nghiệm giúp học sinh viết bài văn nghị luận văn học lớp 9
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN 
TRUNG HỌC CƠ SỞ- NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC.
 NGUYỄN THÚY HỒNG - NGUYỄN QUANG MINH.
2/ TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CHO GIÁO VIÊN THCS CHU KÌ I, 
II, III - NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC.
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 VỤ GIÁO DỤC TRUNG HỌC
3/ SÁCH GIÁO KHOA, SÁCH GIÁO VIÊN NGỮ VĂN LỚP 9 - NHÀ XUẤT BẢN 
GIÁO DỤC.
4/ DÀN BÀI TẬP LÀM VĂN LỚP 9 - NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC.
 LÊ ANH XUÂN (chủ biên)
 PHẠM NGỌC BÍCH - NGYỄN THỊ HƯƠNG LAN - NGÔ THỊ HƯƠNG
5/ HƯỚNG DẪN TẬP LÀM VĂN LỚP 9 - NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC.
 VŨ NHO (chủ biên)
 NGUYỄN THÚY HỒNG - TRẦN THỊ NGA - TRẦN THỊ THÀNH
 6/ TÀI LIỆU CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG
 7/ TÀI LIỆU PHÔ TÔ CỦA CÁC ĐỢT BỒI DƯỠNG HÈ. 
Giáo viên: Đào Thị Hồng Lê 11 Trường THCS Nghĩa Hưng

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_viet_bai_van_nghi_luan.doc