SKKN Một số phương pháp dạy lồng ghép bài tập phần Biến dị trong môn Sinh học 9

docx 21 trang sklop9 16/04/2024 1720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số phương pháp dạy lồng ghép bài tập phần Biến dị trong môn Sinh học 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số phương pháp dạy lồng ghép bài tập phần Biến dị trong môn Sinh học 9

SKKN Một số phương pháp dạy lồng ghép bài tập phần Biến dị trong môn Sinh học 9
 SKKN: Một số phương pháp dạy lồng ghép bài tập phần "Biến dị" trong 
 môn Sinh học 9.
 1. PHẦN MỞ ĐẦU. 
1.1. Lý do chọn đề tài.
 Khoa học tự nhiên nói chung và sinh học nói riêng nó có vai trò quan 
trọng trong đời sống và trong các ngành khoa học, nó có khả năng lớn trong 
việc phát triển trí tuệ của học sinh thông qua việc rèn luyện các thao tác tư duy, 
lĩnh hội các khái niệm trừu tượng. Để nâng cao chất lượng môn sinh học lớp 9, 
đặc biệt là đổi mới phương pháp dạy học, căn cứ vào mục 2 điều 4 Luật Giáo 
dục đã ghi rõ “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ 
động tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng năng lực tự học lòng say mê 
học tập và ý chí vươn lên”. 
 Chương trình sinh học bậc THCS, đặc biệt sinh học lớp 9 là điều kiện, là cơ 
sở để học sinh vận dụng giải các bài tập sinh học ở bậc THPT. Tuy nhiên theo 
cấu trúc và phân phối chương trình môn sinh học lớp 9 học sinh chỉ được học lý 
thuyết trong các tiết học chính khóa, ít có thời gian để giải bài tập. Bởi vậy yêu 
cầu đặt ra là làm thế nào để có những giờ dạy đạt hiệu quả cao, học sinh vừa 
nắm được lý thuyết vừa vận dụng giải được bài tập. Làm thế nào để đạt được 
mục tiêu giảng dạy theo quan điểm đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, tập 
trung hướng phát huy tính năng động, sáng tạo, tính tích cực và phát triển năng 
lực cho học sinh (lấy học sinh làm trung tâm), nhằm tạo khả năng nhận biết và 
giải quyết vấn đề cho các em.
 Để làm được điều đó thì trong quá trình dạy học môn Sinh học nói chung, 
quan trọng là hình thành vững chắc cho học sinh một hệ thống kiến thức lý 
thuyết, đồng thời lồng ghép cách giải bài tập từ đó học sinh biết áp dụng để làm 
bài tập.Vậy nên với kinh nghiệm dạy học của bản thân, tôi nhận thấy đây là 
chương mà học sinh khó vận dụng để giải bài tập.
 Đó là lí do mà tôi chọn đề tài: Một số phương pháp dạy và lồng ghép giải 
bài tập phần "Biến dị" trong môn sinh học 9.
Trường THCS Phạm Hồng Thái GV: Trịnh Thị Hiền
 1 SKKN: Một số phương pháp dạy lồng ghép bài tập phần "Biến dị" trong 
 môn Sinh học 9.
 1.5.4. Phương pháp tổng kết đúc rút kinh nghiệm: Thường xuyên trao đổi với 
các đồng nghiệp trong các buổi dạy chuyên đề, họp tổ để đóng góp kiến, rút 
kinh nghiệm. Áp dụng một số phương pháp dạy học tích cực, kĩ thuật dạy học 
trong quá trình đổi mới tôi áp dụng từ giai đoạn 2006 đến 2016 và tiếp tục 2016 
đến 2020. Chương trình giáo dục phổ thông ban hành theo quyết định số 
61/2006/QĐ-BGDDT ngày 5/6/2006 của Bộ GDĐT đã nêu “Phải phát huy tính 
tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc trưng môn 
học, đặc điểm đối tượng của học sinh, điều kiện của từng lớp, bồi dưỡng học 
sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến 
thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách 
nhiệm học tập của học sinh”.
 2. PHẦN NỘI DUNG.
 2.1.Cơ sở lí luận.
 Bản thân là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy môn sinh học ở trường 
trường THCS Phạm Hồng Thái - Huyện Cưjút tôi đi sâu vào nghiên cứu 
chương trình trong quá trình dạy và dự giờ của các đồng nghiệp, tôi thấy: 
 - Một là học sinh tiếp thu kiến thức còn thụ động thiếu tích cực, thiếu chủ 
động, thiếu sáng tạo.
 - Hai là học sinh chỉ biết ngoan ngoãn tiếp nhận những kiến thức của thầy cô 
truyền đạt trong sách giáo khoa một cách hời hợt chung chung , không chịu tư 
duy độc lập mà nắm kiến thức như bị gò ép và áp đặt khả năng vận dụng lí 
thuyết vào để giải bài tập còn hạn chế đối với bộ môn sinh ,mà đặc thù bộ môn 
thì bài tập trong sách giáo khoa còn rất hạn chế nên cũng gặp nhiều khó khăn 
trong quá trình phát hiện và đào tạo học sinh giỏi.
 Ngày nay việc đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa, đặc biệt là đổi 
mới phương pháp giảng dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng hình 
thành và phát triển năng lực học sinh trở nên hết sức quan trọng và cần thiết. 
Trường THCS Phạm Hồng Thái GV: Trịnh Thị Hiền
 3 SKKN: Một số phương pháp dạy lồng ghép bài tập phần "Biến dị" trong 
 môn Sinh học 9.
 - Ngoài giờ học trên lớp, học sinh không có thời gian học bài. Phần lớn các 
em phải phụ giúp gia đình công việc nhà như làm rẫy, làm thuê, phụ bán hàng, 
trông em.
 - Thêm vào đó vì đặc thù của địa phương ở vùng khó khăn, tỉ lệ học sinh 
đồng bào chiếm hơn 60%, nên các em ít có cơ hội tiếp xúc với các trang thiết bị 
hiện đại như các vùng ở trung tâm.
 - Trình độ dân trí của địa phương còn thấp, luôn bận rộn với việc kiếm sống 
nên không có thời gian quan tâm đến việc học của con em mình.
 - Sĩ số học sinh trong mỗi lớp học quá đông so với yêu cầu của bộ môn nên 
không thể phát huy hết khả năng của tất cả học sinh trong lớp trong một tiết 
học.
 - Trình độ của các em trong một lớp học không đồng đều. Có em lại tiếp thu 
quá nhanh nhưng cũng có một số em tiếp thu quá chậm vì thế cũng là một khó 
khăn cho giáo viên trong quá trình dạy học. Một số em còn nhút nhát ngại 
không dám phát biểu.
 - Nhà trường chưa có phòng bộ môn và phòng thực hành nên cũng thiệt thòi 
hơn so các trường bạn.
 2.2.2. Thành công, hạn chế:
 * Thành công:
 Việc áp dụng phương pháp phân loại biến dị, đã giúp học sinh nắm vững 
được phần biến dị và cũng là trau dồi kiến thức cơ bản để giúp các em học ở 
những lớp trên.
 * Hạn chế:
 Chất lượng chung học sinh còn thấp, đa số là học sinh dân tộc nên việc tiếp 
thu còn nhiều hạn chế.
 2.2.3. Nguyên nhân, các yếu tố tác động:
Trường THCS Phạm Hồng Thái GV: Trịnh Thị Hiền
 5 SKKN: Một số phương pháp dạy lồng ghép bài tập phần "Biến dị" trong 
 môn Sinh học 9.
cho học sinh yếu, kém hoặc đưa ra các câu hỏi, bài tập nâng cao cho học sinh 
khá giỏi và đặc biệt lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Hệ thống 
kiến thức dưới dạng sơ đồ, các trò chơi để khai thác, tạo không khí sôi nổi và sự 
ganh đua với nhau trong học tập để nâng cao hiệu quả dạy học.
2.3. Nội dung và hình thức của giải pháp.
 2.3.1. Mục tiêu của giải pháp:
 - Tạo hứng thú, yêu thích môn học cho học sinh giúp học sinh củng cố khắc 
sâu kiến thức bài học.
 - Biết và giải thích được những hiện tượng xảy ra trong thực tế cuộc sống.
 - Giáo dục ý thức tham gia bảo vệ môi trường. 
 - Dạy học sinh kỹ năng đọc và phân tích thông tin trên kênh hình và kênh 
chữ.
 - Sử dụng hệ thống câu hỏi tìm tòi, câu hỏi định hướng phù hợp với nội dung 
bài học và trình độ của học sinh để phát huy tính tích cực của học sinh.
 - Dạy học nêu và giải quyết vấn đề. Đây là phương pháp tích cực hóa hoạt 
động nhận thức của học sinh. Khi giáo viên nêu vấn đề là đã biến nội dung học 
tập thành một chuỗi tình huống có vấn đề. Giải quyết vấn đề này song lại nảy 
sinh vấn đề mới, gây hứng thú trong việc học tập ở học sinh.
 2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp:
 * Nội dung:
 Con người nghiên cứu sinh giới không phải chỉ để hiểu biết và giải thích mà 
hiểu biết để tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng, phát triển và sử dụng 
hợp lý sản phẩm của sinh vật, phục vụ cho đời sống con người. Ứng dụng là 
mục đích cuối cùng của mọi nghiên cứu khoa học. Do đó trong dạy học cần 
giúp học sinh lĩnh hội giá trị của kiến thức đang nghiên cứu, đồng thời nêu được 
những nguyên tắc, biện pháp để khai thác tối đa những lợi ích của cơ sở di 
Trường THCS Phạm Hồng Thái GV: Trịnh Thị Hiền
 7 SKKN: Một số phương pháp dạy lồng ghép bài tập phần "Biến dị" trong 
 môn Sinh học 9.
 Biến dị
 Biến dị di Biến dị không 
 truyền di truyền
 Biến dị tổ hợp Đột biến Thường biến
 Đột biến gen Đột biến NST
 Đột biến cấu Đột biến số 
 trúc NST lượng NST
 Thể dị bội Thể đa bội 
 Ví dụ: Khi dạy bài “Đột biến gen” bài đầu tiên của chương “biến dị”, để hình 
thành khái niệm đột biến gen, giáo viên nên đặt học sinh vào vị trí của người 
nghiên cứu, quan sát, tìm hiểu hình (21.1 sgk trang 62).
Trường THCS Phạm Hồng Thái GV: Trịnh Thị Hiền
 9 SKKN: Một số phương pháp dạy lồng ghép bài tập phần "Biến dị" trong 
 môn Sinh học 9.
 + Cấu trúc gen thay đổi tính trạng do gen quy định cũng thay đổi.
 + Tính trạng biểu hiện thay đổi hay nói cách khác đó là biểu hiện của biến dị 
và loại biến dị này do những biến đổi đột ngột trong cấu trúc của gen nên gọi là 
đột biến gen.
 Vậy đột biến gen là gì? Đột biến gen có di truyền không? Tại sao?
 Tóm lại, bằng phương pháp dạy học tích cực, giáo viên sẽ giúp học sinh giải 
mã được kiến thức trong sách giáo khoa bằng ngôn từ riêng của chính bản thân 
các em, do đó các em học sinh vừa chủ động lĩnh hội kiến thức, vừa nhớ bài lâu 
hơn, khả năng vận dụng sáng tạo hơn và quan trọng hơn là kích thích được tính 
tích cực trong hoạt động học tập, phát triển tư duy logic.
 Giáo viên lồng ghép bài tập.
 - Trong một mạch đơn của gen có trình tự các loại Nu như sau:
 -AXA-XXT-XXA-GTT-XXX-TGA-XAA-
 Do phóng xạ làm mất Nu số 3 ra khỏi gen? Xác định trình tự các Nu trong 
mạch của gen đột biến.
 Hướng dẫn giải:
 Xác định trình các loại Nu trong mạch của gen bị đột biến:
 Gen ban đầu (mạch 1) - AXA-XXT-XXA-GTT-XXX-TGA-XAA-
 Gen bị đột biến (mạch 1') - AXX-XTX-XAG-TTX-XXT-GAX-AA
 Các bộ ba từ Nu 3 đều bị thay đổi.
 Cách xác định dạng đột biến: Vận dụng để làm bài tập.
 + Chiều dài của gen đột biến ngắn hơn gen bình thường mất cặp Nu.
 + Chiều dài của gen đột biến dài hơn gen bình thường thêm cặp Nu.
 + Chiều dài của gen đột biến = gen bình thường Thay thế cặp Nu
 Ví dụ: Khi dạy bài “Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể”, để hình thành khái 
niệm đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, giáo viên thiết kế phiếu học tập rồi hướng 
dẫn học sinh về Đột biến cấu trúc NST: Là những biến đổi xảy ra trong cấu 
Trường THCS Phạm Hồng Thái GV: Trịnh Thị Hiền
 11 SKKN: Một số phương pháp dạy lồng ghép bài tập phần "Biến dị" trong 
 môn Sinh học 9.
 Hình NST ban đầu NST sau khi bị biến đổi Tên dạng đột 
 22 biến
 a 8 đoạn 7 đoạn (mất đoạn H) Mất đoạn
 b 8 đoạn 10 đoạn (đoạn B và C được lặp lại) Lặp đoạn
 c 8 đoạn 8 đoạn(đoạn B và D đổi chỗ cho nhau) Đảo đoạn
 Dựa trên kết quả phiếu học tập, giáo viên dẫn dắt học sinh khái quát hệ thống 
các khái niệm về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể bằng hệ thống câu hỏi nêu vấn 
đề: Cấu trúc của nhiễm sắc thể a bị biến đổi (mất đoạn) thì thông tin di truyền 
có trong nhiễm sắc thể a có bị biến đổi không? Giả sử đoạn H trên nhiễm sắc 
thể a mang gen quy định đặc điểm cấu tạo của 1 trong 2 chân ở gà, vậy nếu 
đoạn H trên nhiễm sắc thể bị mất thì liệu con gà sinh ra sẽ có mấy chân?
 - Hoặc đoạn BC trên nhiễm sắc thể b mang gen quy định cặp sừng ở cừu, vậy 
nếu vì tác nhân nào đó mà đoạn BC trên nhiễm sắc thể b được lặp lại một lần thì 
con cừu con sinh ra sẽ có mấy cặp sừng trên đầu?
 - Như vậy cấu trúc của nhiễm sắc thể biến đổi dẫn đến những biến đổi hình 
thái và đặc điểm cấu tạo cơ thể, vậy đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là gì? Đột 
biến này có di truyền không?
 Để có thể giúp học sinh vận dụng khái niệm đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, 
củng cố khái niệm biến dị di truyền, khái niệm đột biến, cuối bài giáo viên yêu 
cầu học sinh so sánh và nêu những điểm giống và khác nhau giữa đột biến gen 
và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Cụ thể là:
 - Giống nhau:
 + Đều là những biến đổi đột ngột trong vật chất di truyền (Gen, NST) gọi là 
đột biến.
 + Đều gây ra những biến đổi kiểu hình.
 + Đều có khả năng di truyền cho thế hệ sau Đều là biến dị di truyền.
 - Khác nhau: 
Trường THCS Phạm Hồng Thái GV: Trịnh Thị Hiền
 13

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_phuong_phap_day_long_ghep_bai_tap_phan_bien_di_t.docx