SKKN Rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ địa lí cho học sinh Lớp 9
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ địa lí cho học sinh Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ địa lí cho học sinh Lớp 9

1 LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG HUYỆN BA VÌ CĐCS TRƯỜNG THCS TÂY ĐẰNG ---------- ---------- “ 01 triệu sáng kiến – nỗ lực vượt khó, sáng tạo quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid - 19” Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Hà Chức vụ: Giáo viên Tổ KHXH Đơn vị công tác: Trường THCS Tây Đằng- Ba Vì- Hà Nội Giảng dạy môn: LSĐL 6, Địa lí 9, Lịch sử 9 Email: thuha1425@gmail.com Số điện thoại: 097681312 Ba Vì, ngày 20 tháng 3 năm 2022 2 học, tự phát hiện tri thức và khả năng vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống, gắn liền giữa học đi đôi với hành, nâng cao chất lượng học tập môn địa lý. Tuy nhiên kỹ năng vẽ biểu đồ của đa số học sinh lớp 9 còn yếu, qua khảo sát có tới 70% các em chưa biết xử lý số liệu và chưa nắm được các bước khi vẽ biểu đồ. Nhiều em ít chú ý đến tính chính xác, tính thẫm mỹ khi thực hiện vẽ biểu đồ. Trong khi đó giáo viên cũng không có một tài liệu chuẩn nào để hướng dẫn học sinh rèn luyện kỹ năng này. Xuất phát từ lí do trên, cho nên tôi chọn đề tài “Rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ địa lí cho học sinh lớp 9” làm vấn đề nghiên cứu, với mong muốn nhằm giúp học sinh rèn luyện một cách có hiệu quả kỹ năng vẽ biểu đồ địa lí, đồng thời qua đó giáo viên cũng có một tài liệu chuẩn để hướng dẫn học sinh rèn luyện kỹ năng này tốt hơn. 2. Mục đích nghiên cứu Với đề tài này, tôi muốn tìm hiểu thực trạng kỹ năng vẽ biểu đồ của học sinh lớp 9 như thế nào? Từ đó làm thế nào để có phương pháp dạy học tốt, nâng cao chất lượng về kỹ năng vẽ biểu đồ cho học sinh. Bản thân tôi mong muốn đóng góp một số kinh nghiệm để tìm ra biện pháp thiết thực, khả thi nhất, giúp học sinh không những hiểu đúng các bước trong khi vẽ biểu đồ và có kỹ năng vẽ biểu đồ tốt hơn, mà còn giúp các em ngày càng yêu thích môn Địa lí hơn. 3. Đối tượng nghiên cứu Toàn bộ học sinh khối 9. (Gồm cả đối tượng học sinh khá giỏi và học sinh đại trà). 4. Phạm vi nghiên cúu - Năm học 2021 - 2022. 5. Phương pháp nghiên cứu Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, tôi xin đưa ra một số phương pháp tiến hành để giải quyết vấn đề cụ thể mà bản thân tôi đã áp dụng thành công trong việc giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi trong năm vừa qua: - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết. - Phương pháp quan sát. - Phương pháp đàm thoại. - Phương pháp điều tra, khảo sát. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. 4 Vì vậy, giáo viên phải tham khảo nhiều sách hơn thì mới đủ kiến thức chủ động trước học sinh. Trong khi đó đại đa số giáo viên chỉ có duy nhất một cuốn “Cẩm nang” là sách giáo viên và sách giáo khoa. - Về học sinh: Tình trạng thực tế khi chưa thực hiện đề tài: Ngay từ đầu năm, tôi được phân công giảng dạy môn Địa lí 9 gồm lớp: Lớp 9A, 9B, 9C Trên thực tế, học sinh lớp 9 phần lớn đều yếu kỹ năng quan trọng này. Thường thì các em không xác định được yêu cầu của đề bài, không xác định được kiểu biểu đồ sẽ vẽ là gì, chưa vẽ được biểu đồ thích hợp và đúng với yêu cầu của đề bài, kỹ năng vẽ biểu đồ còn lúng túng, chưa nắm được các bước tiến hành khi vẽ biểu đồ. Bằng sự điều tra của bản thân, qua trò chuyện, trao đổi với các đồng nghiệp trong trường, cũng như một số đồng nghiệp ở các trường trong huyện, tôi nhận biết được một số nguyên nhân dẫn đến kĩ năng vẽ biểu đồ địa lí của học sinh còn yếu: Một là, do học sinh không tập trung theo dõi bài dạy trên lớp của giáo viên: Phần lớn những học sinh này là các học sinh yếu-kém, trong giờ học môn Địa Lí hầu như các em không hề để ý đến sự hướng dẫn của giáo viên trong việc tìm hiểu bài, các em chưa có thói quen tìm hiểu, nghiên cứu, sáng tạo mà chỉ quen nghe, ghi chép những gì giáo viên nói. Do đó các em không hiểu được bài, nhất là các giờ thực hành vẽ biểu đồ thì các em không vẽ được, từ đó dẫn đến sự chán nản trong việc học tập bộ môn này. Hai là, do tâm lí học sinh và cả gia đình học sinh vẫn còn xem môn Địa Lí là một “môn học phụ” nên không đầu tư nhiều cho việc học tập bộ môn này. Ba là, do học sinh thiếu thời gian học tập: Đa số các em là con em của những gia đình nông dân nghèo còn gặp nhiều khó khăn thiếu thốn, một bộ phận gia đình học sinh ít quan tâm đến việc học tập của con em mình, sau thời gian học tập ở trường, về nhà các em còn phải phụ giúp gia đình làm công việc nhà (như: chăn bò, trông em, nấu ăn dọn dẹp nhà cửa), do đó các em không đủ thời gian cho việc tự học ở nhà, điều này có ảnh hưởng không nhỏ đối với việc tiếp thu kiến thức trên lớp. Qua phiếu khảo sát điều tra có tới gần 60% các em không thích học môn địa lí, khi tôi đưa ra một bài tập vẽ biểu đồ thì kết quả các em nhầm lẫn các dạng biểu đồ, với số liệu qua khảo sát thực tế như sau: Học sinh vẽ biểu Học sinh vẽ Thời gian Sĩ số Tỉ lệ Tỉ lệ đồ không đúng biểu đồ đúng Đầu năm 133 93 69,9% 40 30,1% 6 * Đối với biểu đồ hình tròn, cột chồng thường có các từ gợi mở như: “cơ cấu”, “phân theo”, “trong đó”, “bao gồm”, “chia ra”, “chia theo”...và kèm theo số liệu tương đối hoặc số liệu tuyệt đối nhưng phải hợp đủ giá trị tổng thể của các thành phần, để từ đó có cơ sở tính ra tỉ lệ %. Ví dụ: Bài tập 1, câu a, trang 38-SGK Địa Lí 9 có câu “thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng của các nhóm cây”. => Lưu ý: Nếu trong tổng thể có những thành phần chiếm tỷ trọng quá nhỏ hoặc trong tổng thể có quá nhiều cơ cấu thành phần thì rất khó vẽ trên biểu đồ hình tròn (vì góc hình quạt sẽ quá hẹp). Trường hợp này cần chuyển sang vẽ loại biểu đồ cột chồng bởi vì ta có thể vẽ chiều cao của cột tùy theo nhu cầu thể hiện. * Đối với biểu đồ miền cần phải quan sát trên bảng số liệu: khi các đối tượng trải qua trên 3 mốc thời gian, không vẽ biểu đồ hình tròn hoặc hình cột chồng mà nên chuyển sang vẽ biểu đồ miền là thích hợp nhất. - Căn cứ vào bảng số liệu thống kê: Nếu đề bài đưa ra dãy số liệu (tỷ lệ % hay số liệu tuyệt đối) phát triển theo một chuỗi thời gian. Ta sẽ chọn vẽ biểu đồ đường biểu diễn. Nếu có dãy số liệu tuyệt đối về quy mô, khối lượng của một hay nhiều đối tượng biến động theo một số thời điểm hay theo các thời kỳ (giai đoạn). Ta sẽ chọn vẽ biểu hình cột đơn. Trường hợp gặp bảng số liệu được trình bày theo dạng phân chia ra từng thành phần cơ cấu như: Nông-lâm-ngư Năm Tổng số Công nghiệp-xây dựng Dịch vụ nghiệp Trước bảng số liệu trên, ta sẽ chọn vẽ loại biểu đồ cơ cấu (tròn, cột chồng hoặc miền) - Căn cứ vào lời kết của câu hỏi (yêu cầu nhận xét, giải thích về điều gì?) 2.2.2. Kỹ năng tính toán, xử lý số liệu: Đối với học sinh lớp 9 cần rèn luyện cho các em các kỹ năng tính toán sau: * Tính tỷ lệ cơ cấu (%) của từng thành phần trong một tổng thể. Có 2 trường hợp xảy ra: - Trường hợp 1: bảng thống kê có cột tổng số, ta chỉ tính theo công thức: Số liệu tuyệt đối của thành phần A x 100 Tỷ lệ cơ cấu (%) của A = Tổng số 8 Gia tăng dân số tự nhiên (%) = Tỉ suất sinh (‰) – Tỉ suất tử (‰) : 10 Ví dụ: Bài tập 3, trang 10-SGk Địa Lí 9 Gia tăng tự nhiên của dân số nước ta năm 1999 = 19,9 – 5,6 : 10 = 1,43% 2.2.3. Kỹ năng vẽ biểu đồ: * Biểu đồ đường biểu diễn (đồ thị): Bước 1: Xác định loại biểu đồ thích hợp thông qua việc đọc và nghiên cứu kĩ câu hỏi của bài tập. Bước 2: Nhận định loại biều đồ được thể hiện trên hệ trục tọa độ, trong đó trục tung thể hiện giá trị của đại lượng, trục hoành thể hiện mốc thời gian. -Trường hợp dạng biểu đồ có hai đại lượng khác nhau cần phải vẽ hai trục tung (mỗi trục thể hiện một đại lượng). - Ở đầu trục tung ghi tên đại lượng, ở đầu trục hoành ghi năm, ở hai đầu trục vẽ hình mũi tên, ghi rõ gốc tọa độ “0”. - Trong trường hợp có từ 3 đại lượng trở lên hoặc giá trị chênh lệch quá lớn, cần phải chuyển đại lượng từ giá trị tuyệt đối sang giá trị tương đối, đơn vị % được thể hiện trên trục tung. - Trên trục hoành, khoảng cách phải được chia phù hợp với tỷ lệ các năm. Còn trên trục tung, khoảng cách giá trị phải được chia đều nhau và phải ghi mốc giá trị cao nhất vượt quá mốc giá trị cao nhất của chuỗi số liệu (nếu có chiều âm phải ghi giá trị âm một cách rõ ràng). Bước 3: Tiến hành vẽ đường biểu diễn: - Xác định lần lượt từng tọa độ giao điểm giữa trục tung và trục hoành (tọa độ giao điểm đầu tiên phải được thể hiện ngay trên trục tung, có nghĩa mốc thời gian sớm nhất được đặt tại gốc tọa độ). - Kẻ các đoạn thẳng bằng cách nối các tọa độ giao điểm để có được đường biểu diễn, lưu ý không nên dùng nét đứt vẽ nối. - Ghi số liệu ngay trên đầu các tọa độ giao điểm (điểm mút) và có thể ghi ngay tên từng đường biểu diễn. Bước 4: Hoàn thiện phần vẽ đồ thị - Lập bảng chú giải, trường hợp có nhiều đường biểu diễn phải ký hiệu khác nhau (theo ký hiệu điểm mút chấm tròn, ô vuông, tam giác, dấu nhân). - Ghi tên biều đồ ở ngay trên hoặc dưới biểu đồ đã vẽ một cách đầy đủ: Biểu đồ thể hiện vấn đề gi, ở đâu, thời điểm nào? Bước5: Nhận xét, giải thích theo yêu cầu của câu hỏi đặt ra. => Lưu ý: Đối với dạng biểu đồ có từ 2 hay nhiều đường biểu diễn trở lên cần thận trọng khi lựa chọn mốc thang giá trị trên trục tung một cách hợp lý để khi vẽ các đường biểu diễn không bị sít vào nhau; còn đối với mốc thời gian ở 10 2. Nhận xét: ( Dựa vào yêu cầu của bài để nhận xét ) * Biểu đồ hình cột: Biểu đồ hình cột có nhiều dạng khác nhau: biểu đồ cột đơn, biểu đồ cột nhóm, biểu đồ thanh ngang, biểu đồ cột chồng. Bước 1: Xác định dạng biểu đồ thích hợp thông qua việc đọc và nghiên cứu kỹ câu hỏi bài tập. Loại biểu đồ này thường gắn với việc thể hiện về khối lượng, quy mô diện tích, sản lượng, dân sốtại những thời điểm nhất định hoặc của từng thời kỳ hoặc tại các địa điểm xác định. Bước 2: Sử dụng hệ trục tọa độ để thể hiện biểu đồ hình cột, trong đó trục hoành thể hiện mốc thời gian tương ứng với tỉ lệ khoảng cách năm, trục tung thể hiện giá trị của đại lượng. Bước 3: Tiến hành dựng các cột theo cách thức như sau: - Các cột được dựng thẳng đứng tại các điểm mốc thời gian trên trục hoành, lưu ý mốc thời gian đầu tiên trên trục hoành cần lui vào cách trục tung một khoảng nhất định (khoảng từ 1 đến 2 ô vở), do đó mốc 0 sẽ được tính để chia đều khoảng cách trên trục tung. - Cần đối chiếu các mốc giá trị trên trục tung để vẽ chính xác về độ cao các cột, giá trị phải ghi trên đỉnh đầu từng cột (có thể ghi số theo chiều dọc hoặc ngang, không ghi chữ, đơn vị ở cột). - Độ rộng của các cột phải bằng nhau, không nên vẽ kích thước của cột có chiều ngang quá hẹp hoặc quá rộng. - Trường hợp có sự chênh lệch quá lớn về giá trị giữa chiều cao các cột, có thể sử dụng cách vẽ cột gián đoạn đối với các cột lớn. - Vẽ kí hiệu cột (thoáng, đẹp). Bước4: Hoàn thiện phần vẽ biểu đồ hình cột - Lập bảng chú giải. - Ghi tên biểu đồ một cách đầy đủ ở trên hoặc dưới biểu đồ đã vẽ. Bước 5: Nhận xét theo yêu cầu bài tập đã cho, chú ý vận dụng kiến thức đã học để giải thích một cách rõ ràng, gãy gọn. =>Lưu ý: + Chọn kích thước hệ trục một cách phù hợp với khổ giấy, đảm bảo sự tương quan giữa trục tung và trục hoành, tránh biểu hiện cột quá cao hoặc quá thấp, thiếu tính mĩ thuật.
File đính kèm:
skkn_ren_luyen_ky_nang_ve_bieu_do_dia_li_cho_hoc_sinh_lop_9.pdf