SKKN Một số phương pháp dạy học giúp học sinh Lớp 9 học tốt các tác phẩm thơ trữ tình bộ môn Ngữ văn ở trường THCS

doc 19 trang sklop9 11/07/2024 780
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số phương pháp dạy học giúp học sinh Lớp 9 học tốt các tác phẩm thơ trữ tình bộ môn Ngữ văn ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số phương pháp dạy học giúp học sinh Lớp 9 học tốt các tác phẩm thơ trữ tình bộ môn Ngữ văn ở trường THCS

SKKN Một số phương pháp dạy học giúp học sinh Lớp 9 học tốt các tác phẩm thơ trữ tình bộ môn Ngữ văn ở trường THCS
 1. Phần mở đầu:
 1.1. Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm:
 Môn Ngữ văn nói chung và đặc biệt phần văn học nói riêng ở trường 
THCS đó là những tác phẩm được chọn lọc từ trong kho tàng văn hóa dân 
tộc và nhân loại. Đặc trưng của môn văn trong nhà trường vừa mang tính 
chất nghệ thuật ngôn từ vừa mang tính chất môn học. Do đó công việc của 
người giáo viên vừa mang tính sư phạm vừa mang tính nghệ thuật. Dạy học 
văn trong nhà trường vừa phải căn cứ nguyên tắc, phương pháp vừa phải căn 
cứ vào quy luật, tâm lý sáng tạo và cảm thụ văn học. Người giáo viên phải 
có tâm hồn nghệ sĩ đồng thời phải có tài năng sư phạm. Trong phương pháp 
dạy học văn, giáo sư Phan Trọng Luận đã chỉ rõ: "Một nhận thức đúng đắn 
về nhiệm vụ dạy học văn trong nhà trường chỉ thực sự có được trên cơ sở 
những hiểu biết thật thấu triệt về bản chất môn văn, về đặc điểm đối tượng 
giáo dục, về nhiệm vụ chính trị tư tưởng của xã hội trong giai đoạn lịch sử 
cụ thể, về mặt tâm lí văn hóa thẩm mĩ. Lại phải đặt môn văn học trong mối 
liên hệ nhiều môn văn hóa khác trong chương trình. Có một quan điểm hệ 
thống tổng thể như vậy để thấy thật rõ những quan hệ vốn có bên trong bản 
thân môn văn và những quan hệ vốn có bên ngoài môn văn nữa. Tự khép 
mình một cách chật hẹp trong khuôn khổ môn văn người giảng dạy không 
thể nào tạo những hiệu quả giáo dục mong muốn" (trang 39 - Trong cuốn 
phương pháp dạy học văn ). Môn văn trong nhà trường là một môn học, nó 
góp phần hình thành phát triển và hoàn thiện nhân cách học sinh theo mục 
tiêu giáo dục. Mặt khác việc dạy văn trong nhà trường chịu sự chi phối của 
phương thức phản ánh bằng hình tượng của tác phẩm văn chương. Đặc biệt 
là dạy học các tác phẩm thơ trữ tình. Nó có tác dụng sâu sắc và lâu bền đến 
đời sống tâm hồn và trí tuệ của các em. Song để đạt được yêu cầu đó đòi hỏi 
người giáo viên dạy văn phải tìm được phương pháp dạy học có hiệu quả. 2. Phần nội dung:
 2. 1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu:
 Bộ môn Ngữ văn trong nhà trường vừa mang tính chất là môn học, 
vừa mang tính chất nghệ thuật ngôn từ. Là môn học, nó có nhiệm vụ góp 
phần hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh theo mục tiêu giáo 
dục. Đặc trưng của bộ môn yêu cầu người giáo viên phải làm cho học sinh 
biết chủ động tiếp cận tác phẩm theo hướng đọc, suy ngẫm, liên tưởng. Đặc 
biệt khả năng đọc, hiểu và cảm thụ một tác phẩm thơ trữ tình lệ thuộc không 
ít vào việc có thể trả lời được hay không những câu hỏi đặt ra ở những cấp 
độ khác nhau. Mức thấp nhất là chỉ cần sử dụng những thông tin có ngay 
trong văn bản. Đó là trường hợp câu trả lời có sẵn trong bài, là trình độ chỉ 
mới biết đọc trên dòng. Mức cao hơn là buộc phải suy nghĩ và sử dụng 
những thông tin trong bài. Đó là trường hợp phải suy ra câu trả lời từ những 
đầu mối có trong văn bản, là trình độ đã biết đọc giữa các dòng. Cao hơn 
nữa là yêu cầu khái quát, liên hệ giữa những cái mà học sinh đã đọc với thế 
giới bên ngoài bài học; đó là trình độ biết vượt ra khỏi dòng để đọc văn bản. 
Phần nội dung này, để đánh giá thực trạng dạy phần tác phẩm thơ trữ tình 
và kết quả học sinh nắm được kiến thức như thế nào, bản thân tôi đã sử dụng 
phương pháp dạy học truyền thống. Thông qua một số giờ dạy tác phẩm thơ 
trữ tình, tôi thấy: Học sinh học tập ít sôi nổi, việc phát biểu xây dựng bài ít, 
cách cảm nhận về thơ chưa rõ nét, việc rút ra hình ảnh trong thơ chưa rõ. Để 
đánh giá thực trạng, sau khi dạy xong bài thơ " Bếp lửa" của nhà thơ Bằng 
Việt, tôi đã tiến hành kiểm tra 15 phút đối với học sinh lớp 9 1 tại đơn vị năm 
học 2019-2020 để nắm bắt kết quả cảm thụ tác phẩm thơ trữ tình của học 
sinh. Qua chấm bài của học sinh kết quả đạt được như sau: đặc thái tinh vi của tư tưởng. Ngôn ngữ thơ trữ tình vừa có tính chất cường 
điệu vừa có tính chất cách điệu (cường điệu tạo hình ảnh, cách điệu tạo nhịp 
điệu). Nó giàu âm thanh, nhạc điệu, tạo ra giọng điệu khi êm ái khi trữ tình. 
Nội dung của phương thức trữ tình đòi hỏi một hình thức thể hiện phù hợp, 
tương ứng. Lời văn của tác phẩm trữ tình phải hàm súc, giàu nhịp điệu. 
Chính vì thế, tác phẩm trữ tình có thể được viết bằng thơ hoặc văn xuôi, 
nhưng thơ vẫn là hình thức ngôn từ phù hợp nhất của nó. Thơ trữ tình là 
thuật ngữ chỉ chung các loại thơ thuộc loại trữ tình, trong đó những cảm xúc 
và suy tư của nhà thơ hoặc của nhân vật trữ tình trước các hiện tượng đời 
sống được thể hiện một cách trực tiếp. Thuật ngữ thơ trữ tình được sử dụng 
nhằm phân biệt với thơ tự sự thuộc loại tự sự.
 Những nét đặc trưng của thơ trữ tình sẽ chi phối, quy định phương 
pháp chiếm lĩnh nó. Phải làm sao cho học sinh "lắng nghe cho được nhịp 
điệu của sự sống nằm im trong chữ nghĩa, để tim mình rung cảm trở lại cái 
rung cảm của tác giả, cùng vui buồn, căm giận, thương nhớ, đợi chờ, nâng 
mình lên xúc cảm với cái đẹp trong hình tượng thơ, nghe nhạc mà thấy mùi 
hương, nghe tiếng động mà thấy tĩnh mịch, thấy bóng đèn mà bóng tối hóa 
thâm u... Tóm lại, đi vào thế giới tinh vi của thơ bằng cả con người thông 
minh, nhạy cảm, tinh vi của mình.." (Lê Trí Viễn, Những bài giảng ở đại 
học, Sđd.). Vì vậy, những phương pháp phân tích một bài thơ trữ tình được 
tiến hành theo các bước sau:
 2.2.1. Tiếp xúc bước đầu với văn bản: 
 Đọc diễn cảm: Mục đích là biến văn bản thành tác phẩm trong từng 
học sinh, làm sống dậy tâm tư, tình cảm của nhà thơ gửi gắm, giãi bày trong 
đó. Phải nghiên cứu kĩ, phân nhịp đúng, đọc đúng giọng điệu, đọc hay, đọc 
diễn cảm – đọc vừa đồng cảm vừa diễn cảm. Đọc để tái hiện, tri giác hình 
tượng thơ và tìm bố cục bài thơ. Nhận thức như vậy nên khi dạy - học bài thơ “Bếp lửa” tôi chú trọng 
hướng dẫn học sinh đọc trước ở nhà. Đọc và hình dung cảnh “Bếp lửa” quê 
hương có Bà tần tảo nắng mưa, có Bà chăm chút cháu, có Bà gắn liền bên 
“Bếp lửa”. Đến lớp, tôi hướng dẫn học sinh đọc với giọng chậm rãi, trầm 
lắng, rồi bằng giọng đọc truyền cảm của mình, tôi đã đọc mẫu cho học sinh 
đoạn thơ đầu: “Một bếp lửa chờn vờn  sống mũi còn cay”, sau đó 
hướng dẫn học sinh đọc và đọc tiếp trong quá trình phân tích. Kết hợp đọc 
của thầy, đọc của trò, học sinh đã có những cảm nhận bước đầu về bài thơ 
theo đúng hướng. 
 Với những bài thơ khác như bài “Đồng chí ”, “Bài thơ về tiểu đội xe 
không kính”, “Mùa xuân nho nhỏ”, “Viếng lăng Bác” là những bài thơ 
được phổ nhạc hoặc có liên quan đến bài ca nào đó thì bên cạnh việc hướng 
dẫn đọc, tôi còn hướng dẫn cho các em sưu tầm, nghe băng đĩa nhạc, xem 
băng đĩa hình để giúp các em tái hiện hình tượng một cách dễ dàng hơn.
 2.2.2. Thâm nhập vào hình tượng chủ thể trữ tình (hoặc nhân vật 
trữ tình)
 Hình tượng khách thể là bức tranh cuộc sống được tái tạo lại bằng 
cảm xúc của nhà thơ với các chặng đường phát triển của nó.
 Hình tượng chủ thể trữ tình là mạch cảm xúc và suy tư của nhà thơ 
bộc lộ trực tiếp qua ngôn từ, hình ảnh, kết cấu và qua các chặng đường phát 
triển của nó.
 Chẳng hạn đến với bài thơ: "Ánh trăng'' của Nguyễn Duy như là lời 
nhăc nhở một thái độ sống phải biết ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ. Ánh 
trăng trước hết là tiếng lòng, là sự suy ngẫm riêng của Nguyễn Duy, nhưng ý 
nghĩa bài thơ không chỉ có thế. Nhà thơ đứng giữa hôm nay mà nhìn ngẫm 
lại thời gian đã qua và từ tâm trạng riêng, tiếng thơ ông như là một lời cảnh 
tỉnh, lời nhắc nhở. GV cần hướng dẫn HS cảm nhận được mối liên hệ giữa bạc". Từ ở rừng, sau chiến thắng về thành phố, được trưng diện và xài sang: 
ở buynđinh, cao ốc, quen ánh điện, cửa gương... và "vầng trăng tri kỉ", "vầng 
trăng tình nghĩa" đã bị con người lãng quên, dững dưng. Cách so sánh, nhân 
hoá đặc sắc đã làm thấm thía chột dạ nhiều người:
 vầng trăng đi qua ngõ
 như người dưng qua đường
 "Trăng" được nhân hóa, lặng lẽ đi qua đường, "trăng" như người 
dưng đi qua, chẳng còn ai nhớ, chẳng còn ai hay. Người có lương tâm, lương 
tri mới biết sám hối. Biết sám hối để tự hoàn thiện nhân cách, tự vươn lên, 
hướng tâm hồn về ánh sáng và cái cao cả. 
 Hai dòng thơ đã diễn tả thấm thía sự lãng quên, vô tình , dững dưng của 
con người đối với vầng trăng tình nghĩa khi xưa. Vầng trăng tình nghĩa ngày 
nào giờ trở nên dững dưng xa lạ. Nghe sao mà xót xa đắng chát, lời thơ như 
tiếng nức nghẹn ngào, chua xót, ánh điện ,cửa gương, nhà cao cửa rộng, phố 
phường chật hẹp đông đúc cùng những toan tính đời thường đã che lấp mất 
vầng trăng tình nghĩa. Trăng vẫn đấy mà sao lòng người xa quá, nhạt nhẽo 
quá, dững dưng vô tình quá.Trăng bây giờ như một vật thể thi thoảng đi qua 
đầu ngõ bên ngoài lề cuộc đời của con người. 
 Dẫu biết rằng nhớ quên là lẽ thường gặp ở đời nhưng lãng quên quá khứ 
nghĩa tình, lãng quên tri kỉ thì là sự bội bạc. Không cầu kì, không rườm rà về 
câu chữ, Không đao to búa lớn, không đại ngôn, mà trái lại, giọng thơ thầm 
thì như trò chuyện, giãi bày tâm sự, nhà thơ đang trò chuyện với mình nhưng 
sao mà nghe đắng đót, xót xa thấm thía sự bội bạc lãng quên đến thế. Chất 
trữ tình của thơ ca trở nên sâu lắng, chân thành.
 3.2.3. Khám phá chủ đề , tư tưởng của tác phẩm Giáo viên bằng hệ thống câu hỏi gợi mở, đàm thoại, tạo không khí 
thoải mái giúp học sinh đồng cảm với cảm xúc, tâm trạng của tác giả.
 Ví dụ: Khi dạy bài thơ: '' Viếng lăng Bác" của nhà thơ Viễn Phương.
 Mạch cảm xúc của bài thơ dược diễn tả theo trình tự thời gian diễn ra 
hoạt động vào viếng lăng Bác của nhân vật trữ tình: từ xa nhìn về lăng - 
đứng trước lăng – vào lăng – chuẩn bị chia xa. Tâm trạng và thái độ của nhà 
thơ cũng thay đổi theo: nỗi xúc động hồi hộp khi chuẩn bị được vào lăng (từ 
xa nhìn thấy hàng cây xanh quanh lăng); sự choáng ngợp khi đứng trước 
lăng, nghĩ về tầm vóc vĩ đại của lãnh tụ (Bác như một mặt trời trong lăng rất 
đỏ); cảm giác gần gũi, thân thiết và nỗi đau nhói trong tim khi vào lăng, 
được nhìn thấy Bác nằm trong giấc ngủ vĩnh hằng (Bác như vầng trăng sáng 
dịu hiền); nỗi buồn thương và ước nguyện chân thành khi chuẩn bị rời xa 
Bác. Tất cả những tình cảm ấy đã được tác giả diễn tả một cách mộc mạc, 
chân thành, tha thiết theo một diễn biến tâm trạng rất hợp lí.
 2.2.5. Tìm hiểu các yếu tố thi pháp thơ trữ tình
 Nói đến thơ là nói đến chất thơ, lời thơ, nhịp điệu (nhịp điệu tâm hồn, 
cảm nhận thế giới một cách thầm kín) cách gieo vần, hình ảnh thơ, ngôn ngữ 
thơ cô động hàm súc.
 Hay nói cách khác ngôn ngữ đó được trau chuốt, mài dũa, đan dệt và 
phả vào đó linh hồn của nhà thơ. Người phân tích phải tìm cho được ý nghĩa 
sâu xa của nó.
 Về nghệ thuật, bài thơ ''Viếng lăng Bác" có giọng điệu vừa trang 
trọng, phù hợp với đề tài viết về lãnh tụ lại vừa tha thiết, sâu lắng, phù hợp 
với chủ đề tư tưởng của tác phẩm (cảm xúc khi được vào viếng lăng Bác). 
Giọng thơ cũng có sự thay đổi linh hoạt để diễn tả các cung bậc cảm xúc. 
Khi thì hồi hộp, náo nức (trên đường vào lăng viếng Bác), khi thì tự hào, 
thành kính (đứng trước lăng), có lúc lại xúc động thiết tha (nghĩ tới cảnh Còn rất nhiều điều các em cần phải phát hiện và phân tích nữa như: 
ngôn ngữ, các biện pháp tu từ, kết cấu. Trong phạm vi thời gian của từng tiết 
học, dưới sự hướng dẫn của thầy qua mỗi bài sẽ củng cố, rèn luyện thêm cho 
các em. Bằng hệ thống câu hỏi hướng dẫn, bằng phương pháp gợi tìm, 
nghiên cứu kết hợp với quá trình truyền cảm thụ của thầy và với tính tích 
cực được phát huy, các em sẽ có được kết quả cảm thụ tốt hơn.
2.2.6. Sau đây là một vài việc làm trong một tiết dạy cụ thể.
 Bài “Nói với con” của Y Phương ( tiết 124,125 ).
 “Nói với con” của Y Phương là một bài thơ nằm trong cảm hứng phổ 
biến là lòng thương yêu con cái, mong muốn thế hệ sau nối tiếp xứng đáng, 
phát huy truyền thống của tổ tiên, quê hương vốn là tình cảm cao đẹp của 
con người Việt Nam từ bao đời nay. Ở bài thơ, Y Phương đã có một cách 
nói xúc động của riêng mình. Hình thức người cha tâm tình, dặn dò đối với 
con đã đem lại cho bài thơ giọng điệu thiết tha trìu mến, ấm áp và tin cậy. 
Với bài thơ này khi dạy – học, để rèn luyện kỹ năng cảm thụ cho học sinh, 
tôi đã tiến hành một số việc làm ở một số “công đoạn” như sau:
 Để tạo hứng thú tìm hiểu bài thơ, khi hướng dẫn chuẩn bị bài tôi tiến 
hành đọc trước một lần. Với giọng đọc mẫu truyền cảm, tôi gợi cho học sinh 
hứng thú nghe. Để các em thích đọc, tôi có giảng giải cho các em đôi điều sơ 
lược về cách nói của đồng bào miền núi - xoá dần cho các các em cảm giác 
“bài thơ này trúc trắc, khó đọc”, sau đó tôi giao nhiệm vụ cụ thể: đọc thầm 2 
- 3 lần, đọc to 2 - 3 lần (ở nhà). Nếu có thể đọc theo trí nhớ 1 - 2 lần (ở lớp) 
và đọc thuộc lòng khi học xong bài. Và khi dạy - học trên lớp, tôi có cho 
điểm đọc. Vì thế học sinh, đầu tiên là quyết tâm đọc để có điểm cao, sau đó 
là học thuộc và thích đọc bài thơ.
 Cũng để tạo hứng thú, trong giờ học (ngoại khoá) tôi kể chuyện cho 
các em về cuộc sống của đồng bào miền núi, dùng hình ảnh giới thiệu cuộc 

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_phuong_phap_day_hoc_giup_hoc_sinh_lop_9_hoc_tot.doc