SKKN Một số kinh nghiệm tổ chức để tiết sinh hoạt lớp trở thành "Tiết học bổ ích"

doc 29 trang sklop9 18/07/2024 650
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm tổ chức để tiết sinh hoạt lớp trở thành "Tiết học bổ ích"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm tổ chức để tiết sinh hoạt lớp trở thành "Tiết học bổ ích"

SKKN Một số kinh nghiệm tổ chức để tiết sinh hoạt lớp trở thành "Tiết học bổ ích"
 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2015 - 2016
 PHẦN MỞ ĐẦU
 1. Lý do chọn đề tài
 Trong các nhiệm vụ của giáo viên công tác chủ nhiệm được xem là nhiệm vụ 
nặng nề nhất. Giáo viên chủ nhiệm là người chịu trách nhiệm thực hiện mọi hoạt động 
liên quan đến lớp và các thành viên trong lớp. Là người xây dựng kế hoạch, tổ chức 
cho lớp mình thực hiện các kế hoạch, theo dõi đánh giá việc thực hiện kế hoạch của 
học sinh, theo dõi tình hình học tập và rèn luyện của các em, giải quyết các vụ việc xảy 
ra trong lớp...Một trong những nhiệm vụ mà các thầy cô bận tâm nhất đó là tiết sinh 
hoạt cuối tuần của lớp chủ nhiệm. Bởi lẽ trên thực tế, các tiết sinh hoạt chủ nhiệm còn 
gặp rất nhiều khó khăn, chưa thực sự đem lại hiệu quả như mong muốn. Để rõ hơn về 
thực trạng của tiết sinh hoạt cuối tuần tôi đã thăm dò ý kiến của học sinh lớp chủ 
nhiệm: 
 Cảm nhận của em về tiết sinh hoạt lớp
 Tổng số Rất thích Thích Bình thường Không thích
 39 0 5 9 25
 Như vậy đa số học sinh không thích tiết sinh hoạt lớp. Hay nói một cách khác đi 
là các em rất "sợ" khi phải đến tiết sinh hoạt cuối tuần. Tôi luôn băn khoăn là tại sao 
tiết sinh hoạt lớp lại khiến các em nhàm chán? 
 Hơn nữa, trong công tác chủ nhiệm, giờ sinh hoạt lớp đóng vai trò quan trọng. 
Đó là một trong những hoạt động giáo dục hữu ích, giúp giáo viên chủ nhiệm quản lí 
lớp học, xây dựng tập thể lớp đoàn kết và giúp các em phát triển những kĩ năng sống 
cơ bản. Chính thông qua các tiết sinh hoạt lớp giáo viên chủ nhiệm có điều kiện gắn bó 
với học sinh, biết được những tâm tư nguyện vọng của các em để cùng các em giải 
quyết những vấn đề khúc mắc trong cuộc sống và trong học tập. Để từ đó các em được 
trải nghiệm, được rèn luyện và phát triển theo chiều hướng tích cực. 
 Thế nhưng, vẫn không ít những giờ sinh hoạt lớp diễn ra trong không khí nặng 
nề, căng thẳng hoặc qua loa đại khái, làm sai lệch mục tiêu và mất đi ý nghĩa của tiết 
học này. Bởi vì vào tiết sinh hoạt chủ nhiệm, các em học sinh phải ngồi nghe những lời 
trách móc, mắng mỏ với nhiều “cung bậc trầm bổng” khác nhau của giáo viên chủ 
nhiệm về những “lỗi lầm” mà các em đã gây ra trong tuần. Nếu lớp bị xếp loại thi đua 
cuối bảng thì những em vi phạm sẽ phải chịu “hình phạt” như đứng trước lớp, úp mặt 
vào tường, lắng nghe bao lời "trách móc" của giáo viên chủ nhiệm, cuối cùng là nêu 
tên, khiển trách trước cờ...Và "bài ca muôn thuở" chỉ kết thúc khi giáo viên được “thỏa 
mãn” cơn tức. Còn học sinh thì chán nản, mong cho sớm kết thúc tiết học này. Đó 
 1
 Một số kinh nghiện tổ chức để tiết sinh hoạt lớp trở thành “tiết học bổ ích” Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2015 - 2016
quản lý giáo dục, có thể coi giáo viên chủ nhiệm như một nhà quản lý với các vai trò: 
người lãnh đạo lớp học, người điều khiển lớp học, người làm công tác phát triển lớp 
học, người làm công tác tổ chức lớp học, người giúp hiệu trưởng bao quát lớp học, 
người giúp hiệu trưởng thực hiện việc kiểm tra sự tu dưỡng và rèn luyện của học sinh, 
người có trách nhiệm phản hồi tình hình lớp"
 Như vậy, ngoài tiết dạy trong chương trình đối với một giáo viên bộ môn thì tiết 
sinh hoạt lớp cũng là một tiết dạy không kém phần quan trọng đối với giáo viên chủ 
nhiệm lớp nên giáo viên cần có sự nhiệt tình, tận tụy, thường xuyên đổi mới hình thức, 
phương pháp để tiết sinh hoạt lớp trở thành tiết học bổ ích.
 Theo thông tư số 12/TT- BGD&ĐT ngày 28 tháng 03 năm 2011của Bộ GD&ĐT 
ban hành điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học 
quy định rõ nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên chủ nhiệm. Theo đó, trong chương 
trình giáo dục phổ thông, tiết sinh hoạt lớp cũng được quy định như một tiết học bắt 
buộc, trong đó giáo viên chủ nhiệm cũng được hưởng số tiết kiêm nhiệm theo quy định 
(4 tiết/tuần), học sinh cũng thực hiện đủ thời lượng của một tiết học (45 phút/ tiết). Vì 
vậy giáo viên chủ nhiệm lớp cần xây dựng kế hoạch, thực hiện tiết sinh hoạt lớp như 
một tiết học, thỏa mãn được mục tiêu về kiến thức, rèn luyện kĩ năng và hình thành 
thái độ cho học sinh.
 2. Thực trạng
 a. Thuận lợi, khó khăn
 * Thuận lợi:
 - Về phía giáo viên chủ nhiệm: Bản thân làm giáo viên chủ nhiệm nhiều năm nên 
có kinh nghiệm trong việc quản lí và điều hành lớp. Có kinh nghiệm giáo dục học sinh, 
hướng dẫn học sinh tự quản và tổ chức điều khiển tiết sinh hoạt cuối tuần, cũng như 
những buổi sinh hoạt ngoại khóa khác của lớp. 
 + Bản thân đã đôi lần được cử đi tập huấn về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh 
thông qua công tác chủ nhiệm lớp tại Sở GD&ĐT Đăk Lăk để giao lưu, trao đổi kinh 
nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp.
 + Đã tham gia hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp huyện. Thông qua hội thi giáo 
viên đã có thêm nhiều kĩ năng trong giao tiếp với học sinh, xử lí các tình huống sư 
phạm thường gặp, có thêm kinh nghiệm trong giáo dục kĩ năng sống cho các em khi 
đang ngồi trên ghế nhà trường.
 3
 Một số kinh nghiện tổ chức để tiết sinh hoạt lớp trở thành “tiết học bổ ích” Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2015 - 2016
 - Thực hiện tốt công tác chủ nhiệm lớp là trong đó đã xây dựng được một lớp học có nề 
nếp, có thói quen học tập tốt, phát huy được tính chủ động, tích cực học tập của học sinh, góp 
phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay nhằm nâng cao chất lượng học tập của 
học sinh.
 - Trên cơ sở đó giáo viên có cơ hội nắm bắt đặc điểm phát triển tâm sinh lý của từng em. 
Là điều kiện để giáo viên nhận xét đánh giá và xếp loại đạo đức học sinh cuối năm, tạo uy tín 
đối với phụ huynh và học sinh trong công tác chủ nhiệm.
 * Hạn chế
 - Đa số các trường học rất coi trọng việc đổi mới phương pháp nhằm nâng cao 
chất lượng học tập nhưng chưa thật chú trọng đến việc giáo dục kĩ năng sống cho các 
em nên việc tổ chức tiết sinh hoạt lớp theo một tiết học chỉ là giải pháp chủ quan của 
giáo viên chủ nhiệm. 
 - Tiết sinh hoạt được thực hiện đều đặn vào cuối tuần nhưng nội dung và hình 
thức tổ chức chưa phù hợp, còn mang tính đối phó, qua loa. 
 - Đa số học sinh vẫn còn bị động, ỉ lại, nhàm chán, chưa có trách nhiệm với bản 
thân, chưa tích cực trong các hoạt động tập thể
 c. Mặt mạnh, mặc yếu
 * Mặt mạnh
 - Học sinh có kĩ năng giao tiếp, kĩ năng xử lí tình huống, biết làm chủ bản thân, tự tin, 
quyết đoán ở mọi nơi mọi lúc.
 - Giáo viên có cơ hội gần gũi, chia sẻ những tâm tư nguyện vọng của các em. Từ đó 
điều chỉnh thái độ, hành vi của học sinh lớp chủ nhiệm, giúp các em phát triển theo chiều 
hướng tích cực.
 * Mặt yếu
 - Một số tiết sinh hoạt lớp còn mang tính đối phó, qua loa, chưa đáp ứng yêu cầu. 
 - Còn mất khá nhiều thời gian chuẩn bị nội dung, các cơ sở vật chất, phương tiện phục 
vụ cho việc tổ chức tiết sinh hoạt lớp theo chủ đề như phòng học, máy tính, máy chiếu và một 
số phương tiện khác...
 d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động đến việc nghiên cứu đề tài
 - Dựa trên thực trạng tổ chức tiết sinh hoạt lớp của giáo viên chủ nhiệm tại trường 
THCS Lương Thế Vinh và huyện Krông Ana hiện nay. 
 5
 Một số kinh nghiện tổ chức để tiết sinh hoạt lớp trở thành “tiết học bổ ích” Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2015 - 2016
 + Tuần 3: Tổ chức các cuộc thi: rung chuông vàng, đố vui để học, giải đáp thắc 
mắc...
 + Tuần 4: Đánh giá các hoạt động của lớp, xếp thi đua của tổ, cá nhân theo 
tháng.
 Với những tiết sinh hoạt lớp theo lối truyền thống: tổng kết đánh giá tuần học, 
triển khai kế hoạch tuần tới...là những công việc thường làm mà bất cứ giáo viên chủ 
nhiệm nào cũng đã biết. Nhưng để tổ chức tiết sinh hoạt theo một tiết học, gắn liền với 
việc giáo dục kĩ năng sống và giáo dục đạo đức học sinh thì có lẽ nhiều giáo viên còn 
bỡ ngỡ. Tôi xin đưa ra một số ví dụ cụ thể như sau:
 1. Tổ chức tiết sinh hoạt chủ nhiệm với kĩ năng sống
 - Trước tiên, để tổ chức tiết sinh hoạt chủ nhiệm với kĩ năng sống giáo viên cần 
xây dựng và lựa chọn chủ đề phù hợp theo từng tháng. Một tháng chỉ nên tổ chức một 
chủ đề để tránh sự nhàm chán và không mất quá nhiều thời gian chuẩn bị. Sau đây tôi 
xây dựng một số chủ đề chúng ta có thể thực hiện trong tiết sinh hoạt lớp:
 Thời gian
 TT Chủ đề Ghi chú
 thực hiện
 1 Ngôi trường dấu yêu Tháng 8
 2 Văn hóa giao tiếp: Lịch thiệp trong lời ăn tiếng nói Tháng 9
 3 Em yêu quê hương Việt Nam Tháng 10
 4 Tri ân Thầy cô Tháng 11
 5 Rèn luyện thói quen làm việc có mục đích Tháng 12
 6 Văn hóa trong giao thông Tháng 1
 7 Nhận ra dấu hiệu yêu thương và hành động trong Tháng 2
 yêu thương
 8 Games online và hậu quả của games online Tháng 3
 9 Ước mơ của em Tháng 4
 10 Rèn luyện kĩ năng định hướng nghề nghiệp Tháng 5
 - Giáo viên có thể linh hoạt thay đổi chủ đề, thay đổi thời gian thực hiện sao cho 
phù hợp với đặc điểm của trường, học sinh lớp chủ nhiệm.
 - Sau khi lựa chọn được chủ đề giáo viên cần thông báo cho học sinh chủ đề sẽ 
được thực hiện để các em cần chuẩn bị. 
 7
 Một số kinh nghiện tổ chức để tiết sinh hoạt lớp trở thành “tiết học bổ ích” Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2015 - 2016
 Các bạn thân mến, mỗi học sinh chúng ta muốn trưởng thành và thành công 
trong xã hội đều phải nhờ đến công lao của các thầy cô giáo. Tri ân thầy cô là việc 
làm rất có ý nghĩa. Hôm nay lớp ta dành thời gian tiết sinh hoạt lớp để tỏ lòng biết ơn 
đến các thầy cô đã dìu dắt ta nên người.
 Hoạt động hôm nay chúng ta sẽ thực hiện gồm 3 phần:
 + Phần 1: Thi đố vui về âm nhạc
 + Phần 2: Tìm hiểu về ca dao, tục ngữ
 + Phần 3: Thi sáng tạo
 * Phần 1: Thi đố vui về âm nhạc
 Phần thi này gồm hai lượt: 
 - Lượt thứ nhất: Cả lớp nghe một đoạn nhạc và đoán tên bài hát (điểm tối đa: 5 
điểm/ bài).
 Bài 1: Khi thầy viết bảng bụi phấn bay bay
 Đáp án: bài hát: Bụi phấn
 Bài 2: Người thầy vẫn lặng lẽ đi về sớm trưa
 Đáp án: bài hát: Người thầy
 Bài 3: Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo
 Đáp án: Bài hát: Cô và mẹ
 Bài 4: Cô ơi nhớ không cô, bao năm rồi cô nhỉ
 Đáp án: Bài hát: Cô ơi
 Bài 5: Thưa thầy em đã thuộc
 Đáp án: Bài hát: Bài học đầu tiên
 - Lượt thứ hai: Mỗi nhóm sẽ được quyền bốc thăm và lựa chọn bài hát yêu 
thích về thầy cô ở trên để trình diễn, có thể đơn ca, tam ca hay tốp ca. (điểm tối da cho 
phần này là 10 điểm). 
 * Phần 2: Thi đố vui về ca dao tục ngữ, tìm hiểu về ngày Nhà giáo Việt Nam
 - Lượt thứ nhất: Giám khảo cung cấp những câu ca dao tục ngữ nói về thầy cô 
còn khuyết vài chỗ, các nhóm tìm từ thích hợp để hoàn thiện cho câu ca dao tục ngữ 
này (điểm tối đa cho phần này là 5 điểm/câu)
 Câu 1: Mười năm rèn luyện.đèn. Công danh gặp bước chớ quênthầy.
 Đáp án: sách – ơn
 Câu 2: Mẹ chađức sinh thành. Ra trường thầyhọc hành cho hay.
 Đáp án: công – dạy.
 Câu 3: Ơnkhông bằng gốc bễ. thầy gánh vác cuộc đời học sinh.
 9
 Một số kinh nghiện tổ chức để tiết sinh hoạt lớp trở thành “tiết học bổ ích”

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_to_chuc_de_tiet_sinh_hoat_lop_tro_th.doc