SKKN Rèn kĩ năng phân tích và viết đoạn văn phân tích ý nghĩa nhan đề tác phẩm cho học sinh Lớp 9
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Rèn kĩ năng phân tích và viết đoạn văn phân tích ý nghĩa nhan đề tác phẩm cho học sinh Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Rèn kĩ năng phân tích và viết đoạn văn phân tích ý nghĩa nhan đề tác phẩm cho học sinh Lớp 9

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI -------------------------------------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM RÈN KĨ NĂNG PHÂN TÍCH VÀ VIẾT ĐOẠN VĂN PHÂN TÍCH Ý NGHĨA NHAN ĐỀ TÁC PHẨM CHO HỌC SINH LỚP 9 Lĩnh vực/ Môn: Ngữ văn Cấp học: THCS Tên tác giả: Lê Hoài Quân Đơn vị công tác: Trường THCS Thái Thịnh Chức vụ: Giáo viên I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong các tiết học văn bản, trước mỗi một tác phẩm văn chương, các em học sinh thường chú trọng đến việc phân tích nội dung tác phẩm, phân tích nhân vật hoặc phân tích những đặc sắc nghệ thuật mà thường quên đi một bộ phận vô cùng quan trọng trong cấu trúc của một tác phẩm hoàn chỉnh – đó là nhan đề tác phẩm. Chính vì thế khi đứng trước một câu hỏi mang nội dung “Phân tích ý nghĩa nhan đề của tác phẩm” hoăc câu hỏi “Nhan đề tác phẩmcó ý nghĩa gì?” Thì đa phần các em học sinh bối rối không biết trả lời hoặc trả lời không đầy đủ, không thấu đáo được ý nghĩa nội dung của nhan đề. Hơn nữa, việc không hiểu thấu đáo nhan đề của tác phẩm đồng nghĩa với việc không thể hiểu và cảm thụ trọn vẹn nội dung và tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Từ đó có thể dẫn đến việc không yêu thích thậm chí là chán ghét tác phẩm hoặc không cần để ý đến tác phẩm đó. Thêm vào đó, những câu hỏi về nhan đề (cấu tạo và ý nghĩa) đã từng xuất hiện trong các đề thi Ngữ văn vào lớp 10 THPT của Sở GD-ĐT Hà Nội, những câu hỏi ấy chiếm từ 1 đến 2 điểm trong đề thi. Nếu học sinh không hiểu hoặc không có kĩ năng phân tích ý nghĩa nhan đề của một tác phẩm văn chương thì dễ dàng bị mất điểm khi làm bài thi, gây ảnh hưởng lớn đến kết quả của kì thi. Vì những lý do trên, để học sinh có cơ hội tìm hiểu thấu đáo và trọn vẹn một tác phẩm văn chương, và để các em ôn tập tốt hơn cho kì thi vào lớp 10 THPT, trên cơ sở đã tích lũy được một vài kinh nghiệm cá nhân trong quá trình giảng dạy tác phẩm văn chương lớp 9, tôi xin mạnh dạn đưa ra những kinh nghiệm của mình với mong muốn được trao đổi kinh nghiệm chuyên môn với các bạn đồng nghiệp thông qua đề tài: “ Rèn kĩ năng phân tích và viết đoạn văn phân tích ý nghĩa nhan đề tác phẩm văn chương cho học sinh lớp 9”. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1- Nhan đề: Còn gọi là đầu đề, là tên, là cái "tít" (title - tiếng Anh, titre - tiếng Pháp) chung của một văn bản, một tác phẩm. Nó như gương mặt của một con người; nó là cái nổi bật nhất để phân biệt tác phẩm này với tác phẩm khác. Nhan đề (đầu đề) thường do người viết đặt ra - như người bố, người mẹ đặt tên cho đứa con của mình; nhưng cũng có khi do người khác (cán bộ biên tập) đặt hộ, hoặc đổi tên đi cho hay, cho phù hợp với chủ đề của tác phẩm. Có những bài nói, bài viết không có nhan đề, nhưng khi đăng báo, toà soạn phải đặt tên cho. Vì thế, ở phía dưới có ghi chú: Nhan đề (tên bài, đầu đề) do toà soạn đặt. Đặt được một nhan đề cho một văn bản, một tác phẩm sao cho đúng, cho hay, cho độc đáo - không phải dễ. Nhan đề phải khái quát ở mức cao về nội dung tư tưởng của văn bản, của tác phẩm; phải nói cô đọng được cái "thần", cái "hồn" của tác phẩm. Nhan đề như thế mới hay và bản thân nó đã có sức thu hút người đọc, người xem. dưới bài quá lạnh thì đầu đề phải nóng. Cái tứ của bài là giả thì tác phẩm chỉ có thể cứu lại bằng cái tình thật chứa trên đầu bài” (Phạm Tiến Duật, Vừa làm vừa nghĩ, Nxb. Văn học, 2003). Mỗi tác giả có cách đặt nhan đề khác nhau, theo hứng thú thẩm mỹ riêng: Người thích dài, người thích cộc, kẻ thích gây ấn tượng, người thích giấu ý đồ... Phạm Tiến Duật định ra cái tiêu đề cũng có vẻ thừa: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Theo tôi, dấu hiệu của sự sáng tạo, mỹ cảm độc đáo của thi nhân có quan hệ chặt chẽ với cái yếu tố thừa đó. Nguyễn Công Hoan thường đặt nhan đề có ý nghĩa mỉa mai, đánh dấu, hoặc ngầm thông báo một tình huống nhân sinh (thường là phi lí, nghịch lí) ở đời, cho thấy lập trường đạo đức của nhà văn(Theo Thùy Dương, Nhan đề tác phẩm văn chương-một khía cạnh sáng tạo thú vị) 2- Như vậy, nhan đề của một tác phẩm có ý nghĩa vô cùng quan trọng với tác phẩm ấy. Trong thực tế, chương trình Ngữ văn 9, hầu hết các tác phẩm văn chương đều có những nhan đề rất hay và giàu ý nghĩa. Tìm hiểu và phân tích cụ thể, rõ ràng các nhan đề này góp phần giúp học sinh có được cái nhìn toàn diện và thấu đáo đến nội dung tác phẩm. Giáo viên định hướng cho học sinh kĩ năng phân tích và cảm thụ ý nghĩa nhan đề trong tổng thể tác phẩm vừa giúp các em hiểu tác phẩm hơn, phục vụ tốt hơn cho nhiệm vụ học tập đồng thời đây cũng là một mảng nội dung quan trọng trong việc học và ôn thi vào lớp 10 THPT môn Ngữ Văn. 3. Phạm vi nghiên cứu: Nhan đề của các tác phẩm văn xuôi và tác phẩm thơ hiện đại trong chương trình Ngữ Văn 9. Nhan đề thơ: - Đồng chí (Chính Hữu). - Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật). - Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận). - Bếp lửa (Bằng Việt). - Ánh trăng (Nguyễn Duy). - Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải). - Viếng lăng Bác (Viễn Phương). - Nói với con (Y Phương). - Sang thu (Hữu Thỉnh). Nhan đề văn xuôi: - Làng (Kim Lân). - Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng). - Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long). - Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê). Khẳng định khái quát ý nghĩa, vai trò của ý nghĩa nhan đề trong văn bản. Lưu ý, trong câu mở đoạn bắt buộc phải có thông tin tên tác phẩm và tác giả. Ví dụ: - Nhà thơ Chính Hữu đã đặt tên cho tác phẩm của mình là “Đồng chí” thật hay và giàu ý nghĩa. b. Thân đoạn: Triển khai cụ thể nội dung của các yếu tố tạo nên ý nghĩa nhan đề theo trình tự: 1. Cấu tạo: Các nhan đề thường được cấu tạo bằng một từ hoặc một cụm từ. Khi phân tích cấu tạo nhan đề cần chú ý: - Những phép tu từ được thể hiện trong nhan đề. Ví dụ như phép đảo ngữ trong nhan đề “Sang thu” hoặc “Lặng lẽ Sa Pa” . - Hoặc chú ý nhấn mạnh đến đặc điểm dài hay ngắn của nhan đề vì đặc điểm này cũng là một dụng ý nghệ thuật quan trọng mà tác giả gửi gắm trong đó. Ví dụ những tác phẩm có nhan đề rất ngắn như “Làng”, “Đồng chí” hoặc nhan đề dài như “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. - Cấu tạo từ loại của nhan đề. Ví dụ: nhan đề “Mùa xuân nho nhỏ”: danh từ “mùa xuân” kết hợp với tính từ “nho nhỏ”. 2. Giải thích nghĩa đen của nhan đề: Cần giải thích cụ thể, chính xác nghĩa đầu tiên được hiểu theo một cách thông thường và đơn giản nhất của nhan đề. Bất cứ nhan đề của tác phẩm nào ban đầu cũng được hiểu theo nghĩa đen. Và cũng có một số lượng không nhỏ nhan đề các bài thơ chỉ cần phân tích nghĩa đen (Nói với con, Viếng lăng Bác, Sang thu) Ví dụ: - “Chiếc lược ngà”: là món quà ông Sáu đã tỉ mỉ làm để tặng cho bé Thu, là món quà đầu tiên và cùng là món quà cuối cùng. - “Làng”: là một đơn vị hành chính ở nông thôn. - “Đồng chí”: “Đồng” có nghĩa là cùng; “chí” có nghĩa là chí hướng. Đồng chí có nghĩa là chung chí hướng, cùng lí tưởng. 3. Giải thích nghĩa bóng và phân tích ý nghĩa hình tượng: Có nghĩa là giải thích những nghĩa bóng bảy, trừu tượng được suy từ nghĩa đen mà ra. 4. Hệ thống nội dung cơ bản của những ý nghĩa nhan đề TƯ TƯỞNG TÁC PHẨM CẤU TẠO NGHĨA ĐEN NGHĨA BÓNG CHỦ ĐỀ 1.Đồng chí. - Ngắn gọn. - Đồng: cùng. -Khẳng định sức (Chính Hữu) - Chỉ bằng - Chí: chí hướng, lý mạnh và vẻ đẹp một danh từ tưởng X tinh thần của →là những người người lính Cụ Hồ chung chí hướng, – những con chung lý tưởng. người cùng chung Những người cùng cảnh ngộ,chung trong một tổ chức chí hướng,lý chính trị, xã hội tưởng, gắn bó keo thường gọi nhau là sơn trong chiến đồng chí. đấu gian khổ thời kì chống Pháp. 3. Bếp lửa - Ngắn gọn. - Là hình ảnh gần Bếp lửa vốn là -Qua hình ảnh (Bằng Việt) - Chỉ bằng gũi, quen thuộc một hình ảnh bếp lửa, Bài thơ một danh từ trong mỗi gia đình quen thuộc trong đã gợi lại những Việt Nam. mỗi gia đinh kỉ niệm đầy xúc - Là cái bếp lửa bà người Việt Nam động về người bà vẫn nhóm lên mỗi đã trở thành hình và tình bà cháu, sớm. ảnh tượng trưng đồng thời thể hiện gợi kỉ niệm ấm lòng kính yêu trân áp của tình bà trọng và biết ơn cháu. của người cháu - Bếp lửa là nơi đối với bà và bà nhóm lên tình cũng là đối với cảm khát vọng gia đình, quê trở thành ngọn hương, đất nước. lửa của tình yêu, niềm tin. - Bếp lửa là kỉ niệm thiêng liêng nâng bước người cháu trên suốt hành trình chung với quá khứ, với những năm tháng gian lao nhưng rất hào hùng của cuộc đời người lính. 6.Làng (Kim - Ngắn gọn. - Là đơn vị hành Tình cảm yêu Lân) - Chỉ bằng chính ở nông thôn. làng yêu nước một danh từ - Đặt tên “Làng” không chỉ là tình đơn. mà không phải là X cảm của riêng “Làng chợ Dầu”vì ông Hai mà còn là vấn đề tác giả đề tình cảm chung cập tới không chỉ của những người nằm trong phạm vi dân Việt Nam nhỏ hẹp của một thời kì ấy. làng cụ thể. - Chủ đề của tác - Đặt tên là “Làng” phẩm là viết về vì truyện đã khai lòng yêu nước thác một tình cảm của người nông bao trùm, phổ biến dân – làng, nơi trong con người gần gũi, gắn bó thời kì kháng chiến với người nông chống Pháp: yêu dân, người ta quê hương ,yêu đất không thể yêu nước. nước nếu không - Làng ở đây cũng yêu làng. chính là cái làng - Nhan đề Làng Chợ Dầu mà ông gợi hình ảnh Hai yêu như máu người nông dân thịt của mình,nơi và nông thôn, ấy với ông là niềm tin, là tình yêu và niềm tự hào vô bờ bến,là quê hương đất nước thu nhỏ.
File đính kèm:
skkn_ren_ki_nang_phan_tich_va_viet_doan_van_phan_tich_y_nghi.pdf