SKKN Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh khi tổ chức hoạt động khởi động khi dạy học phần truyện Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn Lớp 9
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh khi tổ chức hoạt động khởi động khi dạy học phần truyện Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh khi tổ chức hoạt động khởi động khi dạy học phần truyện Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn Lớp 9
1. Phần mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài Khoa học giáo dục hiện đại cho rằng dạy học vừa là lĩnh vực mang tính thực tiễn, vừa mang tính nghệ thuật. Hoạt động khởi động chính là biện pháp hợp thành của quá trình và nghệ thuật dạy học. Nó mở đầu và đặt nền móng cho cả quá trình dạy học, gắn bó xuyên suốt với hoạt động trên lớp. Đồng thời cũng là quá trình then chốt thúc đẩy tính tích cực ở học sinh. Mặt khác “phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” (Điều 24, Luật giáo dục). Đây là định hướng cơ bản thiết thực đối với mỗi giáo viên, cũng là yếu tố quyết định hiệu quả của một giờ dạy. Mục đích của hoạt động khởi động là dẫn vào bài học, nối liền bài cũ với bài mới, gợi ý cho học sinh, kích thích hứng thú, làm rõ mục đích, tạo được không khí học tập tích cực, sôi nổi ở học sinh. Từ thực tế giảng dạy, ta thấy niềm vui và sự ham thích sẽ là một động lực lớn giúp học sinh vượt qua khó khăn để vươn lên trong học tập. Có thể nói hoạt động khởi động có vai trò như trải nệm để dẫn dắt học sinh nhận thức tác phẩm văn học một cách hứng thú, say mê. Bên cạnh đó việc sáng tạo trong hoạt động khởi động cũng là để tìm ra biện pháp nhằm đảm bảo hiệu quả và nâng cao chất lượng trong dạy học Ngữ văn ở trường THCS. Đây cũng là hướng tiếp cận quan điểm giúp học sinh mạnh dạn, tự tin trong học tập, là cơ sở thực tiễn, là nền tảng cho việc hình thành thói quen tốt, hình thành nhân cách cho các em trong tương lai. Theo đà hiện đại hóa, hệ thống hóa, thì dạy học môn Ngữ Văn sẽ đi vào chiều sâu như một điều tất yếu và kĩ năng của hoạt động khởi động cũng ngày càng được coi trọng. động này cần tạo ra được những tình huống, những vấn đề mà ở đó người học phải huy động tất cả các kiến thức hiện có, những kinh nghiệm, vốn sống của mình để cố gắng nhìn nhận và giải quyết theo cách riêng của mình. Với mong muốn áp dụng các phương pháp dạy học có hiệu quả hơn trong thực tiễn, tôi mạnh dạn thể nghiệm đề tài “Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh khi tổ chức hoạt động khởi động khi dạy học phần truyện Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ Văn lớp 9” nhằm giúp các em hình thành tính tích cực nhận thức và phát triển khả năng sáng tạo của mình khi đọc - hiểu văn bản. 1.2 Điểm mới của đề tài Tổ chức hoạt động khởi động vốn không xa lạ với mô hình trường học mới. Đối với một số tiết thao giảng đổi mới phương pháp dạy học, giáo viên bước đầu đã tiến hành tổ chức hoạt động khởi động cho các tiết dạy. Điểm mới của đề tài là việc áp dụng đối với dạy học đại trà để bắt kịp định hướng tổ chức chuỗi hoạt động học trong dạy học Ngữ Văn 9 nói chung và bản thân đã thể nghiệm dạy học ở phần thơ Việt Nam hiện đại trong những năm học trước. Trên cơ sở kế thừa và tiếp tục thể nghiệm rộng hơn ở dạy học phần truyện Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ Văn lớp 9. 1.3. Phạm vi áp dụng của đề tài - Đối tượng áp dụng: Học sinh lớp 9A, 9B và 9C nơi tôi công tác. - Áp dụng đối với việc dạy học Ngữ Văn 9 đối với những tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam. kiến thức có sẵn mà là người tổ chức học sinh tiến hành các hoạt động học tập như nhớ lại kiến thức cũ, phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn ... Như vậy, tổ chức hoạt động khởi động phải là một hoạt động học tập, nhiệm vụ chuyển giao của giáo viên phải rõ ràng, học sinh phải được bày tỏ ý kiến riêng của mình cũng như ý kiến của nhóm về vấn đề đó cũng như việc trình bày báo cáo kết quả. Nhận thức được mục đích của hoạt động khởi động nên bản thân tôi và các đồng nghiệp của mình đã mạnh dạn tìm tòi và thể nghiệm những cách thức để tổ chức hoạt động khởi động. Có rất nhiều cách thức để tạo tâm thế khi phần truyện Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ Văn lớp 9. Có thể hát một câu hát, câu hò; kể một câu chuyện ngắn; chia sẻ những cảm xúc chân thành của bản thân; liên quan đến chủ đề bài học sắp giảng dạy. Những hoạt động khởi động ấy như một chất xúc tác giúp học sinh đi vào bài học khá dễ dàng. Tuy nhiên, một số giáo viên còn lạm dụng hoạt động này. Chẳng hạn như tổ chức trò chơi, hát múa mà không ăn nhập với bài học hoặc chỉ là để “vào bài” với cái tên bài học mà ai cũng biết hoặc lựa chọn các tình huống không phù hợp hoặc quá đơn giản dẫn đến các em có thể trả lời được một cách dễ dàng với các câu hỏi đặt vấn đề. Một số giáo viên dành thời gian cho hoạt động này quá ít hoặc quá nhiều. Có giáo viên chưa coi đó là một hoạt động học tập. Không những thế, ở một số tiết dạy giáo viên chưa cho các em suy nghĩ, bày tỏ ý kiến của mình. Về phương pháp một số giáo viên cố gắng giảng giải, chốt kiến thức ở ngay hoạt động này... Thực tế dự giờ đồng nghiệp tôi nhận thấy việc định hướng vào bài học chỉ sơ qua bằng một vài câu dẫn dắt có liên quan, mang tính chất giới thiệu bài học; tình huống khởi động chưa thực sự xuất phát từ bài học để tạo hứng thú, tạo ra tình huống có vấn đề kích thích sự sáng tạo và học tập chủ động của học sinh. Hoạt động khởi động/dẫn nhập còn mang tính hình thức, chưa tạo được liên kết thực sự với bài học, chưa xuất phát từ bài học. Do đó khi giáo viên dẫn dắt, thực chất là truyền thụ một hoạt động học tập tích cực hơn thông qua nhiều hình thức học tập phong phú. Các em đều muốn có được tình huống gợi sự tò mò kích thích được nhu cầu học tập của các em để có được kết quả học tập tốt hơn. Trước khi thực hiện đề tài, tôi đã tiến hành khảo sát học sinh khối 9 của trường THCS nơi tôi công tác vào năm học 2018 – 2019, với hình thức dùng phiếu điều tra. Số lượng HS tham gia khảo sát là 116 học sinh. Kết quả như sau: Nội dung khảo sát Mức độ cao Mức độ trung bình Mức độ thấp SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ 1. Em có chuẩn bị muốn được 28 24,1 70 60,3 18 15,5 tham gia vào các hoạt động khởi động không? 2. Em có chuẩn bị tìm hiểu bài 18 15,5 55 47,4 43 37,1 mới ở nhà không? 3. Nếu khởi động tạo cho em sự 55 47,4 41 35,3 20 17,2 tò mò, em có muốn tìm hiểu bài học để giải đáp vấn đề không? Qua khảo sát học sinh khối 9 tại đơn vị tôi công tác, đa số giáo viên có thực hiện dẫn dắt trước khi vào tiết học phần thơ hiện đại một cách thường xuyên hoặc không thường xuyên. Tuy nhiên việc khởi động mà giáo viên áp dụng mới chủ yếu dừng lại ở việc dẫn dắt của giáo viên, học sinh chưa được tham gia vào hoạt động cụ thể. Qua khảo sát cho thấy đa số học sinh đều có nhu cầu có được tiết học sinh động, hấp dẫn để kích thích tư duy của các em chủ động khám phá kiến thức mới. Tuy nhiên thực tế các em lại ít có sự chuẩn bị bài trước ở nhà, vào đầu tiết học phần thơ hiện đại Việt Nam, giáo viên thực hiện truyền thụ một chiều như vậy dễ gây nhàm chán và chưa đáp ứng được nhu cầu tìm tòi, khám phá của học sinh. Từ đó chưa phát huy hết tính tích cực cũng như sự sáng tạo của các em trong học tập phần truyện hiện đại Việt Nam nói riêng và môn Ngữ Văn nói chung. theo nhằm bổ sung những kiến thức, kĩ năng mới, qua đó tiếp tục hoàn thiện câu trả lời hoặc giải quyết được vấn đề. Tất cả các hoạt động học ở lớp chỉ gói gọn trong vòng 45 phút, nên khi soạn giảng cũng như tiến trình lên lớp người dạy không được “rộng rãi” ở bước này. Với hình thức đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh ngay từ hoạt động khởi động, đo đó khởi động cần tổ chức thành hoạt động để học sinh trực tiếp tham gia nên sẽ cần lượng thời gian nhiều hơn. Thông thường, người dạy chỉ dành khoảng 5 phút để dẫn tổ chức hoạt động này. Vậy nên, yêu cầu đầu tiên của hoạt động khởi động là cần ngắn gọn, súc tích, khái quát cao, lời gọn ý sâu, lấy ít dẫn nhiều chứ không dài dòng, tùy tiện. Nội dung hoạt động khởi động cần khái quát, cô đọng nhưng phải phong phú. Về ngôn ngữ thì cần trong sáng, tinh tế, súc tích. Tùy vào từng bài dạy mà giáo viên có thể vận dụng và chú ý từng yêu cầu riêng. Trong đó người dạy cần lưu ý làm nổi bật tính mũi nhọn của bài dạy. Vì vậy, đòi hỏi giáo viên khi thiết kế hoạt động khởi động phải có chọn lọc về ngôn ngữ, làm sao để lời gọn mà ý sâu chứ không nên dài dòng, vòng vo tạo cho học sinh cảm giác dễ hiểu, hứng thú hứa hẹn một tiết dạy hấp dẫn, hiệu quả. Làm nổi bật tính quan hệ giữa các phần, giữa nội dung bài học. Làm nổi bật tính thú vị mang tính nghệ thuật của hoạt động dạy học. Làm nổi bật tính đơn giản, dẽ hiểu của ngôn ngữ. Làm nổi bật tính khái quát tập trung, nâng cao gợi ý. Bởi vậy, hoạt động khởi động mang yêu cầu rất cao, đòi hỏi người dạy không được máy móc, khô khan mà phải linh động, kết hợp nhiều biện pháp sinh động, nhiều ý tưởng sáng tạo. Để tổ chức hoạt động khởi động đạt được mục đích trên, người giáo viên có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau như kể chuyện, xây dựng tình huống có vấn đề, nêu câu hỏi có vấn đề, hoạt động trải nghiệm, quan sát, sử dụng câu hỏi trong nhóm hoạt động khởi động để định hướng suy nghĩ của HS vào những nội dung chưa được sáng tỏ, muốn được sáng tỏ qua bài học mới. (3). Phương tiện: đóng vai. (4). Tiến trình hoạt động: * Bước 1. Giao nhiệm vụ - Các em sẽ nghe một câu chuyện ngắn. Câu chuyện sau gợi cho em cảm nhận gì về người lính cách mạng? * Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: - HS kể một câu chuyện có sự minh họa của một số HS vào vai ông Ba, bé Thu khi trưởng thành và các đồng đội khác của ông Ba. Vào một đêm trời sáng trăng suông, trong một ngôi nhà nhỏ, giữa Tháp Mười mà chung quanh nước đã lên đầy. Nhưng người lính được nghe câu chuyện của một đồng chí già kể lại. Chuyện xảy ra cách đây đã hơn một năm rồi, hôm đó, ông đi từ trạm N.G. đến L.A. Khi chiếc xuồng máy đuôi tôm vừa xô ra bến thì những người lính ai cũng muốn biết người lái ấy là ai. Nhưng trời đã tối rồi, họ chỉ thấy đó là một cô giao liên người mảnh khảnh, vai mang cây "cạc-bin" bá xếp của Mỹ, đầu chít khăn, dáng điệu gọn gàng. Nghe tiếng đồn trạm này có một cô giao liên rất thông minh. Một hôm cô dẫn một đoàn khách sắp sửa qua sông, cô để khách dừng lại ngoài ruộng xa. Cô và một anh giao liên nữa tiến trước dọn đường. Đến vườn cây bờ sông, cô thấy mình đã lọt vào ổ phục kích của địch. Nhưng cô không bối rối. Cô vừa gọi người bạn của mình vừa nói, cô cố ý nói lớn cho bọn địch nghe: "Tình hình yên, không có gì, anh trở lại dẫn khách đi, còn tôi sang sông lắc xuồng đem qua". Trong câu nói ấy có ám hiệu. Anh giao liên liền quay lại, êm ái đưa khách bọc qua ngả khác, vượt sông cách đó độ một vài cây số. Còn cô ta, trước khi qua sông cô còn gài lại hai trái lựu đạn. Cô qua sông, thế là thoát. Còn đám biệt kích kia, bọn nó tưởng thật, định hốt cả một đoàn khách, nên chẳng dám rục rịch, mà cứ chờ. Chờ mãi, bọn nó biết, nó chửi rủa nhau, trong lúc lục đục kéo về lớ quớ thế nào lại vấp cả hai quả lựu đạn gài, rụng hết mấy mạng. Qua chuyện đó, người ta thêm thắt rằng cô giao liên d. Tiến trình hoạt động: * Bước 1. Giao nhiệm vụ - Tổ chức trò chơi: Chia lớp thành 3 đội yêu cầu mỗi đội trong vòng 5 phút tìm những câu tục ngữ hoặc ca dao, hoặc những bài thơ có từ “làng”. Đội nào tìm được nhiều câu thì đội đó thắng. * Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh hoạt động nhóm để trả lời câu hỏi dưới sự quan sát, định hướng của giáo viên. * Bước 3. Báo cáo kết quả - GV chia bảng làm 3 phần, mời đại diện của các nhóm ở mỗi dãy lên ghi trên bảng như: - “Làng tôi có lũy tre xanh Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng Bên bờ vải nhãn hai hàng Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng” (Ca dao) - “Làng ta ở tận làng ta Mấy năm một bận con xa về làng Gốc cây, hòn đá cũ càng, Trâu bò đủng đỉnh như ngàn năm nay Cha ta cầm cuốc trên tay, Nhà ta xơ xác hơn ngày xa xưa Lưng trần bạc nắng thâm mưa Bụng nhăn lép kẹp như chưa có gì” (Về làng, Nguyễn Duy) “Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
File đính kèm:
- skkn_phat_huy_tinh_tich_cuc_tu_giac_chu_dong_sang_tao_cua_ho.doc