SKKN Một vài kinh nghiệm xây dựng khối đoàn kết nội bộ trong tập thể sư phạm trường THCS Võ Trường Toản, Thành phố Vũng Tàu
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một vài kinh nghiệm xây dựng khối đoàn kết nội bộ trong tập thể sư phạm trường THCS Võ Trường Toản, Thành phố Vũng Tàu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một vài kinh nghiệm xây dựng khối đoàn kết nội bộ trong tập thể sư phạm trường THCS Võ Trường Toản, Thành phố Vũng Tàu
MỤC LỤC Chương 1: Cơ sở đề xuất giải pháp 1.1 Sự cần thiết hình thành giải pháp .................................................................. 3 1.2 Mục tiêu phương pháp và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................... 4 1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 4 1.2.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 4 1.2.3 Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 5 1.3 Giới hạn của đề tài ......................................................................................... 5 1.4 Các giả thiết nghiên cứu ................................................................................ 5 1.5 Cơ sở pháp lý và cơ sở lý luận ...................................................................... 5 1.5.1 Cơ sở pháp lý ............................................................................................. 5 1.5.2 Cơ sở lý luận .............................................................................................. 7 1.5.2.1 Các khái niệm .......................................................................................... 7 1.5.2.2 Ý nghĩa của việc xây dựng khối đoàn kết nội bộ .................................... 7 1.6 Kế hoạch thực hiện ........................................................................................ 8 Chương 2: Quá trình hình thành và nội dung giải pháp ...................................... 9 2.1 Phân tích thực trạng về công tác xây dựng khối đoàn kết nội bộ tại trường THCS Võ Trường Toản ..................................................................................... 9 2.1.1 Đặc điểm tình hình nhà trường .................................................................. 9 2.1.2 Phân tích thực trạng về công tác xây dựng khối đoàn kết nội bộ tại trường THCS Võ Trường Toản ...................................................................................... 9 2.1.2.1 Ưu điểm ................................................................................................... 9 2.1.2.2 Hạn chế .................................................................................................. 10 2.1.2.3 Nguyên nhân của hạn chế ..................................................................... 10 2.2 Một số biện pháp công tác xây dựng khối đoàn kết nội bộ tại trường THCS Võ Trường Toản, thành phố Vũng Tàu ............................................................ 11 2.2.1 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp ............................................................ 11 2.2.2. Các biện pháp xây dựng khối đoàn kết nội bộ ....................................... 11 2.2.2.1. Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt đoàn kết ........................................ 11 2.2.2.2. Xây dựng các quy chế phù hợp thực tế nhà trường ............................. 13 3 Chương 1: Cơ sở đề xuất giải pháp 1.1. Sự cần thiết hình thành giải pháp Việt Nam với chiều dài lịch sử gồm hàng nghìn năm đô hộ bởi chế độ phong kiến Phương Bắc, hơn một trăm năm sống dưới gót giày xâm lược của chủ nghĩa thực dân, đế quốc. Với tinh thần đoàn kết dân tộc và sự lãnh đạo tài ba của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đất nước ta thoát khỏi ách thông trị và lập nên một Quốc gia độc lập. Tại Đại hội Đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ II năm 1961, của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Câu nói thật giản dị ấy của Bác Hồ, nhưng từ lâu đã trở thành lẽ sống, phương châm sống và khẩu hiệu hành động của Đảng ta, dân tộc ta. Nhiều năm liền khối đoàn kết nội bộ tại trường THCS Võ Trường Toản bị rạn nứt và có nhiều lần không thể hàn gắn giữa giáo viên với lãnh đạo nhà trường, giáo viên với giáo viên, lãnh đạo nhà trường với cha mẹ học sinh. Lợi ích nhóm và bè phái được thành lập, bêu xấu lẫn nhau, đơn khiếu nại vượt cấp vì thế cũng tăng thêm. Khi nhận nhiệm vụ phụ trách trường THCS Võ Trường Toản, tôi dành nhiều thời gian để phân tích các mối quan hệ, lý do để mâu thuẩn nội bộ lên cao. Câu hỏi đặt ra: - Tại sao mâu thuẩn giữa các bộ quản lý và giáo viên không thể giải quyết ngay tại cơ sở? - Công đoàn cơ sở có thực hiện đúng các chức năng: Chức năng đại diện bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, người lao động; Chức năng tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế; Chức năng giáo dục, động viên công nhân, viên chức, người lao động phát huy quyền làm chủ đất nước, thực hiện nghĩa vụ công dân, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. 5 đoàn về quyền, trách nhiệm của Công đoàn trong việc tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế-xã hội; Nghiên cứu Chương IV về Nhiệm vụ và quyền của Giáo viên, nhân viên quy định tại Thông tư số 32/2011/TT-BGDĐT ngày 15/09/2020 về Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học quy định. Một số kỹ năng trong lãnh đạo, quản lý của cán bộ lãnh đạo ở cơ sở. 1.2.2.2. Phương pháp quan sát sư phạm Quan sát các hoạt động của giáo viên tại trường THCS Võ Trường Toản. 1.2.3. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học về công tác xây dựng khối đoàn kết nội bộ trong tập thể sư phạm trong nhà trường. 1.3. Giới hạn của đề tài Đề tài “Một vài kinh nghiệm xây dựng khối đoàn kết nội bộ trong tập thể sư phạm trường THCS Võ Trường Toản, thành phố Vũng Tàu” chỉ giói hạn trong công tác xây dựng tập thể sư phạm tại trường THCS Võ Trường Toản. 1.4 Các giả thiết nghiên cứu Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, chi bộ, cơ quan, đơn vị nào đoàn kết, thống nhất nội bộ cao sẽ luôn hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ chính trị được giao; tư tưởng, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động thoải mái, tin tưởng, phấn khởi, nhà trường tạo được uy tín đối với xã hội. Ngược lại, nếu nội bộ không đoàn kết, thống nhất, chia rẽ, bè phái thì trên dưới lục đục, môi trường làm việc nặng nề; chất lượng công việc không đảm bảo, uy tín của nhà trường đối với xã hội giảm sút. 1.5 Cơ sở pháp lý và cơ sở lý luận 1.5.1 Cơ sở pháp lý Xây dựng đoàn kết nội bộ là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng trong công tác tổ chức, đây là nhiệm vụ then chốt hàng đầu đặt nền móng vững chắc cho mọi thành công. Bởi “đoàn kết là sức mạnh vô địch” và điều đó đã trở 7 ngừng tiến bộ; Chân thành giúp đỡ đồng chí, đồng nghiệp trong công tác và trong cuộc sống; bảo vệ uy tín, danh dự chính đáng của đồng chí, đồng nghiệp; không tranh công, đổ lỗi, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, khuyết điểm cho người khác; Tích cực tham gia xây dựng tổ chức đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội nơi công tác; kiên quyết đấu tranh chống các biểu hiện chia rẽ, bè phái, gây mất đoàn kết nội bộ và trong nhân dân. [Tiểu mục 7, Mục I, Quy định 101-QÐ/TW năm 2012] Điều chỉnh cách ứng xử của các thành viên trong cơ sở giáo dục theo chuẩn mực đạo đức xã hội và thuần phong mỹ tục của dân tộc, phù hợp với đặc trưng văn hóa của địa phương và điều kiện thực tiễn của cơ sở giáo dục; ngăn ngừa, xử lý kịp thời, hiệu quả các hành vi tiêu cực, thiếu tính giáo dục trong cơ sở giáo dục; Xây dựng văn hóa học đường; đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng, chống bạo lực học đường. [Điều 2, Thông tư số 06/2019/TT- BGDĐT] 1.5.2. Cơ sở lý luận 1.5.2.1 Các khái niệm Theo từ điển tiếng Việt: Đoàn kết: kết thành một khối thống nhất, cùng hoạt động vì một mục đích chung. Nội bộ: tình hình bên trong của tổ chức. Xây dựng khối đoàn kết nội bộ trong tập thể sư phạm là tạo ra môi trường làm việc thân thiện, mọi thành viên trong nhà trường hoạt động vì một mục tiêu giáo dục chung của nhà trường. 1.5.2.2. Ý nghĩa của việc xây dựng khối đoàn kết nội bộ Đoàn kết nội bộ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mỗi cơ quan,tổ chức. Đoàn kết là nhiệm vụ then chốt, đặt nền móng cho sự thành công. Đoàn kết tạo nên sức mạnh trí tuệ tập thể, gắn kết từng cá nhân với tập thể tạo nên tập thể vững mạnh, tạo môi trường làm việc trong sạch, vui tươi, phấn khởi, cởi mở, thân thiện. Để tạo khối đoàn kết nội bộ, thống nhất cao về ý chí và hành động trong một tập thể, trách nhiệm đầu tiên là thuộc về cán bộ quản lý. Cán bộ quản lý cần 9 Chương 2: Quá trình hình thành và nội dung giải pháp 2.1 Phân tích thực trạng về công tác xây dựng khối đoàn kết nội bộ tại trường THCS Võ Trường Toản 2.1.1 Đặc điểm tình hình nhà trường Trường THCS Võ Trường Toản thành lập từ năm 2004 trên cơ sở tách từ khối trung học cơ sở của trường phổ thông trung học Trần Nguyên Hãn. Nhà trường tọa lạc tại số 04 Lê Văn Lộc, Phường 9, Thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Khuôn viên nhà trường rộng khoảng 17 747 mét vuông. Phía tây giáp đường Lê Văn Lộc, phía đông giáp đường Nguyễn Trung Trực, phía Nam giáp đường Sương Nguyệt Ánh, phía Bắc giáp dường Tôn Thất Thuyết. Nhà trường đảm nhận công tác phổ cập cho cụm dân cư phường 9. Đây là cụm dân cư mới, được hình thành từ vùng đất ven sông trong những năm gần đây. Dân trí của cụm dân cư này tương đối cao. Các hộ gia đình luôn quan tâm đến việc học của con em. Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường: 64 người, trong đó cán bộ quản lý: 02; giáo viên (kể cả tổng phụ trách): 56; Nhân viên: 2. Về trình độ chuyên môn: Cán bộ quản lý 2/2 có trình độ đại học đạt 100%; Giáo viên 56/56 có trình độ đại học đạt 100%; 01 giáo viên có trình độ thạc sĩ và 02 giáo viên theo học chương trình thạc sĩ. Về số lượng giáo viên công nhân viên: Trường THCS Võ Trường Toản còn thiếu: 01 phó hiệu trưởng, 01 nhân viên y tế - công nghệ thông tin, 01 kế toán, 01 nhân viên thiết bị, 01 nhân viên bảo vệ. 2.1.2 Phân tích thực trạng về công tác xây dựng khối đoàn kết nội bộ tại trường THCS Võ Trường Toản 2.1.2.1 Ưu điểm Tổ chức Công đoàn chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của nhà trường; tuyên truyền, vận động giáo viên, người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành chủ trương, đường lồi của Đảng và Nhà nước. 11 Bên cạnh đó, chương trình tiếng Anh tăng cường không những làm tăng số tiết của giáo viên tiếng Anh mà còn ảnh hưởng đến các bộ môn khác do phải gánh số tiết kiêm nhiệm của bộ môn này. 2.2 Một số biện pháp công tác xây dựng khối đoàn kết nội bộ tại trường THCS Võ Trường Toản, thành phố Vũng Tàu 2.2.1 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp Nguyên tắc tập trung dân chủ: Thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường phải gắn liền với việc bảo đảm sự lãnh đạo của tổ chức Đảng ở nhà trường; Chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ; Phát huy vai trò của người đứng đầu nhà trường và của các tổ chức đoàn thể quần chúng của nhà trường. Dân chủ trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật; Kiên quyết xử lý những hành vi lợi dụng dân chủ vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức và quyền làm chủ của nhân dân, cản trở việc thực hiện nhiệm vụ của nhà trường. Nguyên tắc công bằng: Công bằng là sự tương xứng giữa quyền và nghĩa vụ của các cá nhân với tổ chức. Công bằng sẽ khiến con người ta cảm thấy được tôn trọng, thúc đẩy mỗi thành viên trong nhà trường nỗ lực nhiều hơn để đạt được mục tiêu chung của nhà trường. Nguyên tắc tôn trọng: Bất cứ ai cũng có quyền được tôn trọng, cho dù họ có địa vị, công việc ra sao. Những lời nói, hành động, thái độ coi thường, sự chê bai không khéo léo, thiếu tế nhị sẽ làm người khác cảm thấy bị xúc phạm, và tất nhiên họ sẽ không muốn ở gần người đã xúc phạm họ. Nguyên tắc sống có trách nhiệm: Có trách nhiệm và chịu trách nhiệm về hành động của bạn. Tìm kiếm các cách xây dựng hướng đi để đưa nhà trường lên một tầm cao mới. Nguyên tắc trách nhiệm đi kèm với không đổ lỗi cho người khác. Nguyên tắc quan tâm: Quan tâm đến sức khỏe, đời sống vật chất, tinh thần của các thành viên trong nhà trường. 2.2.2. Các biện pháp xây dựng khối đoàn kết nội bộ 2.2.2.1. Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt đoàn kết.
File đính kèm:
- skkn_mot_vai_kinh_nghiem_xay_dung_khoi_doan_ket_noi_bo_trong.pdf