SKKN Một số kinh nghiệm tập luyện môn Cầu lông cho học sinh cấp THCS
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm tập luyện môn Cầu lông cho học sinh cấp THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm tập luyện môn Cầu lông cho học sinh cấp THCS
MỤC LỤC I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. 3 3. Đối tượng nghiên cứu. 4 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu. 4 5. Phương pháp nghiên cứu 4-5 II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận 5-7 2. Thực trang 7 2.1 Thuận lợi – khó khăn 7 8 2.2 Thành công và hạn chế 8 2.3 Mặt mạnh, mặt yếu 2.4 Các nguyên nhân và yếu tố tác động... 9 2.5 Phân tích, đánh giá vấn đề thực trạng đề tài đã đặt ra 9 3. Giải pháp và biện pháp 10 3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 10 3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 11-29 3.3 Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp 30 3.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 30 3.5 Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 30 4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn 31 đề nghiên cứu III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận 32 2. Kiến nghị 33 IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO 35 1 sinh giỏi TDTT cấp huyện, cấp tỉnh, qua phỏng vấn các HLV, các nhà chuyên môn tất cả đều nhận thấy rằng "Các vận động viên, học sinh, của chúng ta thi đấu chưa đạt hiệu quả cao là do thể lực, kĩ thuật còn yếu, chưa đáp ứng được với yêu cầu ở các trận đấu kéo dài căng thẳng". Chính vì vậy trong chương trình môn Thể dục dạy học cho học sinh ở trường THCS việc đưa các bài tập bổ trợ thể lực, phương pháp huấn luyện là rất cần thiết và quan trọng trong việc nâng cao thể lực, kĩ thuật cho từng môn học từ đó các em mới có thể thực hiện đúng được các yêu cầu kỹ thuật và chiến thuật, từ đó nâng cao trình độ và đạt kết quả cao trong các hội thi. Nếu giáo viên giảng dạy không áp dụng tốt các phương pháp và bài tập bổ trợ thì sẽ không có hiệu quả. Đặc biệt là môn Cầu Lông, vì thể lực của các em yếu nên việc tiếp thu và thực hiện các kỹ thuật còn hạn chế và chưa đạt kết quả cao. Vì vậy vấn đề đặt ra là phải xây dựng một chiến lược lâu dài các biện pháp nhằm phát triển phong trào TDTT đồng bộ tất cả các môn thông qua các Câu lạc bộ sở thích, đặc biệt là môn Cầu lông. Nhận thức được vấn đề nêu trên kết hợp với kiến thức của bản thân trong thời gian giảng dạy, tôi mạnh dạn chọn đề tài " Một số kinh nghiệm tập luyện môn Cầu lông cho học sinh cấp THCS" 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. - Qua tìm hiểu thực trạng môn Cầu lông ở các trường THCS trên đại bàn huyện đều chưa có phương pháp tập luyện bài bản nên kết quả thi đấu chưa cao. - Giúp các em hoàn thiện về mặt thể chất và chức năng của cở thể nhằm hình thành và củng cố những kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản, quan trọng trong cuộc sống. Hình thành những kỹ thuật, tâm lý, chiến thuật khi thi đấu. - Củng cố và tăng cường sức khỏe, hình thành cho học sinh thói quen giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể thường xuyên, giáo dục phẩm chất đạo đức, ý chí, tinh thần tập thể, ý thức tổ chức kỷ luật, xây dựng niềm tin và có cuộc sống lành mạnh vươn lên. - Khơi dậy niềm đam mê môn Cầu lông, phát hiện những em có năng khiếu, bồi dưỡng trong đội tuyển tham gia thi đấu các hội thi. - Xây dựng giáo án tập luyện chi tiết theo tuần, tháng, năm 3 Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi đã phỏng vấn các thầy giáo, cô giáo dạy Thể dục, các vận động viên đạt giải Cầu lông cấp tỉnh và khu vực miền trung, huấn luyện viên nhằm thu thập thông tin phục vụ cho việc điều tra thực trạng tập luyện môn Cầu lông trong các trường THCS. Thông qua phiếu hỏi và toạ đàm để tìm ra các bài tập tập luyện cho học sinh. 5.3. Phương pháp quan sát sư phạm Tôi tiến hành quan sát các buổi tập luyện và đánh giá khả năng tiếp thu của các em học sinh, đồng thời tiến hành quan sát giờ tập của một số huyện có phong trào Cầu lông phát triển mạnh như: huyện Krông păk, huyện EaKa... để tìm hiểu các bài tập thường được sử dụng trong tập luyện mônCầu lông, đồng thời thu thập các thông tin để giải quyết các mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. 5.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm Phương pháp kiểm tra sư phạm được tiến hành để đánh giá trình độ sức sức bền của học sinh trước khi tiến hành thực nghiệm. 5.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Các bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho học sinh trường THCS Buôn Trấp được tiến hành trong 08 tháng theo 2 giai đoạn: giai đoạn 04 tháng đầu và 04 tháng sau trong đợt thi Hội khỏe phù đổng cấp huyện và cấp tỉnh. Đề tài tiến hành thực nghiệm theo hình thức so sánh song song kết quả trước và sau khi tập luyện các bài tập. II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận Ngay từ khi mới thành lập chính quyền (1945) Đảng và Nhà nước ta đã hết sức coi trọng công tác giáo dục con người phát triển toàn diện nói chung và nâng cao năng lực thể chất nói riêng. Coi đây là tài sản của đất nước. Các văn bản pháp lý của Đảng và Nhà nước ta đều nhấn mạnh TDTT và công tác cách mạng, là công cụ tác động tích cực đến đời sống của xã hội, là bộ phận quan trọng trong sự nghiệp giáo dục con người, phát triển toàn diện về mọi mặt. Ngày 24/03/1994 Ban bí thư TW Đảng ra chỉ thị 36 CT/TW về công tác TDTT trong giai đoạn mới, đề cập một hệ thống các quan điểm cơ bản của Đảng về TDTT các mục tiêu và nội dung chỉ đạo phát triển TDTT có ý nghĩa chiến 5 kỹ thuật của các em được đảm bảo sẽ củng cố và nâng cao tâm lý, bản lĩnh, chủ động và sáng tạo trong thi đấu. 2. Thực trang 2.1. Thuận lợi, khó khăn * Thuận lợi. Được sự quan tâm của Phòng GD&ĐT, thường xuyên quan tâm bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên. Có tổ chuyên môn Thể dục thường xuyên họp tổ, rút kinh nghiệm, thực hiện những chuyên đề mới về phương pháp dạy học, cách bồi dưỡng học sinh có năng khiếu. Lãnh đạo nhà trường luôn tạo mọi điều kiện về sân bãi tập luyện, cơ sở vật chất cho công tác giảng dạy, huấn luyện, giáo viên trong trường thường xuyên dự giờ và góp ý cho tôi. Bản thân được đào tạo Đại học chính quy, học chuyên sâu về môn Cầu lông . Luôn luôn an tâm công tác, yêu nghề, tích cực tìm tòi học hỏi nâng cao chuyên môn nghiệp vụ thông qua đồng nghiệp, trên Internetvv. Đa số các em học sinh ham thích môn Cầu lông, có ý thức tổ chức kỷ luật, năng động, nhiệt tình với các bài tập khi giáo viên đưa ra. Học sinh có năng khiếu, tiếp thu nhanh, dễ uốn nắn, sửa sai. Đa số các em gần trường nên việc đi lại thuận lợi, được gia đình quan tâm tạo điều kiện trong việc tập luyện. Phong trào TDTT trong trường và ngoài xã hội đang phát triển nên học sinh có điều kiện tập luyện và cọ sát. Nhà trường đã có nhà đa chức năng nên thuận lợi cho các em học tập và thi đấu. * Khó khăn. Trong quá trình thực hiện đề tài tôi nhận thấy một số em chưa thật sự chú ý đến việc tập luyện và thi đấu, lý do các em phải đi học chính khóa và học thêm nhiều nên thời gian phần nào đã ảnh hưởng. 7 Các em được tập luyện với ở sân trong nhà nên kỹ thuật và cảm giác với trái cầu tốt hơn. Thường xuyên được cọ sát với các anh chị trong Câu lạc bộ Cầu lông Long Vũ nên củng cố được kỹ thuật, bản lĩnh và thể lực tăng nhanh. Đa số các em học sinh thích chơi môn Cầu lông * Mặt yếu Một số phụ huynh học sinh không muốn con mình tham gia tập luyện và chơi Cầu lông ví sợ ảnh hưởng tói việc học tập, kinh phí còn hạn chế. Điều kiện cơ sở vật chất ở một số trường còn nhiều thiếu thốn như: chưa có nhà Đa chức năng, chưa có thầy học chuyên sâu về môn Cầu lông, gia đình còn khó khăn chưa có điều kiện đầu tư cho con tham gia tập luyện. 2.4. Các nguyên nhân, yếu tố tác động Một số phụ huynh không muốn cho con tham gia tập luyện trong đội tuyển cầu lông. Lịch học thêm và học tăng tiết nhiều nên các em không có nhiều thời gian tập luyện 2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trang mà đề tài đã đặt ra Trong giảng dạy v à tập luyện môn Cầu Lông ở trường THCS các em chỉ được học các trang bị kỹ thuật, phương pháp tập luyện, các bài tập bổ trợ. Nhưng do thời gian các em dành cho việc tập luyện, kinh phí còn nhiều hạn chế. Do vậy mà kĩ thuật, thể lực chưa đạt được thành tích cao. Nếu người giáo viên không đưa các bài tập bổ trợ và có phương pháp huấn luyên phù hợp thì: - Thứ nhất: HS chỉ biết được kỹ thuật cơ bản chứ khi áp dụng kỹ thuật đó vào thi đấu thì không thực hiện được vì thiếu thể lực di chuyển chậm, lực cổ tay không đủ để đánh đường cầu đúng yêu cầu. - Thứ hai: Nếu không củng cố thể lực chuyên môn cho các em nội dung học lặp lại nhiều lần thể lực chuyên môn của người học yếu dẫn đến người học bị sớm mệt mỏi nhàm chán thiếu hứng thú tập luyện. 9 - Thường xuyên hoàn thiện kĩ thuật kết hợp với việc phát triển các tố chất và năng lực liên quan để tăng cường hiệu quả sử dụng kĩ thuật trong tập luyện và thi đấu. Để đạt được mục đích của SKKN, đề tài xác định các mục tiêu cụ thể sau: Mục tiêu1: Nghiên cứu thực trạng tập luyện cầu lông của học Trường THCS Buôn Trấp. Mục tiêu 2: Lựa chọn và ứng dụng các bài tập chọn học sinh Cầu lông Trường THCS Buôn Trấp. Trong quá trình huấn luyện kĩ thuật cần chú ý những yêu cầu sau: - Đảm bảo yêu cầu của các nguyên tắc giảng dạy đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ đã biết đến chưa biết. - Giảng dạy kĩ thuật phải được tiến hành một cách tuần tự hợp lí sao cho có thể tận dụng được những qui luật trong giảng dạy động tác - Thường xuyên theo dõi các diễn biến quá trình tiếp thu kĩ thuật, sửa chữa các sai lầm mà người học mắc phải một các kịp thời. - Sử dụng phối hợp một cách khoa học và hợp lí các phương pháp huấn luyện trong GDTC để nhằm gúp người học tiếp thu nhanh các kĩ thuật cần trang bị trong quá trình tập luyện. 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 3.2.1. Giai đoạn huấn luyện ban đầu Ở giai đoạn này cần giảng dạy cho người học nhận thức đúng về mục đích và nhiệm vụ của động tác mình cần học thông qua việc sử dụng các phương pháp trực quan để học có khái niệm tư duy đúng đắn về kĩ thuật của giáo viên đề ra, với các kĩ thuật phúc tạp khi tiến hành có thể đơn giản hoá bằng các phương pháp phân chia hay sử đụng các bài tập bổ trợ để dẫn dắt cho người tập dễ dàng thực hiện kĩ thuật một cách chính sách với chất lượng cao. Ví dụ: Trong huấn luyện kĩ thuật phòng thủ thấp tay thường có sự kết hợp với các bước chân, sau khi giảng giải và thi phạm về kĩ thuật có thể cho nguời tập thực hiện không tiếp xúc với cầu bằng cách đếm nhịp: 1 là bước chân; 2 là xoay 11 đó cho người học một cách kịp thời mới có thể nâng cao hiệu quả giảng dạy của mình. Kết thúc giai đoạn này người tập phải tiếp thu được kĩ thuật tương đối hoàn chỉnh, tuy nhiên các động tác thực hiện còn thô và thể hiện ở mức độ chuẩn xác chư cao, chưa điều chỉnh được đường cầu theo ý muốn, dùng sức nhiều mà hiệu quả đánh cầu chưa được cao, động tác phối hợp chưa được nhịp nhàng. 3.2.2. Giai đoạn huấn luyện sâu Ở giai đoạn này cần nâng cao kĩ thuật của người học đến mức độ tương đối hoàn thiện. Các chi tiết kĩ thuật cần được tiếp thu một cách hoàn chỉnh với độ chính xác cao về không gian, thời gian và nhịp điệu. Các bài tập thực hiện kĩ thuật cần đựơc thực hiện liên tục với độ khó tăng dần. Mặc dù việc thực hiện kĩ thuật ở giai đoạn này còn mang tính chất đơn lẻ, song những yêu cầu chính xác của kĩ thuật, độ chuẩn khi đánh cầu, yêu cầu về dùng sức, cự ly đánh cầu phải được tăng lên. Các động tác kĩ thuật của cầu lông chỉ thực hiện có hiệu quả khi biết kết hợp các yếu tố sức mạnh, sức nhanh ,sức bền và khéo léo trong kĩ thuật. Bởi vậy ngay ở giai đoạn này cần phải phối hợp giảng kĩ thuật với việc tập luyện với các tố chất liên quan, đặc biệt là các yếu tố cần thiết cho kĩ thuật di chuyển và lực gập mở cổ tay trong các kĩ thuật đánh cầu. Nếu như ở giai đoạn đầu các động tác đánh cầu cần thực hiện với biên độ rộng của cánh tay thì ở giai đoạn này biên độ hoạt động của cánh tay cần hạn chế và bù vào đó là mở rộng biên độ hoạt động của cổ 13
File đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_tap_luyen_mon_cau_long_cho_hoc_sinh.doc