SKKN Nâng cao tính sáng tạo của học sinh thông qua chủ đề giáo dục STEM trong môn Sinh học 9
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao tính sáng tạo của học sinh thông qua chủ đề giáo dục STEM trong môn Sinh học 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Nâng cao tính sáng tạo của học sinh thông qua chủ đề giáo dục STEM trong môn Sinh học 9
1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 2 1.1. Lý do chọn đề tài: .......................................................................................... 2 1.2. Mục đích nghiên cứu: .................................................................................... 4 1.3. Đối tƣợng nghiên cứu: ................................................................................... 4 1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu: ............................................................................. 4 1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: ...................................................................... 5 NỘI DUNG ............................................................................................................... 6 2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề: ................................................................................. 6 2.1.1. Giáo dục STEM trong trƣờng trung học: ............................................... 6 2.1.2. Mục tiêu giáo dục STEM trong trƣờng trung học: ................................ 7 2.1.3. Chủ đề dạy học STEM trong trƣờng trung học: .................................... 8 2.1.4. Phân loại chủ đề STEM:.......................................................................... 09 2.1.5. Phát triển năng lực sáng tạo của học sinh thông qua dạy học chủ đề STEM: .......................................................................................................... 100 2.1.6. Quy trình thiết kế chủ đề STEM: ......................................................... 133 2.2. Thực trạng của vấn đề: .................................................................................. 14 2.2.1. Thực trạng ở Việt Nam: ........................................................................ 144 2.2.2. Thực trạng tại trƣờng THCS Nguyễn Tất Thành: ............................... 16 2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: .................................... 166 2.3.1. Chủ đề STEM: Ánh sáng và thực vật: ................................................... 17 2.3.2. Chủ đề STEM Phòng học xanh: ............................................................. 19 2.4. Kết quả đạt đƣợc: ........................................................................................... 21 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 23 3.1. Kết luận: ....................................................................................................... 23 3.2. Kiến nghị: ..................................................................................................... 23 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 25 PHỤ LỤC..........26 3 Việc rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn cho học sinh thông qua khả năng vận dụng tri thức tổng hợp chưa thực sự được quan tâm. Việc ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông, sử dụng các phương tiện dạy học chưa được thực hiện rộng rãi và hiệu quả trong các trường trung học. Giáo dục STEM là phương thức giáo dục tích hợp theo cách tiếp cận liên môn và thông qua thực hành, ứng dụng. Thay vì dạy bốn môn học như các đối tượng tách biệt và rời rạc, STEM kết hợp chúng thành một mô hình học tập gắn kết dựa trên các ứng dụng thực tế. Qua đó, học sinh vừa học được kiến thức khoa học, vừa học được cách vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn. Bằng phương pháp giáo dục “học thông qua hành” đó, giáo dục STEM sẽ phá đi khoảng cách giữa hàn lâm và thực tiễn, tạo ra những con người có năng lực làm việc “tức thì” trong môi trường làm việc có tính sáng tạo cao với những công việc đòi hỏi trí óc của thế kỷ 21. Giáo dục STEM đề cao đến việc hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho người học. Trong mỗi bài học theo chủ đề STEM, học sinh được đặt trước một tình huống có vấn đề thực tiễn cần giải quyết liên quan đến các kiến thức khoa học. Để giải quyết vấn đề đó, học sinh phải tìm tòi, nghiên cứu những kiến thức thuộc các môn học có liên quan đến vấn đề (qua sách giáo khoa, học liệu, thiết bị thí nghiệm, thiết bị công nghệ) và sử dụng chúng để giải quyết vấn đề đặt ra. Các kiến thức và kỹ năng này phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau giúp học sinh không chỉ hiểu biết về nguyên lý mà còn có thể thực hành và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày. Giáo dục STEM đề cao một phong cách học tập mới cho người học, đó là phong cách học tập sáng tạo. Đặt người học vào vai trò của một nhà phát minh, người học sẽ phải hiểu thực chất của các kiến thức được trang bị; phải biết cách mở rộng kiến thức; phải biết cách sửa chữa, chế biến lại chúng cho phù hợp với tình huống có vấn đề mà người học đang phải giải quyết. 5 Nghiên cứu tài liệu lý luận dạy học, phương pháp dạy học tích hợp, giáo dục kỹ năng sống. Nghiên cứu thực trạng của việc tổ chức các thí nghiệm khảo sát trong dạy học Sinh học 9. Nghiên cứu nội dung kiến thức, chuẩn kiến thức kỹ năng làm cơ sở cho việc thiết kế và tổ chức giáo dục STEM. 1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Một số nội dung về tính hướng sáng ở thực vật, thực hiện mô hình phòng học xanh- chương trình sinh học 9- chương trình chuẩn tại trường THCS Nguyễn Tất Thành – Cư Jut- Đăk Nông. 7 Đối với ngữ cảnh giáo dục, STEM nhấn mạnh đến sự quan tâm của nền giáo dục đối với các môn Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học. Quan tâm đến việc tích hợp các môn học trên gắn với thực tiễn để nâng cao năng lực cho người học. Giáo dục STEM có thể được hiểu và diễn giải ở nhiều cấp độ như: chính sách STEM, chương trình STEM, nhà trường STEM, môn học STEM, bài học STEM, hoạt động STEM. Đối với ngữ cảnh nghề nghiệp, STEM được hiểu là nghề nghiệp thuộc các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học. 2.1.2. Mục tiêu giáo dục STEM trong trƣờng trung học: Mục tiêu giáo dục STEM Phát triển năng lực Phát triển năng lực cốt lõi Định hướng nghề nghiệp đ ặc thù STEM Hình 1.1 Mục tiêu của giáo dục STEM Phát triển năng lực đặc thù của các môn học thuộc về STEM cho học sinh: đó là những kiến thức, kỹ năng liên quan đến các môn học Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học. Trong đó học sinh biết liên kết các kiến thức này để giải quyết vấn đề thực tiễn. Học sinh biết sử dụng và truy cập Công nghệ. Học sinh biết về quy trình thiết kế và tạo ra các sản phẩm. Phát triển năng lực cốt lõi cho học sinh: Giáo dục STEM nhằm chuẩn bị cho học sinh những cơ hội cũng như thách thức trong nền kinh tế cạnh tranh toàn cầu của thế kỷ 21. Bên cạnh những hiểu biết về các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học, học sinh sẽ được phát triển tư duy phê phán, khả năng hợp tác để thành công. Định hướng nghề nghiệp cho học sinh: Giáo dục STEM sẽ tạo cho học sinh có những kiến thức, kỹ năng mang tính nền tảng cho việc học tập ở các bậc học cao hơn cũng như cho nghề nghiệp trong tương lai của học sinh. Từ đó góp phần xây dựng lực lượng lao động có năng lực, phẩm chất tốt đặc biệt là 9 Các kiến thức trong lĩnh vực STEM để giải quyết vấn đề: Tiêu chí này nhằm đảm bảo theo đúng tinh thần giáo dục STEM, qua đó phát triển được những năng lực chuyên môn liên quan đến Khoa học, Kỹ thuật, Công nghệ, Toán học. Chủ đề STEM định hướng hoạt động- thực hành: Đây là một tiêu chí của quan điểm giáo dục STEM nhằm hình thành và phát triển năng lực kết hợp lý thuyết và thực hành cho học sinh. Điều này sẽ giúp học sinh có những kiến thức từ kinh nghiệm thực hành chứ không phải chỉ từ lý thuyết. Bằng cách xây dựng các bài giảng theo chủ đề và dựa trên thực hành, học sinh sẽ hiểu sâu về lý thuyết, nguyên lý thông qua các hoạt động thực tế. Học sinh làm việc nhóm để thực hiện chủ đề STEM: Trên thực tế có những chủ đề STEM vẫn có thể triển khai cá nhân. Tuy nhiên làm việc theo nhóm là hình thức làm việc phù hợp trong việc giải quyết các nhiệm vụ phức tạp gắn với thực tiễn. Làm việc theo nhóm là một kỹ năng quan trong trong thế kỷ 21, ngoài ra việc làm việc theo nhóm sẽ giúp học sinh được đặt vào môi trường thúc đẩy các nhu cầu giao tiếp chia sẻ ý tưởng và cùng nhau phát triển giải pháp. Kiến thức thuộc lĩnh vực STEM Làm việc theo Tiêu chí chủ Giải quyết vấn nhóm đề STEM đề thực tiễn Định hướng hoạt động- thực hành Hình 1.2 Tiêu chí của chủ đề STEM 2.1.4. Phân loại chủ đề STEM: - Dựa trên các lĩnh vực STEM tham gia giải quyết vấn đề 11 quá trình diễn ra từ ý tưởng, suy nghĩ của chủ thể cho đến lúc tạo ra kết quả sáng tạo, đó là sản phẩm. Sáng tạo của học sinh được hiểu là một quá trình hoạt động của học sinh trong việc phát hiện ra vấn đề và tìm ra cách thức để giải quyết được vấn đề đó đạt hiệu quả. Kết quả của nó là một sản phẩm tinh thần hay vật chất có tính mới, có ý nghĩa xã hội, có giá trị. 2.1.5.2. Biểu hiện năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học chủ đề STEM: - Căn cứ vào sơ đồ cấu trúc năng lực sáng tạo, đặc điểm tâm lý nhận thức của học sinh trung học phổ thông, các tiêu chí của chủ đề STEM có thể chỉ ra một số biểu hiện sáng tạo trong hoạt động nhận thức của học sinh như sau: + Tự lực phát hiện vấn đề mới, tình huống mới từ những tình huống quen thuộc + Nghiên cứu tổng quan các giải pháp kỹ thuật có sẵn, sau đó đưa ra bình luận, trao đổi, thảo luận với các học sinh khác, với giáo viên, với các chuyên giaTừ đó đề xuất giải pháp kỹ thuật mới, tối ưu trên cơ sở thừa kế các giải pháp kỹ thuật đã có. + Tự đề xuất giải pháp kỹ thuật phù hợp đem lại hiệu quả cao mà không tham khảo các giải pháp đã có. + Tự truyền tải tri thức và kỹ năng từ lĩnh vực quen thuộc sang tình huống mới, vận dụng kiến thức đã học trong điều kiện mới, hoàn cảnh mới. + Nhìn thấy cấu trúc kỹ thuật, chức năng, bản chất của đối tượng kỹ thuật. Thực chất là bao quát nhanh chóng đôi khi tức khắc, các bộ phận kỹ thuật, các yếu tố bản chất của đối tượng kỹ thuật trong mối tương quan giữa chúng. + Đề xuất mô hình giả thuyết, đưa ra phương án thực nghiệm để kiểm tra giải thuyết hay hệ quả suy ra từ giả thuyết với hiệu quả cao nhất có thể được trong những điều kiện đã cho. 13 quyết vấn đề mới, tình huống mới trong thực tiễn (5) Kết hợp các thao tác tư duy (so sánh, phân tích, đánh giá) và các phương pháp phán đoán, mô hình giả thuyết, từ đó đưa kết luận chính xác cho vấn đề, tương ứng với biểu hiện sáng tạo. (6) Lập được nhiều phương án giải quyết cho một vấn đề thực tiễn và mang lại kết quả tối ưu. 2.1.6. Quy trình thiết kế chủ đề STEM: Dựa trên mục tiêu giáo dục STEM và các tiêu chí của một chủ đề STEM, quy trình thiết kế chủ đề dạy học STEM cho học sinh trung học phổ thông được thực hiện: Xác định Xây dựng Ý tưởng Xác định Vấn đề kiến thức bộ câu hỏi chủ đề mục tiêu thực tiễn STEM cần định STEM chủ đề giải quyết STEM hướng chủ đề STEM Hình 1.3. Quy trình thiết kế chủ đề STEM Vấn đề thực tiễn: được hiểu là các tình huống xảy ra có vấn đề đối với học sinh, có tính chất kỹ thuật. Nó có thể là các ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày, con người cần giải quyết một công việc nào đó, thôi thúc học sinh tìm hiểu và thực hiện để đáp ứng nhu cầu. Nó cũng có thể là yêu cầu định hướng nghề nghiệp, đòi hỏi học sinh giải quyết nhằm trải nghiệm một số nhiệm vụ của nghề nghiệp nào đó trong thực tế. Ý tưởng chủ đề STEM: là bài toán mở được hình thành có tính chất kỹ thuật nhằm giải quyết vấn đề thực tiễn mà học sinh gặp phải.
File đính kèm:
- skkn_nang_cao_tinh_sang_tao_cua_hoc_sinh_thong_qua_chu_de_gi.pdf