SKKN Một số kinh nghiệm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ dạy Ngữ văn 9

docx 30 trang sklop9 11/07/2024 750
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ dạy Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ dạy Ngữ văn 9

SKKN Một số kinh nghiệm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ dạy Ngữ văn 9
 Một số kinh nghiệm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh
 trong giờ dạy Ngữ văn 9
 MỤC LỤC
 Trang
PHẦN I. MỞ ĐẦU................................................................................................2
I. Đặt vấn đề ...........................................................................................................2
II. Mục đích nghiên cứu .........................................................................................3
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ......................................................................4
I. Cơ sở lí luận của vấn đề ......................................................................................4
II. Thực trạng của vấn đề........................................................................................7
III. Các giải pháp đã tiến hành................................................................................8
IV. Tính mới của giải pháp ...................................................................................23
V. Hiệu quả SKKN ...............................................................................................24
PHẦN THỨ III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ .....................................................26
I. Kết luận..............................................................................................................26
II. Kiến nghị ..........................................................................................................26
 1
 Nguyễn Thị Thùy Dung – THCS Lê Đình Chinh – Krông Ana – Đắk Lắk Một số kinh nghiệm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh
 trong giờ dạy Ngữ văn 9
lớp để hoàn thiện hơn tiết dạy của bản thân cũng như để đóng góp vào hệ thống 
giáo dục chung của nước ta. 
 Bên cạnh xu thế ngày một đi lên của xã hội hiện nay, kinh tế - xã hội ngày 
càng phát triển, hội nhập kinh tế ngày càng mở rộng đòi hỏi nền giáo dục Việt 
Nam không ngừng cải tiến, đổi mới phù hợp với thế giới và các quốc gia trong 
khu vực. Mặt khác, trong bối cảnh đó, nền giáo dục còn có những bất cập về 
chất lượng giáo dục, nhiều giáo viên sử dụng phương pháp dạy học lạc hậu đã 
gây nên tình trạng thụ động trong học tập của học sinh dẫn đến hiệu quả dạy học 
chưa cao. Học sinh ít được lôi cuốn động viên khích lệ để hứng thú, tự giác học 
tập, gây nên tình trạng chán học, bỏ học ở một số bộ phận học lực yếu kém. Đó 
là cũng là thực trạng đáng buồn của trường Trung học cơ sở Lê Đình Chinh 
trong nhiều năm qua.
 Là một giáo viên đã đứng trên bục giảng hơn 4 năm, thời gian tuy chưa 
lâu nhưng cũng ít nhiều rút ra được vài kinh nghiệm quý báu trong quá trình 
giảng dạy. Tuy nhiên bản thân tôi tự nhận thấy giáo dục là vô biên với nhiều 
ngành nghề và môn học đa dạng, bản thân không thể nắm bắt hết được đặc thù 
của từng môn, mà chỉ có thể đi chuyên sâu về bộ môn Ngữ văn – bộ môn mà 
mình đang trực tiếp giảng dạy. Sau nhiều năm nghiên cứu, thực hiện tôi đã tích 
lũy được một số giải pháp giúp học sinh lớp 9 phát huy tính tích cực, chủ động 
trong giờ học Văn và đạt được những kết quả khả quan, muốn được chia sẻ với 
bạn bè, đồng nghiệp. Bởi vậy tôi xin đưa ra: “Một số kinh nghiệm phát huy 
tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ dạy Ngữ văn 9”. 
 II. Mục đích nghiên cứu
 Việc đổi mới phương pháp giảng dạy Ngữ văn hiện nay đã và đang thực 
sự là yếu tố quyết định hiệu quả giờ dạy. Phương pháp dạy học đổi mới chú 
trọng đến việc phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh 
làm cho học sinh ham thích môn học. Điều 24, luật giáo dục (do Quốc hội khoá 
X thông qua) cũng đã chỉ rõ “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, 
chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với từng lớp học, môn học, bồi dưỡng 
phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác 
động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Đây là 
định hướng cơ bản thiết thực đối với mỗi giáo viên trong đó có giáo viên dạy bộ 
môn Ngữ văn.
 Từ nhiều năm nay, phương pháp dạy văn đổi mới đã chú trọng phát triển 
hứng thú học Văn của học sinh. Một trong những mục đích của giờ Văn là làm 
sao gây được rung động thẩm mĩ, giáo dục nhân cách cho học sinh. Vấn đề học 
tập của học sinh cũng vậy. Dù có bắt buộc các em ngồi ngay ngắn học tập nhưng 
nếu không thích thú, các em không thể học tốt được. Từ thực tế giảng dạy bộ 
 3
 Nguyễn Thị Thùy Dung – THCS Lê Đình Chinh – Krông Ana – Đắk Lắk Một số kinh nghiệm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh
 trong giờ dạy Ngữ văn 9
cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Điều đó liên quan trước hết với động 
cơ học tập. Động cơ đúng tạo ra hứng thú. Hứng thú là tiền đề của tự giác. Hứng 
thú và tự giác là hai yếu tố tạo nên tính tích cực. Tính tích cực sản sinh nếp tư 
duy độc lập. Suy nghĩ độc lập là mầm mống của sáng tạo. Ngược lại, phong cách 
học tập tích cực độc lập sáng tạo sẽ phát triển tự giác, hứng thú, bồi dưỡng động 
cơ học tập. Tính tích cực, chủ động trong học tập biểu hiện ở những dấu hiệu 
như: hăng hái trả lời các câu hỏi của giáo viên, bổ sung các câu trả lời của bạn, 
thích phát biểu ý kiến của mình trước vấn đề nêu ra; hay nêu thắc mắc, đòi hỏi 
giải thích cặn kẽ những vấn đề chưa đủ rõ; chủ động vận dụng kiến thức, kĩ năng 
đã học để nhận thức vấn đề mới; tập trung chú ý vào vấn đề đang học; kiên trì 
hoàn thành các bài tập, không nản trước những tình huống khó khăn
 Theo nhiều tài liệu nghiên cứu thì môn Ngữ văn là một môn quan trọng 
hàng đầu trong các môn học ở nhà trường hiện nay. Nó mang lại nhiều lợi ích to 
lớn trong việc giáo dục và hình thành nhân cách tương lai con người như:
 - Trang bị kiến thức cơ bản, hiện đại có tính hệ thống về ngôn ngữ và văn 
học – trọng tâm là tiếng Việt và văn học Việt Nam – phù hợp với trình độ phát 
triển của lứa tuổi và yêu cầu đào tạo nhân lực trong thời kì công nghiệp hóa, 
hiện đại hóa đất nước. 
 - Hình thành và phát triển ở học sinh các năng lực sử dụng tiếng Việt, tiếp 
nhận văn bản, cảm thụ thẩm mỹ, phương pháp học tập tư duy, đặc biệt là 
phương pháp tự học, năng lực ứng dụng những điều đã học vào thực tiễn cuộc 
sống.
 - Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu tiếng Việt, văn học, văn hóa, tình yêu 
gia đình, thiên nhiên, đất nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lập, tự cường, lý 
tưởng xã hội chủ nghĩa, tinh thần nhân văn cao cả, giáo dục cho học sinh trách 
nhiệm công dân, tinh thần hữu nghị hợp tác quốc tế, ý thức tôn trọng và phát huy 
các giá trị văn hóa của dân tộc và nhân loại.
 Nhưng với phương pháp dạy học truyền thống trước đây là phương pháp 
dạy học lấy hoạt động của người thầy là trung tâm. Theo Frire - nhà xã hội học, 
nhà giáo dục học nổi tiếng người Braxin đã gọi PPDH này là “Hệ thống ban 
phát kiến thức”, là quá trình chuyển tải thông tin từ đầu thầy sang đầu trò. Thực 
hiện lối dạy này, giáo viên là người thuyết trình, diễn giảng, là “kho tri thức” 
sống, học sinh là người nghe, nhớ, ghi chép và suy nghĩ theo. Với PPDH truyền 
thống, giáo viên là chủ thể, là tâm điểm, học sinh là khách thể, là quỹ đạo. Giáo 
án dạy theo phương pháp này được thiết kế kiểu đường thẳng theo hướng từ trên 
xuống. Do đặc điểm hàn lâm của kiến thức nên nội dung bài dạy theo phương 
pháp truyền thống có tính hệ thống, tính logic cao. Song do quá đề cao người 
dạy nên nhược điểm của PPDH truyền thống là học sinh thụ động tiếp thu kiến 
 5
 Nguyễn Thị Thùy Dung – THCS Lê Đình Chinh – Krông Ana – Đắk Lắk Một số kinh nghiệm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh
 trong giờ dạy Ngữ văn 9
nghiệm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ dạy Ngữ văn 
9”. 
 2. Thực trạng
 Trường THCS Lê Đình Chinh là trường có nhiều giáo viên trẻ nhiệt tình 
trong công tác giảng dạy, ham học hỏi luôn luôn tìm tòi để nâng cao kiến thức 
chuyên môn. Không những vậy nhà trường cũng thường xuyên tổ chức các buổi 
thao giảng dự giờ đóng góp ý kiến cho nhau, để tiết dạy được hoàn thiện hơn. 
Mặt khác, Phòng Giáo dục của huyện nhà cũng tổ chức định kì các cuộc trao đổi 
chuyên môn theo các cụm. Đây cũng là dịp để các thầy cô giáo trao đổi kinh 
nghiệm giảng dạy giữa các trường với nhau để ngày càng nâng cao chất lượng 
giảng dạy. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất của nhà trường cũng ngày càng được cải 
thiện theo hướng tích cực, để phục vụ nhu cầu dạy và học của thầy trò trong 
trường.
 Về mặt học sinh, các em học sinh của trường đa phần là con em nông dân 
nên tính tình hiền lành, ngoan ngoãn, chăm chỉ mặc dù điều kiện gia đình còn 
khó khăn nhưng các em luôn nỗ lực, cố gắng phấn đấu khắc phục khó khăn để 
vươn lên trong học tập.
 Ngoài những thuận lợi kể trên thì hiện tại trường vẫn gặp nhiều khó khăn 
trong công tác giảng dạy. Cơ sở vật chất của trường tuy đã được đầu tư hơn 
trước, nhưng so với nhu cầu sử dụng thì vẫn còn nghèo nàn và thiếu thốn khá 
nhiều. Các thầy cô giáo vì còn trẻ nên ít nhiều cũng còn thiếu kinh nghiệm trong 
việc giảng dạy. Về học sinh các em tuy rất chăm ngoan nhưng do là học sinh 
nông thôn nên điều kiện học tập của các em còn thua thiệt nhiều so với các bạn, 
không những thế nhiều gia đình học sinh có hoàn cảnh hết sức khó khăn nên các 
em cũng không được gia đình quan tâm đến việc học nhiều. Ngoài ra nhiều bậc 
phụ huynh và chính các em học sinh còn mang suy nghĩ, môn Văn không phải là 
môn học lý tưởng để có thể lựa chọn ngành nghề trong tương lai cho nên còn có 
thái độ xem nhẹ môn học này. 
 Từ tình hình thực tế trên địa bàn xã, người ta thường đổ xô vào các ngành 
học mà sau này làm ra tiền. Mà muốn vậy thì phải đầu tư vào các môn học khác 
chứ không phải là văn học. Thờ ơ, vô cảm coi thường môn Văn đẫn đến các em 
học sinh không có được say mê, hứng thú học văn, đọc văn, như một nhu cầu tự 
thân. Đã qua rồi thần tượng của thế hệ trẻ là các nhà văn, nhà thơ, nhà khoa học, 
thay vào đó là các ngôi sao ca nhạc, người mẫu thời trang, minh tinh màn bạc, 
cầu thủ bóng đá.... Không còn nữa những giờ giảng văn mà cả thầy và trò đều 
xúc động trước một câu thơ hay, một áng văn đẹp, một số phận nhân vật. Không 
phủ nhận vẫn còn những em say mê văn học, yêu thích môn văn, rất am hiểu về 
 7
 Nguyễn Thị Thùy Dung – THCS Lê Đình Chinh – Krông Ana – Đắk Lắk Một số kinh nghiệm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh
 trong giờ dạy Ngữ văn 9
 III. Các giải pháp đã tiến hành
 Là giáo viên chúng ta đều biết rằng trí thông minh, khả năng tiếp thu kiến 
thức, tình trạng sức khỏe cũng như hoàn cảnh gia đình của mỗi học sinh là 
không giống nhau. Tuy nhiên trong thực tế hầu như chúng ta có xu hướng yêu 
cầu, đòi hỏi tất cả học sinh mà chúng ta dạy đều phải kết quả cao, đều phải học 
giỏi bộ môn của mình. Đó là điều vô lý vì theo thuyết thông minh của Howard 
Gardner thì Trí thông minh của con người được chia làm 8 loại đó là:
 Thông minh ngôn ngữ; 
 Thông minh logic-toán học;
 Thông minh về âm nhạc; 
 Thông minh về thể chất;
 Thông minh về không gian; 
 Thông minh về giao tiếp xã hội;
 Thông minh nội tâm;
 Thông minh về tự nhiên.
 Vậy nhiệm vụ của chúng ta cần phải nắm bắt được học sinh của chúng ta 
cơ bản có dạng trí thông minh nào để từ đó làm tốt nhiệm vụ giáo dục tri thức 
của mình. Là một giáo viên có thời gian giảng bộ môn chưa nhiều - hơn 4 năm, 
nhưng với kinh nghiệm của bản thân tôi khi còn là học sinh phổ thông cho đến 
bây giờ - là một giáo viên dạy môn Ngữ văn tại trường THCS Lê Đình Chinh, 
tôi cho rằng dạy văn là một công việc khó khăn, đó chính là dạy làm người. Đó 
là một công việc vô cùng có ý nghĩa nhưng thực tế cho thấy, ngày nay nhiều em 
học sinh không có hứng thú và không yêu thích học môn Ngữ văn. Nhiều tiết 
học, thầy cô dạy còn hời hợt, học trò thì học theo kiểu đối phó nên những tiết 
học tẻ nhạt cứ diễn ra một cách máy móc, khiên cưỡng. Vậy nên, tôi thiết nghĩ 
muốn cho học sinh yêu thích học môn Văn, trong từng tiết dạy chúng ta luôn 
phải biết tự làm mới mình bằng nhiều phương pháp khác nhau. Đặc biệt giáo 
viên phải biết cách khơi gợi, tạo được hứng thú, niềm say mê, yêu thích bộ môn 
cho học sinh.
 Nhận thức được điều này cho nên trong các tiết dạy của mình tôi luôn trăn 
trở một điều là: Làm thế nào để một tiết học trôi qua mà các em không cảm thấy 
bị áp lực, không cảm thấy mệt mỏi, chán chường? Làm thế nào để trước mỗi giờ 
học các em có được cảm giác chờ đợi và háo hức đến tiết học Ngữ văn? Làm thế 
nào để các em cảm nhận được mình là một thành viên quan trọng của lớp và làm 
thế nào để các em có được những kiến thức cơ bản nhất của tiết học đó? Vì vậy 
với nội dung này, tôi mong muốn chia sẻ, trao đổi một vài kinh nghiệm nhỏ bé 
 9
 Nguyễn Thị Thùy Dung – THCS Lê Đình Chinh – Krông Ana – Đắk Lắk

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_kinh_nghiem_phat_huy_tinh_tich_cuc_chu_dong_cua.docx