SKKN Phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn ở trường THCS
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn ở trường THCS
Văn học vốn rất gần gủi với cuộc sống mà cuộc sống thì vô cùng bề bộn và phong phú. Mỗi tác phẩm văn chương là một mảng cuộc sống được nhà văn chọn lọc, phản ánh. Vì vậy văn chương trong nhà trường có vị trí rất quan trọng. Nó là vũ khí thanh tao, đắc lực có tác dụng sâu sắc đến tâm hồn, tình cảm của con người, bồi đắp cho tâm hồn con người trở nên trong sáng hơn, phong phú và sâu sắc hơn. Macxim Goorki nói: “văn học giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nãy nở con người khát vọng hướng tới chân lí. Văn học chắp đôi cánh để các em đến với mọi thời đại văn minh, với mọi nền văn hóa, xây dựng trong các em niềm tin vào cuộc sống, con người, trang bị cho các em vốn sống, hướng các em tới cái chân thiện mỹ. Qua văn chương con người cảm nhận và ý thức được cái đẹp và sự hài hòa của cuộc sống, tiếp cận và tự nâng mình lên với những tư tưởng tình cảm sâu sắc, tinh tế. Được bồi dưỡng về ngôn ngữ - thứ ngôn ngữ phong phú, sống động và giàu sức biểu cảm của dân tộc. Người Việt Nam không chỉ hôm qua mà cả hôm nay nữa đã gửi vào văn chương những kinh nghiệm sống về tình yêu, khát vọng về cả đạo đức triết học và tín ngưỡng của mình. Cho nên muốn biết ông cha ta đã sống như thế nào, đã nhắn gửi gì cho các thế hệ tương lai cũng như con người Việt Nam trong thời đại này đang buồn, vui, đau khổ,lo lắng, suy nghĩ và hy vọng ra sao thì hãy đến với văn thơ. Là môn khoa học xã hội mang tính nghệ thuật cao nên khi nghiên cứu giảng dạy về văn học đòi hỏi người nghiên cứu phải có vốn kiến thức, vốn sống, sự nhạy cảm và quá trình làm việc nghiêm túc công phu. Giảng dạy và bồi dưỡng những kiến thức văn học vừa mang tính qui luật, vừa mang tính xã hội nhưng cũng luôn luôn phải cập nhật thực tiễn, phục vụ cuộc sống để cuộc sống kiểm nghiệm và khẳng định. Cũng như khi học các môn học khác, để trở thành một học sinh giỏi văn người học chỉ có tâm hồn văn học, năng khiếu văn học thì chưa đủ, muốn thành tài, người học sinh phải có một quá trình học tập miệt mài, kiên nhẫn, có phương pháp học tập phù hợp, có người thầy dạy và bồi dưỡng nhiệt tình với phương pháp tối ưu, hiệu quả. Với mong muốn góp phần tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả chất lượng học Ngữ văn trong nhà trường nói chung, bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn trong trường THCS nói riêng, tôi trình bày SKKN ”Phát hiện và bồi dưỡng HSG Ngữ văn ở trường THCS”, xin được trao đổi một vài kinh nghiệm của cá nhân cùng các đồng nghiệp tìm ra phương pháp giảng dạy bồi dưỡng tối ưu nhằm đạt hiệu quả trong sự nghiệp trồng người của quê hương, đất nước. 2. Mục đích nghiên cứu; Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một công tác rất khó khăn và phức tạp. Vì vậy tôi nghiên cứu đề tài này với mục đích tìm ra những giải pháp hình thức bồi dưỡng nhằm đạt hiệu quả cao trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. 3. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh khối 8,9 trường THCS Gio Hải Học sinh giỏi Ngữ văn 8,9 các năm học trước 4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm: Học sinh giỏi ngữ văn 8, 5. Phương pháp nghiên cứu: nghiệp vụ tốt, đại bộ phận đạt và trên chuẩn, có nhiều giáo viên giỏi, có năng lực bồi dưỡng học sinh giỏi: -Về phía học sinh: Học sinh THCS Gio Hải chăm ngoan, những em có năng khiếu bộ môn thì chịu khó và say mê, có hứng thú rất cao khi được tham gia bồi dưỡng. 2.3 Khó khăn: -Về phía nhà trường: Cơ sở vật chất phòng học để bồi dưỡng học sinh còn thiếu thốn, nhà trường chỉ đủ phòng dạy học văn hoá 2 buổi/ ngày. - Các điều kiện hỗ trợ cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi: thư viện chưa có nhiều tài liệu tham khảo cho học sinh và giáo viên; kế hoạch công tác bồi dưỡng chưa định hình; - Công tác tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng để nâng cao chất lượng dạy học sinh giỏi đòi hỏi nhiều thời gian, tâm huyết. Cùng với đó trách nhiệm lại nặng nề, áp lực công việc lớn cũng là những khó khăn không nhỏ với giáo viên bồi dưỡng - Giáo viên dạy bồi dưỡng vừa phải bảo đảm chất lượng đại trà, vừa phải hoàn thành chỉ tiêu chất lượng mũi nhọn, còn cả công tác kiêm nhiệm. Do đó việc đầu tư cho công tác bồi dưỡng HSG cũng có phần bị hạn chế. -Về phía học sinh: Hiện nay nguồn nhân lực học sinh giỏi rất hạn chế về cả số lượng cũng như chất lượng. Bởi vì đối với môn Ngữ văn hình như các em ít quan tâm hơn những môn khoa học khác như Toán, Lý, Hóa, Ngoại ngữSố học sinh yêu thích môn văn còn quá ít. Trong quá trình công tác tại trường THCS Gio Hải tôi nhận thấy rằng học sinh có năng khiếu về môn văn mà có khả năng ở các môn học khác thì sẽ không chọn môn văn. Ngược lại có những em yêu thích môn văn thì năng lực cảm thụ văn chương lại hạn chế. Trong khi đó việc nhận thức môn học chưa sâu sắc nên một số phụ huynh có con em học tốt môn văn lại không muốn cho con em mình tham gia đội tuyển. Và hơn nữa bồi dưỡng nguồn nhân lực học sinh ở các lớp dưới không đồng đều ở các môn học vì lí do các em có quyền tự do chọn môn thi nên rất khó cho việc bồi dưỡng môn Ngữ văn. Những yếu tố trên hạn chế công tác bồi dưỡng, thành quả của nhà trường. Trước những thuận lợi và khó khăn như trên và qua rất nhiều năm tham gia công tác bồi dưỡng HSG, tôi nhận thấy để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác này cần thực hiện tốt những giải pháp sau đây. 3. Các giải pháp Trước thực trạng nêu trên, giáo viên làm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cần phải nắm được các nguyên tắc cơ bản, có những biện pháp cụ thể và hình thức đoạn, các biện pháp tu từthì đối với loại đơn vị kiến thức giáo viên cần phải chuẩn bị một hệ thống bài tập ứng dụng đối với từng loại. Hoặc khi lên chương trình Văn học: giáo viên phải hệ thống lại kiến thức đã học rồi chia ra từng mảng chuyên đề, chủ đề. Để tóm lược được nội dung tác phẩm và khái quát lên vấn đề trọng tâm. Ví dụ chúng ta sẽ chia ra các chủ đề như: Chủ đề về người phụ nữ Chủ đề về người lính Chủ đề về người nông dân Chủ đề về người mẹ Để từ những kiến thức mang tính khái quát – học sinh có thể khai triển ra một cách cụ thể hơn, sâu sắc hơn theo cách cảm và cách nghĩ của bản thân một cách sang tạo hơn. Còn đối với Tập làm văn, do có sự lặp lại và nâng cao về nội dung kiến thức cho nên việc ôn luyện lý thuyết có phần thuận lợi hơn. Do đó khi lên chương trình giáo viên đặc biệt chú trọng hơn đối với phần luyện tập. Giáo viên có thể bố trí làm sao đó học sinh có thể được thực hành càng nhiều càng tốt. Và đối với mỗi kiểu loại hay mỗi dạng đề, giáo viên cần phải có ví dụ minh họa cụ thể. Bên cạnh việc xây dựng một chương trình cụ thể về nội dung và phương pháp thì việc lên kế hoạch và thời gian bồi dưỡng cho học sinh cần phải hợp lý kế hoạch. Việc sắp xếp các buổi học bồi dưỡng không nên gần nhau mà có thể phân đều trong tuần. Và mỗi buổi học không quá 3 tiết. Mục đích của việc này là tạo điều kiện cho các em có thời gian làm bài tập ở nhà và thời gian học các môn học khác. Đồng thời làm mềm hóa áp lực của sự thi cử. Nói tóm lại việc xây dựng chương trình bồi dưỡng là một việc làm cần thiết và quan trọng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Bởi khi giáo viên có sự chuẩn bị bài kĩ lưỡng thì công tác bồi dưỡng sẽ đạt hiệu quả cao hơn. 3.3. Những kiến thức cơ bản cần bồi dưỡng. - Kiến thức Ngữ Văn ở chương trình THCS đặc biệt ở lớp 8 bao gồm nhiều kiến thức nhằm nâng cao hứng thú có tính tự nhiên đối với Văn học, những say mê có ý thức và định hướng, hướng nghiệp, bồi dưỡng rèn luyện cảm xúc phong phú có tính bột phát và hướng cảm xúc đó vào cảm xúc lí tính một cách nhuần nhuyễn, bồi dưỡng khả năng tái hiện sự sống thành tư duy hình tượng. Bồi dưỡng khả năng cảm thụ, khả năng phân tích sâu sắc, tinh tế, bồi dưỡng khả năng nói lưu loát, tự nhiên có sức truyền cảm và tính thuyết phục (trên cơ sở những kiến thức về ngữ pháp, vốn từ và tu từ). Giúp học sinh biết lập luận, giải quyết vấn đề mạch lạc rõ ràng, khoa học. Phát huy được những học sinh, giúp người thầy nắm trúng điểm mạnh, điểm yếu của mỗi học sinh, từ đó có thể đánh giá khách quan, chính xác, công bằng năng lực, sự cố gắng vươn lên của học sinh, tạo được niềm tin và hứng thú học tập cho các em. Ngược lại, đề thiếu chính xác, sáo mòn không những không đánh giá được chính xác về năng lực học sinh mà còn giảm thiểu tính độc lập sáng tạo không gây được hứng thú học văn. Và hậu quả của nó là việc rèn kĩ năng sẽ trở nên vô nghĩa. Theo dõi hướng ra đề thi HSG các cấp trong những năm qua, tôi nhận thấy đề thường có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa kiến thức về lí luận văn học và cảm thụ văn chương. Vài ba năm nay, đề thi HSG có xu hướng mở và chú ý đến hình thức nghị luận xã hội. Nhìn chung, tinh thần nhất quán của đề thi HSG là theo sát chương trình. Đề thi thường có hai phần kiến thức rõ rệt: Phần 1: Phần đọc hiểu: Thường có một câu hỏi về các kiến thức cơ bản về thể loại hay câu hỏi dưới dạng phân tích, cảm thụ một đoạn thơ, một đoạn văn trong đó có chứa đựng nhiều phép tu từ và giàu sức biểu cảm. Phần 2: Thường có một câu với yêu cầu khái quát hoá kiến thức khá rộng về văn học sử giảng văn ở một giai đoạn dài hoặc ở nhiều tác giả, nhiều tác phẩm. Nếu đề có thêm yêu cầu về nghị luận xã hội thường là bài, đoạn văn ngắn thuộc phần 1. Từ nhận thức đó, trong quá trình ra đề, rèn luyện kĩ năng cho học sinh, tôi thường tập trung vào một số dạng đề cơ bản sau: Đề kiểm tra khả năng cảm thụ một đoạn thơ, văn trong tác phẩm văn học. Đề kiểm tra kiến thức về lí luận văn học và cảm thụ tác phẩm. Đề rèn luyện kĩ năng so sánh văn học. Đề tổng hợp kiến thức về một vấn đề văn học ở nhiều tác phẩm, nhiều tác giả, một giai đoạn lịch sử. Đề nghị luận xã hội. - Rèn luyện kĩ năng phân tích đề: Đây là một trong những khâu quan trọng, ảnh hưởng đến kết quả thi HSG. Giáo viên cần cho học sinh làm quen với nhiều dạng đề thi HSG, đặc biệt là những dạng đề có cách diễn đạt có thể gây ngộ nhận hoặc có thể hiểu yêu cầu đề không thấu đáo. Sau khi đã nhận diện đúng yêu cầu đề, việc xác định thao tác nghị luận chỉ cần củng cố và hệ thống lại. Điều cần lưu ý với học sinh là dù đề thi HSG có yêu cầu hay không, học sinh vẫn phải vận dụng nhiều thao tác nghị luận khác nhau trong một bài làm. Điều quan trọng là xác định thao tác nào là chính, thao tác nào là bổ trợ. Nắm chắc yêu cầu này, học sinh sẽ có cơ sở để xây dựng hệ thống luận điểm hợp lí và khoa học cho bài viết. - Rèn kĩ năng lập dàn ý. Bước đầu tiên trong rèn kĩ năng lập dàn ý tôi thường hướng dẫn học sinh phải lập dàn ý sơ lược theo yêu cầu: + Đề xuất được hệ thống luận điểm sẽ triển khai trong bài viết. + Xác định mối quan hệ giữa các luận điểm, tầm quan trọng của mỗi luận điểm trong việc thể hiện các yêu cầu của bài. + sắp xếp các luận điểm theo trình tự chặt chẽ, khoa học. Những nội dung này học sinh được suy nghĩ trong vòng 25 – 30 phút, sau đó học sinh sẽ trình bày ngắn gọn bằng hình thức nói, cuối cùng giáo viên mới chữa hoàn chỉnh. ở bước này, phần làm việc của học sinh ở nhà là tiếp tục viết thành văn phần mở bài, kết bài và các câu, đoạn chuyển ý. Bồi dưỡng học sinh giỏi là phải phát huy được tối đa khả năng tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh 4. KẾT QUẢ Qua thực tế giảng dạy và bồi dưỡng HSG Ngữ văn lớp 8, 9 ở trường THCS Gio Hải trong thời gian gần đây như sau: Kết quả bồi dưỡng đội tuyển HSG Ngữ Văn 8, 9 được đánh giá qua kì thi chọn HSG Ngữ Văn 8, 9 Huyện Gio Linh: - Năm học 2014 – 2015 + Tổng số học sinh dự thi: 6 HS + Tổng số HS đạt giải: 4 giải (2 HS đạt giải Nhì Quốc Gia trong cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết tình huống thực tiễn, và 2 giải văn hóa cấp Huyện) - Năm học 2015 – 2016 (Tính đến thời điểm hiện tại) + Tổng số HS dự thi: 6 HS + Tổng số HS đạt giải: 3 HS (2 giải KK và 1 giải Ba). + 2 em có sản phẩm dự thi về “Vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết tình huống thực tiễn” được phòng đánh giá cao, là 1 trong 10 sản phẩm được chọn dự thi Tỉnh. III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Về phía học sinh: - Phải say sưa, chăm chỉ, biết nghe lời giáo viên hướng dẫn,có kiến thức hệ thống, học đến đâu nắm chắc và vận dụng thực hành đến đó. Tập nói, tập viết nhiều để sửa lỗi, đọc nhiều để học tập cách diễn đạt và mở rộng kiến thức, phải suy nghĩ sâu, có sự liên tưởng nhạy cảm, có sáng tạo khi cần thiết. Về phía giáo viên: - Phải say mê chuyên môn, có trách nhiệm cao, chịu khó nghiên cứu tìm tòi tài liệu nâng cao, chủ động kiến thức khi lên lớp, phải biết sử dụng phương pháp linh hoạt. Sau mỗi chuyên đề cần ôn luyện kiểm tra thường xuyên ( kiểm tra miệng, viết để sửa lỗi về câu, cách dùng từ diễn đạt, lập luận). Thường xuyên học hỏi bạn bè, đồng nghiệp để có kiến thức sâu rộng, phải có tủ sách nâng cao. 2. Kiến nghị: -Nhà trường cần tạo điều kiện về cơ sở vật chất; bố trí đầu tư quĩ thời gian cho thầy trò làm việc; sắp xếp thời gian biểu hợp lí, cân đối; khen chê kịp thời. Trên đây là một số kinh nghiệm phát hiện bồi dưỡng HSG của bản thân tôi được đúc rút từ thực tế giảng dạy trong nhiều năm qua. Thiết nghĩ, việc phát hiện và bồi dưỡng HSG nếu đầu tư một cách thích đáng và tiến hành một cách bài bản, chắc chắn kết quả sẽ khả quan hơn. Mà kéo theo đó là hứng thú học văn sẽ phần nào được cải thiện. Nhưng với tôi, đó là những điều tôi tâm đắc và đã có được những thành công nhất định. Rất mong nhận được sự đóng góp chân thành của các đồng nghiệp để chúng ta có thể làm tốt công việc này trong tinh thần đổi mới ra đề và đánh giá môn Văn hiện nay của Bộ giáo dục. Xin chân thành cám ơn! Gio Hải, ngày 15 tháng 05 năm 2016 XÁC NHẬN CỦA Tôi xin cam đoan sáng kiến THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ kinh nghiệm trên là của bản thân tôi, không sao chép của
File đính kèm:
- skkn_phat_hien_va_boi_duong_hoc_sinh_gioi_ngu_van_o_truong_t.docx