SKKN Nâng cao năng lực đọc hiểu văn bản truyện môn Ngữ văn 9 cho học sinh ôn tập thi vào 10 THPT
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao năng lực đọc hiểu văn bản truyện môn Ngữ văn 9 cho học sinh ôn tập thi vào 10 THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Nâng cao năng lực đọc hiểu văn bản truyện môn Ngữ văn 9 cho học sinh ôn tập thi vào 10 THPT
Sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ văn Năm học 2019-2020 Tên đề tài: NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRUYỆN MÔN NGỮ VĂN 9 CHO HỌC SINH ÔN TẬP THI VÀO 10 THPT I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông chú ý đến việc hình thành và phát triển các năng lực cốt lõi, trong đó có năng lực đọc hiểu. Mục tiêu dạy học Ngữ văn trong nhà trường đặt ra vấn đề đọc hiểu và phương pháp dạy đọc hiểu cho học sinh với các mức độ và yêu cầu khác nhau. Phát triển năng lực đọc hiểu để học sinh có được một công cụ thiết yếu, phục vụ tốt việc tiếp nhận tri thức môn học qua học tập, ôn tập, kiểm tra và thi cử, nhất là kì thi quan trọng vào 10 THPT. Đọc hiểu văn bản như một khâu đột phá trong việc đổi mới học và thi môn Ngữ văn. Đổi mới thi vào lớp 10 THPT là áp lực không nhỏ đối với giáo viên và học sinh trong nhà trường. Ôn tập môn Ngữ văn như thế nào để học sinh thành thạo kĩ năng khi làm bài thi, tự tin và có thể đạt kết quả cao trong kì thi luôn là vấn đề quan tâm của thầy và trò trước thềm của kì thi chuyển cấp. Cùng với thơ ca, truyện là một trong hai mảng văn học trọng tâm của chương trình Ngữ văn 9, cũng là các phần quan trọng trong cấu trúc đề thi vào 10 THPT. Truyện chứa đựng những yếu tố nghệ thuật và chiều sâu tư tưởng của tác giả đòi hỏi học sinh phải có vốn hiểu biết, năng lực khám phá, phân tích, đánh giá và khái quát vấn đề sâu sắc, toàn diện. Giáo viên trong việc xây dựng thiết kế bài dạy ôn tập và lựa chọn phương pháp ôn tập thi vào 10 phần đọc hiểu văn bản truyện còn khó khăn. Việc lựa chọn đưa ra các ngữ liệu, câu hỏi, bài tập dưới dạng đề thi theo hướng đổi mới chưa phong phú, đa dạng. Phương pháp, kĩ năng đọc hiểu kiểu bài ôn tập, giải quyết các câu hỏi, bài tập đọc hiểu dạng đề thi của học sinh còn nhiều hạn chế, thiếu tính sáng tạo; nhất là việc lí giải, cắt nghĩa ngôn ngữ; cảm nhận hình tượng nghệ thuật, nội dung ý nghĩa; so sánh, đối chiếu vấn đề trong văn bản truyện. Thực hiện nhiệm vụ quản lí chỉ đạo dạy học, nhất là trong thời gian vừa dạy học vừa phòng chống dịch bệnh covid-19, học sinh học ôn tập trực tuyến, để định hướng phần kiến thức trọng tâm, hướng dẫn giáo viên và học sinh phương pháp đọc hiểu văn bản truyện trong dạy học kiểu bài ôn tập thi vào 10 môn Ngữ văn và thông qua câu hỏi, bài tập rèn luyện kĩ năng sẽ giúp thầy cô và học sinh nắm bắt yêu cầu và phương pháp làm bài, làm quen với các dạng đề thi, đáp ứng yêu cầu đổi mới nâng cao chất lượng dạy học. 1 Sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ văn Năm học 2019-2020 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo khẳng định: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lựcĐẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”, “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn”. 2. Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ giáo dục và Đào tạo đã nêu quan điểm: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo định hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; tập trung dạy cách học và rèn luyện năng lực tự học, tạo cơ sở để học tập suốt đời, tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực;(); vận dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể của mỗi cơ sở giáo dục phổ thông”. Những đổi mới nhằm phát triển năng lực người học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế của đất nước. 3. Dạy đọc hiểu văn bản là một trong những yêu cầu hết sức quan trọng của chương trình giáo dục phổ thông. Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) đã coi đọc hiểu văn bản là một năng lực thiết yếu cần có đối với mọi học sinh sau khi kết thúc giai đoạn giáo dục cơ bản (9 năm). Đọc hiểu được coi là một năng lực công cụ giúp mỗi người đi tiếp, học tiếp suốt đời và được coi là một trong những năng lực cốt lõi cần có của người học. Đọc hiểu là đọc kết hợp với sự hình thành năng lực giải thích, phân tích, khái quát, biện luận đúng - sai về lôgic, nghĩa là kết hợp với năng lực tư duy và biểu đạt. II. THỰC TRẠNG DẠY HỌC ÔN TẬP THI TRONG NHÀ TRƯỜNG. 1. Thuận lợi Đổi mới, sáng tạo trong dạy học, đổi mới phương pháp, phát huy năng lực học sinh trong suốt quá trình dạy học, ôn tập thi, trang bị cho học sinh có hành trang tri thức, kĩ năng học tập đã được giáo viên trong nhà trường tích cực thực hiện có hiệu quả. 3 Sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ văn Năm học 2019-2020 (Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long) 1. Nhân vật “cháu” đã nói về điều gì? Nói với ai? Em hiểu gì về nhân vật có suy nghĩ đó? 2. Câu “Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được” được dùng với mục đích gì? Tại sao nhân vật không xưng “cháu” mà lại xưng “ta”? 3. Em hiểu từ “đôi” có nghĩa là gì? Chép lại một câu thơ ở chương trình Ngữ văn 9 cũng xuất hiện từ ngữ có ý nghĩa tương tự. 4. Nêu suy nghĩ của em về trách nhiệm của thanh niên Việt Nam hiện nay (khoảng 10 dòng). Với bài tập trên, 4 câu hỏi đều là đọc – hiểu. Qua bài khảo sát, kết quả năng lực đọc hiểu của học sinh như sau: Lớp Số Kết quả HS Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém (%) (%) (%) (%) (%) 9A1 45 13 = 28,9% 20 = 44,4% 12 = 26,7% 0 0 9A3 40 2 =5% 10 = 25,0% 17 = 42,5% 11 =27,5% III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cấu trúc phần đọc hiểu trong đề thi vào 10 môn Ngữ văn. Những năm thi vào 10 THPT trước đây, đề thi môn Ngữ Văn của Sở GD&ĐT Hà Nội có phần thi đọc hiểu chiếm 5/10 điểm toàn bài thi nằm ở cả 2 phần trong cấu trúc đề với 2 đoạn trích dẫn (đề đưa ra ngữ liệu bằng một trích đoạn văn xuôi và thơ hoặc trích phần văn bản văn học và văn bản nhật dụng, ) và 5 câu hỏi đọc hiểu theo các mức độ nhận thức từ thấp đến cao: nhận biết -> thông hiểu -> vận dụng nhằm phát huy năng lực tự cảm thụ, tìm hiểu, khám phá văn bản. Ở mức độ vận dụng cao, ở mỗi phần của đề thi gồm câu hỏi viết đoạn văn có tích hợp với tiếng Việt và câu hỏi yêu cầu nghị luận xã hội gắn với các vấn đề đặt ra trong đời sống thực tiễn. Đề thi năm học 2019-2020 gồm 2 phần: Phần I: trích dẫn một đoạn thơ (7 điểm) với 3 câu hỏi đọc hiểu ( 3,5điểm) và 1 câu tạo lập văn bản dưới dạng một đoạn văn, có tích hợp với tiếng Việt. Phần II (3 điểm) trích dẫn một đoạn nghị luận xã hội với 2 câu hỏi đọc hiểu (1 điểm) và 1 câu nghị luận xã hội. Theo tài liệu ôn tập thi tuyển sinh vào 10 môn Ngữ văn từ năm học 2019-2020 2020-2021 của Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội, đề hướng dẫn ôn tập thi có cấu trúc 2 phần: phần đọc hiểu (thơ hoặc truyện) và phần tập làm văn (1 câu 5 Sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ văn Năm học 2019-2020 Khi đọc văn bản cần hiểu được cách diễn đạt, nắm bắt mạch văn xuyên suốt từ câu trước đến câu sau, từ ý này chuyển sang ý khác, đặc biệt phát hiện ra mạch ngầm – mạch hàm ẩn, từ đó mới phát hiện ra chất văn. Bởi thế, cần đọc kĩ mới phát hiện ra những đặc điểm khác thường, thú vị. Bước 2: Đọc - hiểu hình tượng nghệ thuật: Hình tượng trong văn bản văn học hàm chứa nhiều ý nghĩa. Đọc - hiểu hình tượng nghệ thuật của văn bản văn học đòi hỏi người đọc phải biết tưởng tượng, biết “cụ thể hóa” các tình cảnh để hiểu những điều mà ngôn từ chỉ có thể biểu đạt khái quát. Đọc - hiểu hình tượng nghệ thuật còn đòi hỏi phát hiện ra những mâu thuẫn tiềm ẩn trong đó và hiểu được sự lôgic bên trong của chúng. Bước 3: Đọc - hiểu tư tưởng, tình cảm của tác giả trong văn bản văn học: Phải phát hiện được tư tưởng, tình cảm của nhà văn ẩn chứa trong văn bản. Tuy nhiên tư tưởng, tình cảm của tác giả trong văn bản Văn học thường không trực tiếp nói ra bằng lời. Chúng thường được thể hiện ở giữa lời, ngoài lời, vì thế đọc - hiểu tư tưởng tác phẩm bằng cách kết hợp ngôn từ và phương thức biểu hiện hình tượng. Bước 4: Đọc - hiểu và thưởng thức văn học: Thưởng thức văn học là trạng thái tinh thần vừa bừng sáng với sự phát hiện chân lí đời sống trong tác phẩm, vừa rung động với sự biểu hiện tài nghệ của nhà văn, vừa hưởng thụ ấn tượng sâu đậm đối với các chi tiết đặc sắc của tác phẩm. Đó là đỉnh cao của đọc - hiểu văn bản Văn học. Khi đó người đọc mới đạt đến tầm cao của hưởng thụ nghệ thuật. 3. Kĩ năng đọc - hiểu văn bản truyện Truyện là một trong những thể loại quan trọng của văn học. Văn bản truyện trong chương trình Ngữ văn lớp 9 gồm các tác phẩm truyện trung đại; truyện hiện đại Việt Nam sau năm 1945 và một số văn bản truyện nước ngoài. Truyện trung đại: “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ; Hồi 14 tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí; Giới thiệu Truyện Kiều của Nguyễn Du và 3 trích đoạn: “Chị em Thúy Kiều”; “Cảnh ngày xuân” “Kiều ở lầu Ngưng Bích”; đoạn trích “Lục vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” trích tác phẩm “Truyện Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu. Truyện hiện đại Việt Nam (sau 1945) gồm: “Làng” của Kim Lân; “Lặng lẽ SaPa” của Nguyễn Thành Long; “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng; “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê * Những nét khái quát chung: - Truyện trung đại: Truyện trung đại tồn tại và phát triển trong môi trường văn học trung đại có quy luật Văn- Sử bất phân; Văn - Triết bất phân; do đó trong truyện vẫn thường có sự đan xen giữa yếu tố Văn và yếu tố Sử, yếu tố Triết, sự đan xen giữa hai kiểu tư duy hình tượng và tư duy luận lí. Truyện vẫn thường pha tính chất kí và thường 7 Sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ văn Năm học 2019-2020 Truyền kỳ là những truyện thần kỳ với các yếu tố thần tiên, ma quỷ vốn được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Mạn lục: ghi chép tản mạn. Truyền kỳ còn là một thể loại viết bằng chữ Hán (văn xuôi tự sự) hình thành sớm ở Trung Quốc, được các nhà văn Việt Nam tiếp nhận dựa trên những chuyện có thật về những con người thật, mang đậm giá trị nhân bản, thể hiện ước mơ khát vọng của nhân dân về một xã hội tốt đẹp. Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ được coi là đỉnh cao của thể loại này, tác phẩm được xem là một “áng thiên cổ kỳ bút”. Tác phẩm gồm 20 truyện với đề tài phong phú, giàu giá trị hiện thực và nhân đạo. Truyện có nhiều yếu tố mang tính chất quy phạm như: tính chất hoang đường, ngôn ngữ chưa thành ngôn ngữ nhân vật, dựa vào tác phẩm nước ngoài, dùng lại truyện cổ tích dân gian xưa nhưng có sự sáng tạo trong nghệ thuật kể chuyện và xây dựng nhân vật. “Chuyện người con gái Nam Xương” tính chất truyền kỳ được thể hiện ở sự sáng tạo phần hai tác phẩm với các yếu tố kỳ ảo, hoang đường giống mô típ truyện cổ tích nhưng sáng tạo nên kết thúc truyện không sáo mòn, để lại nhiều dư âm. Những chi tiết kì ảo: Vũ Nương gặp Phan Lang dưới thuỷ cung, cảnh sống dưới thuỷ cung và cảnh Vũ Nương hiện về trên bến sông cùng những lời nói của nàng khi kết thúc câu chuyện... có ý nghĩa sâu sắc làm tăng yếu tố li kì - một đặc trưng của thể truyền kỳ, hoàn chỉnh nhân cách Vũ Nương, tạo một kết thúc phần nào có hậu cho câu chuyện khi oan của nàng Vũ được giải, danh dự nhân phẩm được trả lại, thể hiện ước mơ về lẽ công bằng ở đời. ‘‘Thác là thể phách còn là tinh anh, làn nước nhất thời có thể nhấn chìm thể phách Vũ Nương xuống tận đáy gầm nước âm u, nhưng rồi khói hương lại nâng cao tinh anh nương tử lên tót vời ánh dương ngưỡng vọng”. Tuy nhiên tính bi kịch của câu chuyện vẫn thể hiện rõ khi Vũ Nương không thể trở về nhân gian được nữa.Ý nghĩa tố cáo hiện thực xã hội sâu sắc được toát lên từ đó. Thể tiểu thuyết lịch sử chương hồi chịu ảnh hưởng của lối viết tiểu thuyết chương hồi của Trung Quốc. Ghi chép sự kiện lịch sử xã hội có thực, nhân vật thực, địa điểm thực. Tính chất tiểu thuyết được thể hiện ở việc khắc hoạ nhân vật với những hành động, tính cách phi thường.Tác phẩm tiêu biểu viết theo thể loại này là Hoàng Lê nhất thống chí của nhóm tác giả Ngô gia văn phái. Truyện thơ Nôm: được viết bằng chữ Nôm - thứ chữ dân tộc do ông cha ta sáng tạo ra dựa trên cơ sở chữ Hán. Hình thức sử dụng thể thơ lục bát – Thể thơ của dân gian: ca dao dân ca. Tính chất của truyện thơ là để kể hoặc ngâm. Truyện thơ Nôm là thể loại đầu tiên được các nhà văn cổ điển nước ta vận dụng sáng tác văn học. Đỉnh cao của thể loại này là Truyện Kiều của Nguyễn Du và Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu. 9
File đính kèm:
- skkn_nang_cao_nang_luc_doc_hieu_van_ban_truyen_mon_ngu_van_9.pdf