SKKN Một vài kinh nghiệm lồng ghép ca dao, tục ngữ tạo hứng thú học tập cho học sinh ở môn Địa lí THCS
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một vài kinh nghiệm lồng ghép ca dao, tục ngữ tạo hứng thú học tập cho học sinh ở môn Địa lí THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một vài kinh nghiệm lồng ghép ca dao, tục ngữ tạo hứng thú học tập cho học sinh ở môn Địa lí THCS
Một vài kinh nghiệm lồng ghép ca dao, tục ngữ tạo hứng thú học tập cho học sinh ở môn Địa lí THCS --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- PHÒNG GD&ĐT KRÔNG ANA TRƯỜNG THCS BUÔN TRẤP SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI: MỘT VÀI KINH NGHIỆM LỒNG GHÉP CA DAO, TỤC NGỮ TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH Ở MÔN ĐỊA LÍ THCS Họ và tên tác giả: Hoàng Thị Hoan Đơn vị công tác: Trường THCS Buôn Trấp Trình độ đào tạo: Đại học sư phạm Môn đào tạo: Địa lí --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Trường THCS Buôn Trấp - GV: HoàngKrông Thị An aHoan, thán g 3 n ă m 2 0 1 6 - 1 - a Một vài kinh nghiệm lồng ghép ca dao, tục ngữ tạo hứng thú học tập cho học sinh ở môn Địa lí THCS --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- MỘT VÀI KINH NGHIỆM LỒNG GHÉP CA DAO, TỤC NGỮ TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH Ở MÔN ĐỊA LÍ THCS I. Phần mở đầu 1. Lí do chọn đề tài Hướng đổi mới của phương pháp dạy học hiện nay là tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, khơi dậy và phát huy khả năng tự học nhằm hình thành cho học sinh tính độc lập sáng tạo, nâng cao khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm tin, hứng thú học tập cho học sinh. Chương trình sách giáo khoa mới hiện nay đã thể hiện cách học mới của học sinh. Từ những hình ảnh trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng đến thực tiển hình thành nên khái niệm, quy luật, mối liên hệ nhân quả ... để tìm ra kiến thức bài học. Điều đó đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với nội dung sách giáo khoa hiện hành. Thực tế hiện nay ở các trường THCS, việc thực hiện giảng dạy theo phương pháp mới còn nhiều điều trăn trở. Đối với bộ môn Địa lí hiện nay, nội dung sách giáo khoa không những đòi hỏi người giáo viên phải nghiên cứu kĩ, phải đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá học sinh, phải sử dụng có hiệu quả các phương pháp dạy học, phải có sự kết hợp nhuần nhuyển, có sự tích hợp các phương pháp dạy học lúc đó hiệu quả tiết dạy mới đạt như mong muốn. Song làm thế nào để hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức trong môn Địa lí được nhớ lâu, hứng thú trong học tập, đạt hiệu quả cao. Sự hứng thú học tập của học sinh là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng dạy và học. Nhìn chung người học có hứng thú học tập hay không là do mối quan hệ tương tác của người dạy đối với người học. Trong trường học hiện nay đa số các em học sinh ít quan tâm đến môn địa lí vì các em nghĩ đây là môn học phụ, thuộc lĩnh vực khoa học xã hội nhưng lại là môn khó thăng tiến trong xã hội và vì môn học thuộc lòng nên dẫn đến học sinh ngại học. Điều đó làm cho học sinh không có hứng thú trong học tập, ngại trau dồi kiến thức về địa lí. Việc học đối phó, miễn cưỡng học sinh chỉ tiếp thu được lượng kiến thức rất ít, không bản chất, vì thế dễ quên. Kết quả là điểm kiểm tra thấp, hiệu quả học tập chưa cao. --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Trường THCS Buôn Trấp - GV: Hoàng Thị Hoan - 3 - Một vài kinh nghiệm lồng ghép ca dao, tục ngữ tạo hứng thú học tập cho học sinh ở môn Địa lí THCS --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- - Hướng dẫn học sinh sưu tầm ca dao, tục ngữ ở nhà để chuẩn bị cho bài dạy sau + Là học sinh khối 6,8 Trường THCS Buôn Trấp + Năm học: 2014 - 2015: Từ lớp 6A1,2,3, lớp: 8A 1,2,3,4,5,6,7,8 5. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp quan sát - Phương pháp trải nghiệm thực tế - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. - Thông qua kinh nghiệm thực hiện giảng dạy đối với Chương trình đổi mới SGK bậc THCS II. Phần nội dung 1. Cơ sở lý luận Để góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục, đào tạo học sinh thành những con người tích cực, năng động và sáng tạo có khả năng tiếp thu những tri thức hiện đại và biết vận dụng những tri thức đó vào cuộc sống thì việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu các câu ca dao, tục ngữ liên quan đến bài học đóng vai trò rất quan trọng. Luật giáo dục, điều 28.2 đã ghi ‘‘Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS’’ Yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học giáo viên cần vận dụng các phương pháp soạn giảng cho phù hợp để đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS, từ đó có thể phát huy tính tự giác tích cực của học sinh. Việc dạy học Địa lí nói chung cần đảm bảo các nguyên tắc giáo dục, đây là các luận điểm có tính chất chỉ đạo, những quy định, yêu cầu cơ bản mà người giáo viên cần phải tuân thủ để mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình dạy học. Việc sử dụng, áp dụng các câu ca dao tục ngữ phù hợp với từng phần nội dung kiến thức môn Địa lí --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Trường THCS Buôn Trấp - GV: Hoàng Thị Hoan - 5 - Một vài kinh nghiệm lồng ghép ca dao, tục ngữ tạo hứng thú học tập cho học sinh ở môn Địa lí THCS --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- + Để thực hiện cho một tiết dạy có vận dụng ca dao, tục ngữ một cách hiệu quả người giáo viên cũng cần đầu tư nhiều thời gian, công sức, kỹ năng vận dụng, nhận xét, đánh giá. + Tính tự giác tìm hiểu ca dao, tục ngữ của học sinh chưa cao.. 2.2. Thành công, hạn chế - Thành công: Đa số học sinh ý thức được việc vận dụng ca dao, tục ngữ để nâng cao kiến thức là nhiệm vụ của mỗi cá nhân nên đa số các em tự học tự rèn tốt, chất lượng giáo dục, kết quả học tập ngày một nâng cao. - Hạn chế: Khả năng vận dụng kiến thức liên quan để tìm hiểu kiến thức còn hạn chế, học sinh chưa thật tự giác trong sưu tầm. 2.3. Mặt mạnh- mặt yếu - Mặt mạnh: Giáo viên đa số có tay nghề vững vàng việc lồng ghép tạo hứng thú tiết học đạt hiệu quả cao. Học sinh có lực học khá giỏi các em sưu tầm, lồng ghép vào bài học rất nhanh, sát thực tế bài học hơn. - Mặt yếu: Một số giáo viên trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc vận dụng lồng ghép nên còn mang tính áp đặt, đối phó. Một số ít học sinh ít suy nghĩ, tìm hiểu các câu ca dao, tục ngữ chưa sát trọng tâm bài học 2.4. Nguyên nhân, các yếu tố tác động Sự thành công trong việc sử dụng ca dao, tục ngữ là nhà trường có đội ngũ giáo viên đầy năng lực, nhiệt huyết. Đa số các em học sinh chăm ngoan, chịu khó tìm tòi, học hỏi. Nhà trường có nhiều điều kiện thuận lợi để hỗ trợ cho giáo viên trong giảng dạy như trang bị phòng máy chiếu, mạng Internet... 2.5. Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Trường THCS Buôn Trấp - GV: Hoàng Thị Hoan - 7 - Một vài kinh nghiệm lồng ghép ca dao, tục ngữ tạo hứng thú học tập cho học sinh ở môn Địa lí THCS --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Những giải pháp biện pháp được nêu trong đề tài nhằm mục đích giúp học sinh hiểu sâu kiến thức hơn và mang lại hiệu quả cao trong môn học. 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp. Nói chung tục ngữ, ca dao là thi ca truyền miệng mô tả phong tục tập quán, về thời tiết, khí hậu, những kinh nghiệm thiên văn học của người xưa, là những câu nói đúc kết kinh nghiệm của dân gian về mọi mặt như: tự nhiên, lao động sản xuất và xã hội, là những nhận xét giải thích của nhân dân về các hiện tượng của tự nhiên liên quan đến thời tiết, khí hậu Với đặc điểm ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, có nhịp điệu, có hình ảnh những câu tục ngữ được hình thành từ cuộc sống thực tiễn, trong đời sống sản xuất và đấu tranh của nhân dân, do nhân dân trực tiếp sáng tác; được tách ra từ tác phẩm văn học dân gian hoặc ngược lại; được rút ra tác phẩm văn học bằng con đường dân gian hóa những lời hay ý đẹp cụ thể tôi áp dụng một số ví dụ sau trong quá trình giảng dạy: * Sử dụng ca dao, tục ngữ để khai thác kiến thức mới Để cho tiết học sinh động và lôi cuốn hơn, giáo viên cần phải đa dạng hóa phương pháp trong môn học này. Đa dạng hóa phương pháp thể hiện ở việc chúng ta biết cách tổ chức những hoạt động học tập thích hợp và thu hút học sinh tham gia. Những kiến thức trọng tâm trong bài được minh họa bằng những câu ca khắc họa những hình ảnh cụ thể giữa đời thường sẽ làm cho học sinh khắc sâu hơn. Trong dạy học kiến thức mới, giáo viên phải sáng tạo trong phương pháp dạy học phát huy tính chủ động, tích cực, tự giác của học sinh. Chú trọng rèn luyện phương pháp tư duy, tạo niềm tin sự hứng khởi, thái độ tự tin trong học tập. Giáo viên có thể kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để tạo không khí hào hứng cho học sinh như giao nhiệm vụ cho từng cá nhân hoặc kết hợp việc làm theo nhóm, tổ chức chơi trò chơi. Học sinh thảo luận, chọn lựa sau đó phát biểu ý kiến của mình để khắc sâu nội dung bài học. Ví dụ 1: Khi dạy bài 8 – Tiết 10 – Địa lí 6: Sự chuyển động của Trái Đất Quanh mặt trời --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Trường THCS Buôn Trấp - GV: Hoàng Thị Hoan - 9 - Một vài kinh nghiệm lồng ghép ca dao, tục ngữ tạo hứng thú học tập cho học sinh ở môn Địa lí THCS --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức mới học để giải thích ? “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng” Việt Nam nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu bắc. Tháng 5 âm lịch của Việt Nam tương ứng là tháng 6 dương lịch. Tháng 6 dương lịch bán cầu bắc là mùa hè. Ngày 22/6 hàng năm, tia bức xạ mặt trời chiếu vuông góc với tiếp tuyến bề mặt Trái Đất tại chí tuyến bắc (23 o27’B) nên thời gian chiếu sáng ở nửa cầu bắc dài. Càng về phía Cực Bắc ngày càng dài, đêm càng ngắn, nên có hiện tượng ngày dài, đêm ngắn. Vào ngày 22/12 (tháng 10 âm lịch), Mặt trời chuyển động biểu kiến về chí tuyến Nam và vuông góc tại bề mặt đất tại tiếp tuyến 23 o27’N (Chí tuyến Nam) thì ở bán cầu nam lúc này ngày dài đêm ngắn và ở bán cầu bắc hiện tượng ngày ngắn - đêm dài nên có câu “Ngày tháng mười chưa cười đã tối” Ví dụ 3: Dạy bài 32 – Tiết 36 – Địa lí 8: Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta Với nội dung kiến thức mục 2: Mùa gió tây nam từ tháng 5 đến tháng 10 ( mùa hạ). Tôi lồng ghép câu: “Kiến đen tha trứng lên cao, Thế nào cũng có mưa rào rất to. Kiến bò từ dưới lên cao --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Trường THCS Buôn Trấp - GV: Hoàng Thị Hoan - 11 -
File đính kèm:
- skkn_mot_vai_kinh_nghiem_long_ghep_ca_dao_tuc_ngu_tao_hung_t.doc