SKKN Một số phương pháp rèn luyện kỹ năng nhảy xa cho học sinh bậc THCS

doc 12 trang sklop9 03/10/2024 390
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số phương pháp rèn luyện kỹ năng nhảy xa cho học sinh bậc THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số phương pháp rèn luyện kỹ năng nhảy xa cho học sinh bậc THCS

SKKN Một số phương pháp rèn luyện kỹ năng nhảy xa cho học sinh bậc THCS
 PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
 A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 Dạy học Thể dục là hoạt động giáo dục nhằm mục đích giáo dục và giáo 
dưỡng cho thế hệ trẻ để các em có được những tri thức văn hoá thể chất, sức khoẻ 
và tri thức văn hoá khoa học kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện 
đại hoá nước nhà.Cũng như giáo dục nói chung, thể dục thể thao xuất hiện cùng xã 
hội loài người và phát triển theo các quy luật của xã hội loài người.
 Từ xa xưa, khi săn bắt thú rừng hay chạy chốn sự tấn công của chúng, người 
tiền sử đã biết phối hợp chạy với nhảy bằng một chân để vượt qua các hào, rãng 
hoặc nhảy từ tảng đá này sang tảng đá kia, đó chính là nhảy xa ở hình thức sơ 
khai nhất bắt nguồn từ lao động. Sau này khi tư duy phát triển, con người nhận 
thấy muốn săn bắt có hiệu quả, cần phải có sự tập luyện trước, từ đó hình thành 
môn thể thao nhảy xa. Ngày nay , nhảy xa trở thành môn thể thao hấp dẫn chinh 
phục độ xa, có tác dụng rèn luyện sức mạnh, sức nhanh, sự khéo léo, linh hoạt rất 
có hiệu quả.
 Hiện nay có 3 kiểu nhảy xa khác nhau: Kiểu “ngồi”; kiểu “cắt kéo”; Kiểu “ 
ưỡn thân”. Trở lại với bộ môn giáo dục thể chất ở trường THCS, là bộ môn nhằm 
thúc đẩy sự phát triển hài hòa của cơ thể như: Tư thế ngay ngắn, cơ thể phát triển 
cân đối, nâng cao khả năng chức phận của cơ thể như: Tăng cường trao đổi chất, 
rèn luyện thần kinh thăng bằng, phát triển hợp lý các tố chất thể lực. Môn thể dục 
là môn học hầu hết các học sinh rất hứng thú, say mê đặc biệt là các em có năng 
khiếu về thể dục thể thao.
 Thực tế môn thể dục trong trường THCS bao gồm 280 tiết học thì trong đó 
nhảy xa là 43 tiết. Trong chương trình mới – nhảy xa được dạy ở lớp 6 và 7 trong 
nội dung bật nhảy, ở lớp 8 và 9 với nội dung nhảy xa kiểu “ngồi”. 
 Như vậy để có một nền thể thao phát triển tốt cả về chất và lượng người ta 
cần phải thực hiện từ gốc, từ người tập và cụ thể là từ thế hệ trẻ Thanh, Thiếu niên 
chủ nhân tương lai của đất nước. Từ rèn luyện nhảy xa cũng là rèn luyện cái gốc 
của nền văn hóa thể dục thể thao tiên tiến. Giải quyết vấn đề này bằng “ Môt số 
phương pháp rèn luyện kỹ năng nhảy xa cho học sinh bậc THCS”. Là tên Sáng 
kiến kinh nghiệm cũng là vấn đề tôi toàn tâm, toàn ý nghiên cứu và bằng các biện 
pháp chuyên môn cụ thể để Nhảy xa hay thể dục thể thao phải được rèn luyện cùng 
với kỹ năng có ý nghĩa khoa học của bộ môn giáo dục thể chất. 1.Điều tra, khảo sát thực trạng việc dạy và học bộ môn thể dục tại trường 
THCS Phù Đổng.
 2.Phỏng vấn các bạn đồng nghiệp (giáo viên thể dục) ở các trường bạn như: 
Nguyễn Huệ,Kim Đồngvà học sinh trường THCS Phù Đổng.
 3.Quan sát tình hình phát triển thể dục thể thao ở địa phương, nhà trường, và 
quá trình tập luyện thể dục thể thao của học sinh ở trường cũng như ở nhà.
 4.Phân tích các đối tượng học sinh, thực trạng môn học và tổng hợp các kỹ 
năng chuyên môn.
 PHẦN II : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 A. CƠ SỞ KHOA HỌC:
 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
 Theo từ điển Tiếng Việt: “Phương pháp là tuần tự cần làm theo trong những 
bước có quan hệ với nhau khi tiến hành công việc có mục đích nhất định”. Với 
giáo dục thể chất, đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm tạo cho mỗi giờ lên lớp 
tránh được việc làm mẫu quá nhiều, tránh được việc giải thích quá kỹ về kỹ thuật, 
động tác và loại trừ được không khí căng thẳng trong buổi tập. Qua đó tạo cho giờ 
học luôn có một không khí vui tươi, nhẹ nhàng nhưng hiệu quả, giúp cho các em 
học mà chơi, chơi mà học nhưng vẫn đạt kết quả cao. Nhằm phát huy được tính 
Năng động – Sáng tạo – Tích cực – Chủ động của học sinh. Muốn đạt được kết quả 
trên đòi hỏi người giáo viên phải có sự tích cực, sáng tạo trong việc đổi mới 
phương pháp dạy học nhằm đạt mục tiêu giáo dục nói chung và mục tiêu lên lớp 
nói riêng.
 Với giáo dục thể chất: “ kỹ năng là năng lực giải quyết nhiệm vụ vận động 
trong điều kiện người học phải tập chung chú ý cao độ vào từng động tác của bài 
tập thể chất, hoặc là năng lực vận dụng bước đầu các tri thức vào thực tế luyện 
tập”.
 Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số phương pháp rèn luyện kỹ năng nhảy xa 
cho học sinh bậc THCS”. Nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh dưới 
sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên. Tức là giáo viên hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức 
hoạt động để giúp học sinh chủ động tham gia các hoạt động, nhằm phát huy tính 
Tích cực – Chủ động – Tự giác – Sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm 
môn Thể dục; Bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến 
thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho 
học sinh. Qua đó ta thấy cốt lõi của việc đổi mới phương pháp dạy học thể dục là: 
Giúp học sinh hướng tới việc học tập Chủ động - Tích cực - Quan trọng hơn học C. PHƯƠNG PHÁP – GIẢI PHÁP VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
 Thể dục thể thao là kết quả nhận thức của con người trong quá trình duy trì 
và phát triển đời sống của chính mình.
 Đầu tiên đơn giản là dùng các động tác, bài tập để rèn luyện có đủ thể lực 
cho việc duy trì sự sống.
 Sau đó các thế hệ có sự nối tiếp, kế thừa và sự nhận thức cao hơn đã truyền 
thụ lại các kỹ năng, kỹ xảo vận động để có hiệu quả tốt hơn trước thực tiễn.
 Trong quá trình lao động, các kinh nghiệm sống được lặp lại nhiều lần, con 
người đã thấy rõ được sự cần thiết của các động tác, bài tập thể dục thể thao. Đó là 
sự chuẩn bị thể lực cần thiết cho chính mình. Như vậy, Các bài tập thể dục thể thao 
biểu hiện quan hệ của con người đối với tự nhiên và đối với chính bản thân mình, 
trước hết là giữa con người với nhau. Nguyên nhân làm phát sinh giáo dục thể chất 
là những nhu cầu cần truyền thụ và củng cố những kỹ năng lao động. Nhu cầu tự 
nhiên về sự tập luyện của các cơ quan trong cơ thể để hoạt động tốt được coi là tiền 
đề sinh vật học, là cơ sở tự nhiên của sự xuất hiện các bài tập thể dục thể thao.
 Trong thực tiễn, các bài tập thể dục thể thao dùng trong giảng dạy và shuấn 
luyện đựơc phân loại theo nhiều cách khác nhau. Một trong những cách phân loại 
phổ biến là phân thành các bài tập nhằm tạo điều kiện cho việc nắm vững kỹ thuật 
động tác (bài tập bổ trợ) và các bài tập nhằm phát triển các tố chất thể lực: Sức 
mạnh, sức nhanh, sức bền, mềm dẻo và năng lực phối hợp. Với Nhảy xa cũng vậy.
 * MỘT SỐ BÀI TẬP CHUYÊN MÔN ĐỂ GIẢNG DẠY VÀ HUẤN 
LUYỆN HỌC SINH NHẢY XA.
 I. Các bài tập để nắm vững kỹ thuật chạy đà.
 1.Chạy đà trên đường chạy có đưa hông (vùng chậu - đùi) về trước lúc kết 
thúc giai đoạn bay làm 5 - 6 lần.
 2.Chạy qua phần đầu tiên của đà (đến vạch kiểm tra) bằng 6 bước chạy có 
đàn tính làm 4 - 5 lần.
 3.Chạy qua phần đầu tiên của đà trên đường dốc, phần thứ hai của đà (6 
bước chạy) trên đường bằng làm 5 - 6 lần.
 4.Chạy đà: a) Có trọng lượng phụ ở thắt lưng (2 - 3kg). Chạy 2 - 3 lần; 
 b) không có trọng lượng phụ, chạy 2 - 3 lần.
 5.Chạy đà có tăng độ dài thêm 2 - 3 bước chạy, chạy 2 - 3 lần.
 6.Chạy đà trên đường phủ thảm hay cỏ, chạy 2 - 3 lần.
 7.Chạy đà bình thường có giậm nhảy lúc kết thúc, chạy 2 - 4 lần. 3.TTCB: Cũng như trên. Chạy 6 - 8 bước thực hiện nhảy xa theo nhịp
đếm. Đếm 1: bay ra trong tư thế bước bộ; đếm 2: đưa hông về trước và hơi hạ gối 
chân lăng xuống; đếm 3: roi xuống đất trên 2 chân.Làm 8 - 10 lần. Chuyển hông 
đều, song không ngửa vai ra sau. Thân trên giữ thẳng. Thực hiện với nhịp trung 
bình.
 4.TTCB: Đứng một chân trước một chân sau, hai tay nắm dây leo ở mức 
ngang đầu. Làm đọng tác giậm nhảy bằng chân giậm và tiếp tục chuyển hông đến 
sát dây. Theo mức độ chuyển động đu đưa của dây, thực hiện các “bước bộ dài trên 
không”. Làm 8 - 10 lần. Chú ý chuyển hông đúng lúc về trước. Thực hiện với nhịp 
chậm, trung bình với biên độ lớn...
 5.TTCB: Cũng như trên. Chạy 4 - 6 bước giậm nhảy trên cầu bậtvà 
thực hiện động tác trên không kiểu “cắt kéo”. Việc thay đổi vị trí của 2 chân 
được bắt đầu từ động tác của đùi và xoay hông. Làm 4 - 6 lần. Thực hiện với 
nhịp trung bình và nhanh.
 * Chỉ dẫn phương pháp: Khi thực hiện các bài tập cần chú ý thực hiện 
bước đầu tích cực và với biên độ rộng. Muốn vậy cần đưa hông về trước và 
không hạ đùi chân lăng xuống. Không thay đổi vị trí của hai chân một cách tự 
do. Lúc này cần đặc biệt chú ý đến việc giữ thăng bằng.
 IV. Bài tập để nắm vững kỹ thuật rơi xuống đất.
 1.TTCB: Treo người trên vòng treo, cách trước 1m đặt một rào cao (100cm) 
hay xà ngang để nhảy cao. Làm động tác đu đưa dưới vòng treo, khi đu về sau co 
gối sát ngực; khi đu ra trước duỗi thẳng 2 chân về trước và chuyển qua rào. Bàn 
chân ở tư thế ”bàn quốc”. Làm 10 - 12 lần. Thực hiện với nhịp chậm, trung bình.
 2.TTCB: Cầm sào đứng cạnh mét hố nhay. Làm động tác chống sào xuống 
đất, giậm nhảy bằng 2 chân, sau đó lăng hai chân duỗi thẳng về trước và chạm đất 
bằng 2 gót chân. Sau khi sào chuyển qua phương thẳng đứng thì lăng 2 chân về 
trước. Làm 8 - 10 lần. Thực hiện với nhịp trung bình và nhanh.
 3.TTCB: Chân giậm ở trước, chân lăng ở sau và chạm đất bằng mũi chân, 
chạy 4 - 6 bước làm động tác nhảy xa có chú ý đến việc lăng 2 chân thẳng về trước 
và rơi xuống đất bằng mông. Bàn chân gấp ở tư thế “bàn quốc”. Làm 6 - 8 lần. 
Thực hiện với nhịp trung bình và nhanh.
Nhảy xa là một trong những hoạt động hết sức cơ bản và cần thiết đối với cuộc 
sống con người. để phát triển thể chất cho thế hệ trẻ, ngay từ thời xa xưa người ta 
đã, người ta đã coi nhảy xa là phương tiện giáo dục thể chất quan trọng. Vì vậy, Đà ngắn thực hiện kỹ Bước đầu làm quen với Thu gọn hai cân 
 thuật trên không. kỹ thuật trên không kiểu thành tư thế ngồi xổm 
 8
 ngồi. trên không trước khi 
 chạm hố cát.
 Nhảy bật tại chỗ với Tập nâng cao chân trước Cẳng chân với xa.
 9 cẳng chân ra xa chạm khi chậm hố cát.
 hố cát.
 Hoàn chỉnh kỹ thuật Nâng cao dần độ khó. Tốc độ chạy đà 
 10 nhảy xa kiểu ngồi với nhanh, giậm nhảy 
 đà trung bình và dài. chính xác.
 Hướng dẫn về luật thi Giới thiệu những điều Thực hiện theo luật 
 11
 đấu nhả xa. luật cơ bản nhất. thi đấu.
 Làm quen với tổ chức Làm quen với ti đấu, Cảm giác tập luyện 
 12 trọng tài và luật thi kiểm tra. như thi đấu.
 đấu.
 Kiểm tra, đánh giá. Đánh giá kỹ thuật và Thể hiện đúng kỹ 
 thành tích thuật nhảy xa kiểu 
 13
 ngồi, đạt thành tích 
 cao nhất của mình.
 PHẦN III KẾT LUẬN:
 A. HIỆU QUẢ - Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI:
 Cùng với vui chơi giải trí, thể dục thể thao là một nhu cầu mang tính tự 
nhiên của trẻ em. Có thể nói vui chơi, tập luyện thể dục thể thao cũng cần thiết như 
ăn, uống, ngủ, học tậptrong cuộc sống hằng ngày của các em. Như vậy với trách 
nhiệm của một giáo viên giảng dạy bộ môn thể dục chúng ta phải làm thế nào và 
bằng những công việc cụ thể tạo cho các em không những ham mê tập luyện thể 
dục thể thao mà còn biết “cách chơi” như thế nào và tập luyện như thế nào để đạt 
được thành tích cao nhất về thể dục thể thao và đảm bảo được sức khỏe nhằm đạt 
được mục đích cao nhất về giáo dục thể chất. 
 Trong khi triển khai chuyên đề này, tôi thấy học sinh học bộ môn thể dục rất 
hào hứng, chủ động và sáng tạo trong quá trình học tập ở lớp và tự tập luyện hằng Tôi xin chân thành cảm ơn !
 Đại Hồng ngày 15 tháng 3 năm 2017
 Người viết
 Nguyễn Đình Toản
 NHẬN XÉT - ĐÁNH GIÁ
 TỔ LÝ-HÓA-SINH-TD BAN GIÁM HIỆU
 TỔ TRƯỞNG HIỆU TRƯỞNG
....................................................... .....................................................
....................................................... .....................................................
....................................................... ....................................................... 
...................................................... ..................................... 
 .
 PHỤ LỤC
 DANH MỤC TRANG
 PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ 01 – 03
 A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 01 – 02
 B. MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI 02
 C. NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI
 02
 D. PHẠM VI ĐỀ TÀI
 03
 Đ. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 03
 PHẦN II : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 03 – 12
 A. CƠ SỞ KHOA HỌC 03 – 05 
 B. THỰC TRẠNG 05
 C. PHƯƠNG PHÁP – GIẢI PHÁP – BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
 05 – 12 
 PHẦN III : KẾT LUẬN 13 – 14
 A. HIỆU QUẢ - Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 13
 B. BÀI HỌC KINH NGHIỆM 13 – 14 

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_phuong_phap_ren_luyen_ky_nang_nhay_xa_cho_hoc_si.doc