SKKN Một số kinh nghiệm trong việc phòng chống bạo lực học đường đối với học sinh trung học cơ sở

docx 37 trang sklop9 07/08/2024 1511
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm trong việc phòng chống bạo lực học đường đối với học sinh trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm trong việc phòng chống bạo lực học đường đối với học sinh trung học cơ sở

SKKN Một số kinh nghiệm trong việc phòng chống bạo lực học đường đối với học sinh trung học cơ sở
 1 3
 không bình thường.
 2.3.2.3. Học sinh nên học cách kiểm soát cảm xúc và hành vi của 
 mình. 15
 2.3.3. Can thiệp khi hành vi bạo lực học đường xảy ra. 
 2.3.4. Tăng cường can thiệp hỗ trợ sau khi xảy ra hành vi bạo lực. 16
 2.3.5. Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp. 17
 Những hình ảnh minh họa 17
 3. KẾT QUẢ VÀ ỨNG DỤNG. 20
 3.1. Kết quả đạt được năm học 2020 - 2021. 29
 3.2. Ứng dụng 29
 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 29
 4.1. Kết luận 31
 4.1.1. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm 31
 4.1.2. Bài học kinh nghiệm 31
 4.2. Kiến nghị 31
 4.2.1. Về phía nhà trường. 32
 4.2.2. Về phía gia đình. 32
 4.2.3. Về phía xã hội. 33
 4.2.4. Về phía giáo viên. 33
 4.2.5. Về phía học sinh. 34
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 34
 36
Một số kinh nghiệm trong việc phòng chống bạo lực học đường đối với học sinh THCS 5
nhiệm của các thầy giáo, cô giáo; đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm là người được các em tin 
tưởng chia sẻ những vương mắc mong được các thầy cô tư vấn, giúp đỡ.
 Để xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn trong xã hội thì tất cả mọi 
người, mọi cơ quan, tổ chức  ai quan tâm đến thế hệ trẻ, đều có thể hiến kế những biện 
pháp thiết thực để giúp các em yêu thương nhau hơn, có cách ứng xử với nhau bằng lời nói 
khôn khéo hơn mà không dùng “nắm đấm”. Với những bài học đúc rút từ thực tiễn của vấn 
đề bạo lực học đường những người chăm lo đến thế hệ trẻ đặt mình vào những em học sinh 
ấy, mới phần nào hiểu được vì sao các em đánh nhau. Có khi chỉ là một lỗi nhỏ, nhưng thiếu 
kỹ năng nhận biết và đánh giá, các em quy chụp đó là hành vi thiếu tôn trọng nhau, thế là 
“uýnh”. Thậm chí, có em thách thức đánh nhau, nhưng chưa đủ hiểu biết để lường trước hậu 
quả. Tâm lý các em đang tuổi học phổ thông là nông nổi, bồng bột, hiếu kỳ với điều lạ, cái 
mới, dễ bị kích động. Chúng ta phải đứng ở vị thế của các em để hiểu các em đang cần gì, 
và trang bị đúng những thứ mà các em đang cần. Đó chính là kỹ năng bày tỏ lòng yêu 
thương và cách cư xử đầy tự trọng với bạn đồng trang lứa.
 Tôi mong những kinh nghiệm này giúp các thầy giáo, cô giáo, những người làm công 
tác giáo dục, các nhà quản lý giáo dục, quản lý xã hội, các bậc phụ huynh có thêm cho mình 
những hiểu biết, kinh nghiệm trong việc phòng chống bạo lực học đường, xử lý, giáo dục các 
em các vụ bạo lực của học sinh một các thấu tình đạt lý giúp các em nhận thức được hành vi 
vi phạm đạo đức của mình. Từ đó rèn cho các em những kỹ năng sống cơ bản trong xử sự, 
giao tiếp giải quyết các tình huống mà các em thường gặp trong cuộc sống xã hội hiện đại, 
tránh những điều không đáng có xảy ra gây thiệt hại cho bản thân và người khác, mắc vào 
vòng pháp luật. Giải quyết tốt bạo lực học đường, bạo lực tuổi vị thành niên là điều kiện tiên 
quyết trong việc giáo dục đạo đức học sinh, giữ vững kỷ cương và nâng cao được chất lượng 
giáo dục trong nhà trường vì thế tôi quyết định chọn đề tài “ Một số kinh nghiệm trong việc 
phòng chống bạo lực học đường đối với học sinh THCS”
1.2. Mục đích nghiên cứu 
 - Tìm hiểu thực trạng bạo lực trong trường THCS hiện nay.
 - Tìm hiểu những nguyên nhân làm nảy sinh hành vi bạo lực trong trường học hiện 
nay.
 - Những hậu quả của hành vi bạo lực trong học đường đến trẻ em, gia đình, nhà trường 
và toàn xã hội.
 - Tìm hiểu dư luận xã hội về thực trạng và những giải pháp phòng chống bạo lực học 
đường.
1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Một số kinh nghiệm trong việc phòng chống bạo lực học đường đối với học sinh THCS 7
 - Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi (định lượng): Đây là phương pháp điều tra 
chủ yếu được sử dụng với đối tượng là học sinh độ tuổi vị thành niên đang theo học tại 
trường. Bảng hỏi được xây dựng cho 150 khách thể, được kết cấu thành bốn phần với nội 
dung chủ yếu xoay quanh các vấn đề dư luận xã hội về hành vi bạo lực trong trường đang 
biểu hiện và diễn ra qua những hình thức nào; nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hành vi bạo lực; 
tác động của hành vi bạo lực đó đến bản thân học sinh, gia đình, nhà trường và toàn xã hội; 
những giải pháp phòng chống bạo lực học đường.
 - Phương pháp phỏng vấn sâu (định tính) Phỏng vấn trực diện dựa trên gợi ý phỏng 
vấn sâu, dùng băng ghi âm sau đó phân tích. Với một số trường hợp nhạy cảm ta có thể ghi 
chép nhanh, sử dụng các kí tự khi ghi chép, chú trọng các thông tin mang tính nóng, đặc 
trưng, tiêu biểu của khách thể. Thời lượng tiến hành phỏng vấn từ 30 đến 40 phút. Liên hệ 
phỏng vấn theo kiểu mạng xã hội. 
 - Phương pháp quan sát. 
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
 Tuổi học trò được xem là lứa tuổi tươi đẹp và hồn nhiên nhất. Ở mỗi thời kỳ trong đời 
sống con người, sự phát triển về thể chất và tâm lý và cá nhân có quy luật riêng. Tuổi vị 
thành niên là lứa tuổi thiếu niên nhưng đây là giai đoạn phát triển rất cao về thể chất và có 
những biến chuyển tâm lý hết sức phức tạp. Chính yếu tố tâm lý cũng như thể chất và nhân 
cách chưa hoàn thiện một cách đầy đủ này khiến cho trẻ em trong lứa tuổi vị thành niên hay 
bị khủng hoảng về tâm lý, dẫn đến những suy nghĩ và hành động sai lệch.
Một số kinh nghiệm trong việc phòng chống bạo lực học đường đối với học sinh THCS 9
han, tìm hiểu chăm sóc con cái. Phương pháp giáo dục của một số gia đình chưa đúng đắn 
kết hợp với môi trường xã hội chưa thật sự lành mạnh tạo nên một xu hướng văn hóa ứng xử 
của học sinh hiện nay nghiêng theo bước bạo lực. Đặc biệt, còn nhiều giáo viên chủ nhiệm 
chưa làm hết tinh thần trách nhiệm với học sinh.
 Đáng buồn hơn là đôi khi, cách sống của cha mẹ và người thân trong gia đình thiếu 
lành mạnh đến mức chính các em có cảm giác nghẹt thở ngay chính trong nhà của mình, 
thậm chí không còn kính trọng cha mẹ và người thân nữa. Đến một lúc nào đó gặp phải 
những khó khăn, bất hòa trong cuộc sống các em trở thành bản sao của cha mẹ mình, thậm 
chí trong trường học vẫn còn hiện tượng ứng xử thiếu văn hóa của một bộ phận giáo viên khi 
giáo dục học sinh bạo lực. Giáo viên giận quá đánh học sinh khi học sinh đánh bạn, cách 
giáo dục như vậy vừa sai Luật vừa vi phạm đạo đức nhà giáo, giáo viên vô tình cũng trực 
tiếp tham gia vào bạo lực học đường.
 Như vậy, có thể nói, nguyên nhân sâu xa mà trực tiếp chủ yếu đến từ gia đình và nhà 
trường. Một số nhà trường giáo dục quá nặng về lý thuyết kiến thức, lo dạy chính khóa, dạy 
nghề, dạy phụ đạo, dạy bồi dưỡng, dạy hướng nghiệp mà không chú trọng giáo dục về kỹ 
năng, đạo đức, nhân cách làm người. Nhiều nhà trường, nhiều hiệu trưởng chưa hoặc không 
dám can thiệp xử lý bạo lực trước cổng trường và cho rằng đó là trách nhiệm của ngành chức 
năng. Điều này là hoàn toàn không đúng vì thực tế nếu ban giám hiệu hoặc thầy cô có mặt 
thường xuyên, đúng lúc, kịp thời, nhà trường có theo dõi, quan sát, kiểm soát chặt chẽ học 
sinh lúc tan trường thì bạo lực khó có thể xảy ra.
 Chính vì vậy: Việc tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh, rèn kỹ năng sống cho 
học sinh, giáo dục cách ứng xử, xử lý tình huống. Kết hợp chặt chẽ “ nhà trường, gia đình, xã 
hội” là giải pháp có tính bền vững, lâu dài trong công tác phòng chống bạo lực học đường và 
thường xuyên các nhà trường phải quan tâm, không được lơ là.
2.3. Các biện pháp nghiên cứu
 Tôi cố gắng vận dụng tất cả các phương pháp đổi mới nhất có thể để giúp trò của tôi 
tốt hơn trong mọi lĩnh vực học tập cũng như các hoạt động tập thể. Đổi mới thực chất là cách 
giúp các em không thấy sợ giờ sinh hoạt mỗi ngày. Đổi mới giờ sinh hoạt có nghĩa là giúp 
các em yêu thích đến trường, có nghĩa là lúc để các em được chủ động và tích cực hơn trong 
vai trò chủ đạo của mình, nhằm khích lệ các em hướng tới những cử chỉ, hành vi cao đẹp. Đó 
là: yêu thiên nhiên, yêu con người, bè bạn, chăm ngoan và học giỏi.
Một số kinh nghiệm trong việc phòng chống bạo lực học đường đối với học sinh THCS 11
vi bạo lực học đường ở Việt Nam gần đây xảy ra nhiều vụ bạo lực học đường như: nữ sinh tụ 
tập đánh nhau hội đồng, làm nhục bạn; nam sinh dùng dao, kiếm, mã tấu chém nhau ngay 
trong trường học. Ở nhiều nơi, do mâu thuẫn trong tình bạn, tình yêu đã dùng dao rạch mặt 
bạn, đâm chết bạn giữa sân trường,
 Năm học 2020 - 2021, qua khảo sát học sinh tại trường THCS Thanh Xuân Nam. Kết 
quả khảo sát cho biết có tới 64% các thừa nhận từng có hành vi đánh nhau với các bạn khác. 
Trong các em nữ từng đánh nhau thì số nữ sinh một lần đánh nhau là 12,7%, 2-3 lần: 20,7%, 
4-5 lần: 10,7% và 19,3% đánh nhau từ năm lần trở lên. Phần lớn các em nữ đã có hành vi 
đánh nhau cho rằng bạo lực giữa nữ sinh là “bình thường” (57,3%) và “chấp nhận được” 
(39,6%).
 Với câu hỏi “Khi đánh nhau với học sinh khác, bạn thường dùng hình thức nào là chủ 
yếu?”, kết quả thu được cho thấy có từ 41% đến 59,5% “đánh một mình” và 47,7% đến 52% 
“đánh tập thể”. 
 Điều này cho thấy, bạo lực học đường không chỉ là chuyện của mỗi học sinh, mà có 
tính chất lây lan theo nhóm bạn.
 Về phương tiện sử dụng khi đánh nhau, 33% không sử dụng phương tiện nào, đây là 
những em khi đánh nhau thường dùng các “chiêu thức võ công” như túm tóc, cào cấu, xé áo... 
Việc sử dụng “võ mồm” kết hợp với tay chân tuy không gây nên những thương tích nghiêm 
trọng về thể chất nhưng lại gây nên những tổn thương về tâm lý, tinh thần đối với nạn nhân khi 
bị chửi rủa hết sức tục tĩu, hoặc bịxé tung áo giữa đám đông. Dùng công cụ sử dụng khi đánh 
nhau là 28% sử dụng dép, guốc; 8% sử dụng gậy gộc, 4% dùng gạch đá, và 0,7% dùng dao 
lam, ống tuyp nước. Những phương tiện này, tùy mức độ mà có thể gây nên thương tích, thậm 
chí gây nên tàn phế hoặc cướp đi mạng sống của bạn học.
 Về nguyên nhân đánh nhau giữa các bạn nữ, khảo sát cho thấy có những lý do rất đơn 
giản nhưng cũng là cơ sở để các em đụng tay đụng chân, như thấy ghét thì đánh (24%), bạn 
dám nhìn đểu (16%), trả thù tình (13,3%). Đáng lo ngại là có những lý do không thể hình 
dung được, ví dụ người khác nhờ đánh (20%) và chả có lý do gì cũng đánh (12%).
 Trong số các vụ việc học sinh đánh nhau được phân tích ở trên, phần lớn là vụ việc 
xích mích nhỏ giữa các học sinh, các em dùng tay, chân đánh nhau nhưng được sự can ngăn 
kịp thời nên không để xảy ra hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong số đó vẫn có những vụ 
việc xảy ra mang tính chất nghiêm trọng. Đáng lưu ý là các vụ việc học sinh nữ đánh nhau 
Một số kinh nghiệm trong việc phòng chống bạo lực học đường đối với học sinh THCS 13
căng thẳng trong học tập. Ví dụ, tổ chức các cuộc thi văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, dã 
ngoại, trò chơi dân gian, trò chơi (như đá bóng...)làm chuyển hướng sự chú ý của học sinh 
đến với những thói quen lành mạnh, tạo ra động cơ học tập tích cực, làm phong phú đời sống 
tinh thần của nhà trường và tạo cơ hội cho học sinh được thể hiện mình, thực hành kỹ năng 
làm việc tập thể, yêu thương đùm bọc lẫn nhau.
2.3.1.2. Xã hội hóa việc xây dựng không khí gia đình hạnh phúc.
 Phương pháp giáo dục của gia đình, không khí gia đình, kết cấu gia đình và trình độ 
văn hóa của bố mẹ,đều có ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức về hành vi bạo lực của học 
sinh. Phụ huynh nên nỗ lực tạo dựng một không khí gia đình hạnh phúc, vì sự phát triển toàn 
diện tâm sinh lý của con cái mà không ngừng nâng cao trình độ cũng như đạo đức của mình. 
Không ái ngại khi phải học hỏi những phụ huynh có nhiều kinh nghiệm và thành công trong 
việc nuôi dạy con cái, đọc thêm nhiều sách báo về nuôi dạy con, nắm bắt một cách kịp thời 
những đặc điểm tâm lí của con qua từng giai đoạn, học cách làm bạn của con, biết được 
những mẹo khi giao tiếp và trò chuyện cùng con, tạo cơ hội cho con cái được gần gũi với cha 
mẹ. Cha mẹ phải là tấm gương về đạo đức, lối sống cho con cái, là người bạn lớn luôn đồng 
hành trong từng giai đoạn phát triển của con em mình. Tôi đã cùng với hội phụ huynh lớp tư 
vấn cho phụ huynh những phương pháp giáo dục phù hợp với tâm lý lứa tuổi của trẻ đồng 
thời tuyên truyền trong phụ huynh học sinh cần quan tâm đến sự phát triển của trẻ về mặt 
tinh thần, tình cảm cách nuôi dạy con em từ đó đã làm cho các bậc phụ huynh quan tâm hơn 
đến đời sống của các em giúp các em nhận thức được những hành vi sai trái của mình và 
hiện tượng bạo lực trong gia đình cũng giảm đã tác động mạnh mẽ đến nhận thức của các em 
trong các hành vi bạo lực với bạn bè, vô lễ với thầy cô.
2.3.1.3. Tham mưu với đảng ủy, chính quyền địa phương. Cải thiện môi trường văn hóa 
xã hội.
 Một trong những ảnh hưởng nghiêm trọng của hành vi bạo lực học đường đó là môi 
trường văn hóa xã hội hiện nay. Trong đó, những hoạt động văn hóa giải trí như phim ảnh, 
sách báo, truyện tranh, trò chơi online, mạng internet là một trong những nguyên nhân quan 
trọng của hành vi bạo lực học đường. Việc kiểm soát, phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt 
tiêu cực của những yếu tố này là một vấn đề cần làm trong quá trình phòng ngừa và can thiệp 
bạo lực học đường. Nhu cầu giải trí của giới trẻ ngày nay đã được các nhà sản xuất và kinh 
doanh đáp ứng dưới vô vàn các cách thức khác nhau. Điều này làm cho việc kiểm soát mạng 
lưới vui chơi giải trí của giới trẻ trở nên vô cùng khó khăn, phức tạp.
 Muốn ngăn chặn và xóa bỏ hành vi bạo lực học đường cũng như những ảnh hưởng 
tiêu cực của nó thì chúng ta phải nghiên cứu và tìm hiểu từ gốc rễ của vấn đề. Để làm được 
Một số kinh nghiệm trong việc phòng chống bạo lực học đường đối với học sinh THCS

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_kinh_nghiem_trong_viec_phong_chong_bao_luc_hoc_d.docx