SKKN Một số kinh nghiệm xây dựng quản lí lớp học bằng cách biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực

docx 17 trang sklop9 02/07/2024 770
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm xây dựng quản lí lớp học bằng cách biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm xây dựng quản lí lớp học bằng cách biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực

SKKN Một số kinh nghiệm xây dựng quản lí lớp học bằng cách biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực
 Một số kinh nghiệm xây dựng quản lí lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực.
 PHẦN I
 ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài
 Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI nêu rõ nhiệm vụ về giáo dục trong suốt nhiệm 
kì và những năm tiếp theo như sau: “.Chú trọng giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối 
sống, bồi dưỡng thế hệ trẻ tinh thần yêu nước, yêu quê hương, yêu gia đình, có bản 
lĩnh chính trị, lòng nhân ái, ý thức tôn trọng pháp luật, lối sống văn hóa, tinh thần 
hiếu học, chí tiến thủ, lập thân lập nghiệp. Chú trọng ngăn chặn các tệ nạn xã hội 
xâm nhập vào nhà trường”. Nghị quyết số 29 – NQ/TW của Hội nghị lần thứ 8, 
Ban chấp hành Trung ương khóa XI với nội dung Đổi mới căn bản, toàn diện giáo 
dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa trong điều kiện 
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế có ghi: “ Đối 
với giáo dục phổ thông tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, 
năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp 
cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lí tưởng, 
truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kĩ năng thực hành, 
vẫm dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến 
khích học tập suốt đời”. Chủ tịch Hồ Chí Minh khi sinh thời đã từng dạy: “ Thiện 
các đau phải là tính sẵn – Phần nhiều do giáo dục mà nên.”. Thật vậy, Giáo dục – 
Đào tạo nhằm phát triển toàn diện phẩm chất nhân cách con người, tạo cơ sở nền 
tảng cho con người tham gia vào cuộc sống xã hội và lao động thực tiễn trong đó 
giáo dục phổ thông có vai trò to lớn là điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế và 
xóa đói giảm nghèo.
 Trường học là nơi đào tạo nhiều thế hệ học trò, làm môi trường tạo dựng cho đất 
nước những con người xã hội chủ nghĩa có đủ tài năng trí tuệ và những phẩm chất 
đạo đức cách mạng, để sau này thực sự là người của dân, vì nhân dân mà cống 
hiến. Người trực tiếp đào tạo những con người như thế không ai khác là giáo viên, 
giáo viên dạy bộ môn, giáo viên chủ nhiệm lớp. 
 Đã là một giáo viên chủ nhiệm, việc đưa lớp tiến lên là trách nhiệm lớn của 
những ai làm công tác chủ nhiệm, đồng thời cũng là khẳng định mình về năng lực 
và nhất là có lương tâm. Giáo viên chủ nhiệm nhận thấy rõ mỗi tập thể lớp là cơ sở 
quan trọng để xây dựng nhà trường vững mạnh, một tập thể tốt chắc chắn sẽ có 
những học sinh tốt, những con người vừa có đủ cả “ đức” lẫn “ tài”. Như vậy nhiệm 
vụ của người giáo viên chủ nhiệm có vai trò quan trọng, ảnh hưởng nhất định đến 
việc học tập cũng như rèn luyện nhân cách của học sinh.
 1/17 Một số kinh nghiệm xây dựng quản lí lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực.
 PHẦN II
 NỘI DUNG ĐỀ TÀI
I. Cơ sở lý luận
 Để đảm bảo công tác giáo dục lớp chủ nhiện lớp đạt hiệu quả cao, người giáo 
viên chủ nhiệm lớp đầu cấp phải nắm được vai trò và tầm quan trọng trong công tác 
chủ nhiệm và tuân thủ một số quy định sau:
1. Vai trò và tầm quan trọng của giáo viên chủ nhiệm lớp
 Giáo viên chủ nhiệm là một trong những giáo viên đang giảng dạy ở lớp có đủ 
các tiêu chuẩn và điều kiện đứng ra làm chủ nhiệm lớp trong một năm học hoặc 
trong tất cả các năm tiếp theo của cấp học. Giáo viên chủ nhiệm lớp thực hiện 
nhiệm vụ quản lí lớp học và là nhân vật chủ chốt, là linh hồn của lớp, người tập 
hợp, dìu dắt giáo dục học sinh phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, công 
dân tốt và xây dựng một tập thể học sinh vững mạnh. Giáo viên chủ nhiệm lớp có 
vai trò sau đây:
1. 1. Thay mặt hiệu trưởng quản lí một lớp học
 Giáo viên chủ nhiệm lớp do hiệu trưởng phân công và thay mặt hiệu trưởng để 
quản lí và tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh ở một lớp học.
Vai trò quản lí của giáo viên chủ nhiệm lớp thể hiện trong việc xây dựng và tổ chức 
thực hiện các kế hoạch giáo dục, đôn đốc, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập và 
tu dưỡng của học sinh trong lớp.
 Giáo viên chủ nhiệm phải trả lời các câu hỏi về chất lượng học tập và hạnh kiểm 
của học sinh trong lớp trước hiệu trưởng, trước Hội đồng sư phạm của nhà trường 
và trước phụ huynh học sinh của lớp khi tổng kết năm học.
1. 2. Người xây dựng tập thể học sinh thành một khối đoàn kết.
 Giáo viên chủ nhiệm lớp là linh hồn của lớp, bằng các biện pháp tổ chức, giáo 
dục, bằng sự gương mẫu và quan hệ tình cảm, giáo viên chủ nhiệm xây dựng khối 
đoàn kết trong tập thể, dìu dắt các em nhỏ như con em mình trưởng thành theo từng 
năm tháng.
 Học sinh kính yêu giáo viên chủ nhiệm như cha mẹ mình, đoàn kết thân ái với 
bạn bè như anh em ruột thịt, lớp học sẽ trở thành một tập thể vững mạnh. Tình cảm 
của lớp càng bền chặt, tinh thần trách nhiệm và uy tín của giáo viên chủ nhiệm 
càng cao thì chất lượng giáo dục càng tốt.
 Rất nhiều giáo viên cùng giảng dạy trong một lớp, nhưng giáo viên chủ nhiệm 
bao giờ cũng để lại những ấn tượng sâu sắc đối với từng học sinh trong suốt cuộc 
đời họ.
 3/17 Một số kinh nghiệm xây dựng quản lí lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực.
- Tổng kết đúc rút kinh nghiệm sau mỗi đợt công tác, có khen, có chê đối với tập 
thể cùng như cá nhân.
d. Kết hợp với các đoàn thể, tổ chức: BHG, GVBM, Đội TNTP Hồ Chí Minh, Hội 
CMHS.
2.1. Các khái niệm liên quan
2.1.1. Kỷ luật
 Kỷ luật (danh từ) là những quy tắc, quy định, luật lệ, những chuẩn mực mà chủ 
thể quản lý hoặc phối hợp cùng đối tượng quản lý xây dựng và yêu cầu đối tượng 
quản lý phải thực hiện nghiêm túc (hoặc cả chủ thể lẫn đối tượng quản lý cùng 
nhau thực hiện). Khi đối tượng quản lý vi phạm thì sẽ bị kỷ luật (động từ), trừng 
phạt về thể xác hoặc tinh thần (hoặc những biện pháp kỷ luật mang tính nhân văn 
cao, trong đó cả chủ thể lẫn đối tượng quản lý cùng tự giác thực hiện).
2.1.2. Kỷ luật tích cực
 Kỷ luật tích cực (Positive Discipline) là những quy tắc, quy định, luật lệ, những 
chuẩn mực mà con người cùng nhau phối hợp để xây dựng và tự giác thực hiện. 
Những quy định này phù hợp với tâm sinh lý và lợi ích của tất cả mọi người. Khi 
có một thành viên vi phạm thì sẽ được áp dụng các biện pháp kỷ luật do chính 
thành viên đó tham gia xây dựng, mang tính nhân văn và hiệu quả cao, không áp 
dụng biện pháp trừng phạt. Khái niệm này phản ánh một quan điểm giáo dục tiến 
bộ, tích cực hiện nay với ba đặc điểm sau:
a) Sự tham gia và tự nguyện thực hiện những quy định được thỏa thuận, trong đó 
vai trò tự nhận thức, tự rèn luyện của cá nhân được phát huy tối đa;
b) Mục đích hướng đến lợi ích tốt nhất, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi và đáp ứng 
đầy đủ các nhu cầu chính đáng của con người.
c) Không trừng phạt, không làm tổn thương đến thể xác và tinh thần cá nhân khi 
người tham gia vi phạm thỏa thuận; chủ yếu là các biện pháp giáo dục mang tính 
tôn trọng và khích lệ cá nhân
2.1.3. Giáo dục kỷ luật tích cực
 Giáo dục kỷ luật tích cực một hình thức giáo dục nề nếp, kỷ cương cho HS của 
nhà trường dựa trên các nguyên tắc của kỷ luật tích cực:
 - Huy động sự tham gia của HS để cùng nhà trường xây dựng và thực hiện các nội 
quy, quy tắc trường, lớp. Khi HS vi phạm thì áp dụng các biện pháp kỉ luật mang 
tính nhân văn cao, không dùng bạo lực để giải quyết vấn đề, giúp cho các em sự tự 
tin khi đến trường học và rèn luyện.
 5/17 Một số kinh nghiệm xây dựng quản lí lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực.
thích hưởng thụ, ngại lao động, chuộng những sinh hoạt thiếu lành mạnh hoặc phản 
văn hóa, nghiện ngập, thậm chí vi phạm pháp luật ...
Những biểu hiện đó làm ảnh hưởng đến những quan điểm về tình bạn, tình yêu 
trong lứa tuổi thanh thiếu niên, nhất là khi chưa được trang bị và thiếu kiến thức về 
vấn đề này. Tất cả những suy nghĩa lệch lạc đó dần dần ảnh hưởng xấu đến động 
cơ, ước mơ hoài bão của các em. 
Những hiện tượng đó, trước hết là nguy cơ đe dọa tương lai của chính bản thân học 
sinh, gia đình, đồng thời cản trở sự phát triển theo hướng lành mạnh, tiến bộ và văn 
minh của xã hội ta hiện nay. Mặt khác, cũng cần nói rằng, các thế lực thù địch đang 
“chờ đợi” và sẽ ra sức khai thác, lợi dụng những hiện tượng đó để tiến hành chiến 
lược “diễn biến hòa bình” hòng chống phá và ngăn chặn sự phát triển của cách 
mạng Việt Nam.
2. Nguyên nhân
 Bất kỳ một lỗi lầm nào cũng xuất phát từ những nguyên nhân sâu xa của nó.Đạo 
đức của học sinh ngày càng suy thoái, bị “tha hóa” cũng xuất phát từ nhiều nguyên 
nhân khác nhau.
a.Thứ nhất, học sinh thiếu sự quan tâm giáo dục của gia đình.
 Hiện nay, vấn đề “cơm áo gạo tiền” cũng là một trong những nguyên nhân làm 
ảnh hưởng sâu sắc đến việc giáo dục đạo đức con cái của các bậc cha mẹ vì đời 
sống vật chất góp phần chi phối đời sống tinh thần của mỗi cá nhân.Trong thời kỳ 
khủng hoảng kinh tế, việc mưu sinh kiếm sống gặp không ít khó khăn. Bên cạnh 
điều kiện sống của gia đình, tấm gương đạo đức của cha mẹ cũng là ngọn đuốc soi 
sáng và giáo dục đạo đức cho con cái. Nếu trẻ sống trong gia đình mà cha mẹ gây 
cãi, đánh nhau, rượu chè cờ bạc, hút chích ma túy, cá độ, đá gà, cũng ảnh hưởng 
xấu đến việc hình thành nhân cách và đạo đức của trẻ. 
b.Thứ hai, nền tảng giáo dục trong nhà trường góp phần hoàn thiện đạo đức và 
nhân cách của học sinh 
 Thực tế cho thấy, hiện nay, học sinh ở các cấp học đều có những biểu hiện suy 
thoái về đạo đức. Nguyên nhân cơ bản là do có một số giáo viên chỉ chú trọng dạy 
chữ mà chưa quan tâm đến việc dạy học sinh cách làm người. Một phần do thời 
lượng chương trình không cho phép giáo viên bộ môn dừng lại để uốn nắn học sinh 
nhiều nhưng theo tôi, giáo viên vẫn có đủ thời gian để dạy cho các em điều hay lẽ 
phải. Một phần do nhận thức sai lệch của giáo viên khi cho rằng, giáo dục đạo đức 
học sinh là trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm hay giáo viên giảng dạy môn Ngữ 
 7/17 Một số kinh nghiệm xây dựng quản lí lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực.
cần thiết.Thông qua quá trình trải nghiệm công tác chủ nhiệm và giảng dạy của bản 
thân tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm giúp các em có nề nếp, đạo đức 
tốt, ý thức tự giác trong học tập.
III. Những giải pháp khoa học đã tiến hành
1. Giải pháp 1: Giáo viên phải nắm bắt được tình hình của lớp
GVCN triển khai các công việc cụ thể: 
b.1Nắm sĩ số, nam, nữ, đối tượng học sinh thông qua giáo viên chủ nhiệm năm học 
trước, giáo viên giảng dạy, giáo viên tổng phụ trách Đội, thông qua phiếu điều tra...
b.2Ổn định tổ chức lớp càng sớm càng tốt để lớp đi vào nền nếp cũng như học tập.
b.3 Việc tiếp đến là sắp xếp chỗ ngồi của các em.
* Vai trò của việc sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh
- Việc sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh có vai trò vô cùng quan trọng, chỗ ngồi hợp lý 
giúp cho:
 - Học sinh rất thân thiện, hoà đồng với nhau, tôn trọng thầy cô giáo vì được 
đối xử công bằng như nhau.
 - Các em rất hứng thú vì được thay đổi góc nhìn. Học sinh nào cũng được 
ngồi bàn trên, ngồi bàn dưới; học sinh nào cũng được ngồi bàn bên trái, ngồi bàn 
bên phải lớp học.
 - Việc sử dụng phương pháp học tập cá nhân hay học theo nhóm đều có thể 
thực hiện được.
 - Trong quá trình học tập, thảo luận nhóm, học sinh khá giỏi có điều kiện để 
giúp đỡ các bạn học sinh trung bình và yếu. Học sinh nữ được thảo luận và cùng 
hợp tác làm việc với học sinh nam nên phát huy được tính đoàn kết, bình đẳng, 
sáng tạo, cẩn thận, nhẹ nhàng... trong học sinh.
 - Đảm bảo sức khoẻ cho học sinh: giảm thiểu mỏi cơ, lệch vai, cong vẹo cột sống, 
cận thị,... ở các em.
 - Hơn thế chỗ ngồi còn giúp các em động viên nhau giúp nhau cùng tiến bộ về 
 đạo đức, ý thức. 
 - Không nên để các em học sinh yếu, hay nói chuyện ngồi bên nhau. Những 
 em này cũng không nên cho ngồi bên cửa lớn hoặc cửa sổ, cố gắng sắp xếp 
 các em học yếu, hay nói chuyện ngồi cùng với các bạn học tốt, có đạo đức 
 tốt để bạn giúp đỡ. Cứ hết 4 tuần học: Học sinh ngồi ở phía bên trái lớp học 
 được chuyển sang ngồi ở bên phải lớp học; ngược lại học sinh ngồi ở phía 
 bên phải lớp học được chuyển sang ngồi ở bên trái lớp học.
 9/17

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_kinh_nghiem_xay_dung_quan_li_lop_hoc_bang_cach_b.docx