SKKN Sử dụng một số trò chơi nhằm nâng cao hứng thú và kết quả học tập môn Toán của học sinh Lớp 9 trường THCS dân tộc nội trú Bá Thước
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng một số trò chơi nhằm nâng cao hứng thú và kết quả học tập môn Toán của học sinh Lớp 9 trường THCS dân tộc nội trú Bá Thước", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Sử dụng một số trò chơi nhằm nâng cao hứng thú và kết quả học tập môn Toán của học sinh Lớp 9 trường THCS dân tộc nội trú Bá Thước
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÁ THƯỚC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG MỘT SỐ TRÒ CHƠI NHẰM NÂNG CAO HỨNG THÚ VÀ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TOÁN CỦA HỌC SINH LỚP 9 TRƯỜNG THCS DÂN TỘC NỘI TRÚ BÁ THƯỚC Người thực hiện: Trịnh Tiến Nam Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THCS Dân tộc Nội trú Bá Thước SKKN thuộc môn: Toán THANH HOÁ NĂM 2013 trong việc nâng cao hứng thú và kết quả học tập môn Toán 9 mà tôi phụ trách giảng dạy. Sau đây tôi xin mạnh dạn viết ra những suy nghĩ, cách làm của mình để được trao đổi cùng các đồng nghiệp, nhằm góp phần tích cực đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy học môn Toán ở trường THCS. Sáng kiến mang tên “Sử dụng một số trò chơi nhằm nâng cao hứng thú và kết quả học tập môn Toán của học sinh lớp 9 trường THCS Dân tộc Nội trú Bá Thước” II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1. Cơ sở lí luận 1.1. Hứng thú và kết quả học tập của học sinh Hứng thú là một trong những mặt biểu hiện của xu hướng nhân cách, nó có vai trò rất to lớn đối với hoạt động của con người nói chung và hoạt động nhận thức nói riêng, hứng thú làm tăng hiệu quả của quá trình nhận thức, làm nảy sinh khát vọng hành động và hành động một cách say mê, sáng tạo, làm tăng sức làm việc ở mỗi người. Trong họat động học tập, hứng thú là yếu tố quan trọng thôi thúc học sinh khám phá tri thức một cách nhanh hơn, sâu sắc hơn. Khi có hứng thú học tập học sinh sẽ tập trung chú ý vào đối tượng nhận thức, nhờ đó quan sát của các em trở nên nhạy bén và chính xác, chú ý trở nên bền vững, việc ghi nhớ dễ dàng và sâu hơn, quá trình tư duy sẽ tích cực hơn, óc tưởng tượng sẽ phong phú hơn. Các em sẽ tự giác, sáng tạo, say sưa trong quá trình tìm đến với tri thức, và sự vận dụng những điều lĩnh hội được vào giải các bài tập một cách linh hoạt, sáng tạo hơn. Nhờ đó mà kết quả học tập của các em sẽ ngày càng nâng cao, năng lực từng bước được hình thành, phát triển một cách tích cực. 1.2. Phương pháp trò chơi trong học tập Phương pháp trò chơi là phương pháp tổ chức cho người học tìm hiểu một vấn đề, thực hiện một nhiệm vụ học tập hay thể nghiệm những hành động, những thái độ, những việc làm thông qua một trò chơi học tập nào đó. Trò chơi học tập là hoạt động được diễn ra theo trình tự hoạt động của một trò chơi. Trò chơi học tập có những đặc điểm sau: - Nội dung trò chơi gắn với kiến thức, kĩ năng, thái độ của một môn học hoặc một bài học cụ thể. - Trò chơi học tập thường được diễn ra trong thời gian, không gian nhất định của một giờ học. - Mọi người học đều thu nhận được những nội dung học tập chứa đựng trong trò chơi phù hợp với trình độ và lứa tuổi. Khác với trò chơi rèn luyện sức khỏe và giải trí, trò chơi học tập nhằm hướng tới sự nhận biết, thông hiểu, vận dụng kiến thức gắn với các nội dung học tập cụ thể của môn học, bài học, lớp học. 1.3. Quy trình tổ chức trò chơi trong giờ học - Người dạy (hoặc người dạy và người học) lựa chọn trò chơi;. 3 2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 2.1. Thực trạng của chương trình Toán lớp 9 THCS 2.1.1. Thuận lợi: - Chương trình Toán lớp 9 theo quy định về chuẩn kiến thức kỹ năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện nay là khá phù hợp với đa số đối tượng học sinh; - Cách trình bày của sách giáo khoa thuận lợi cho việc thiết kế bài học theo tinh thần phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh 2.1.2. Khó khăn: - Kiến thức Toán học là những vấn đề khoa học lôgic chặt chẽ. Nên nó đỏi hỏi người học phải có tư duy tương đối sáng sủa, sắc bén thì mới có thể tiếp thu được. - Chương trình Toán lớp 9 THCS hiện nay theo quy định chuẩn kiến thức kỹ năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo tuy đã có giảm tải nhiều lần song nhìn chung để học tốt môn Toán vẫn là điều khó khăn đối với một bộ phận không nhỏ học sinh nói chung và học sinh khối 9 trường Nội trú Bá Thước nói riêng. - Các bài tập trong sách giáo khoa dạng trò chơi học tập như ở các lớp dưới không còn mà thay vào đó là hệ thống bài tập với yêu cầu ngày càng cao. 2.2. Thực trạng đối với giáo viên 2.2.1. Thuận lơi - Bản thân là một giáo viên đã có nhiều năm giảng dạy bộ môn Toán lớp 9 ở trường THCS. Thường xuyên được tiếp xúc với Phương pháp, kỹ thuật và công nghệ dạy học hiện đại; Được đào tạo cơ bản dạy đúng chuyên nghành đào tạo, thường xuyên được tham gia các lớp tập huấn chuyên đề; - Bản thân luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của cấp trên, trực tiếp là bộ phận chuyên môn nhà trường; sự phối hợp, cộng tác và giúp đỡ của các đồng chí, đồng nghiệp, sự tin yêu và kính trọng của học sinh. 2.2.2. Khó khăn Việc vận dụng các phương pháp dạy học mới đôi khi còn cứng nhắc, chưa linh hoạt, nhiều tiết học còn khô khan, chưa tạo ra được không khí nhẹ nhàng, hấp dẫn vui tươi trong giờ học, việc tổ chức các hoạt động học tập của học sinh có khi còn mang tính hình thứcDẫn đến hiệu quả dạy học chưa được như mong muốn. 2.3. Thực trạng đối với học sinh 2.3.1. Thuận lợi: - Phần lớn học sinh lớp 9 trong nhà trường đều chăm ngoan, có ý thức trong việc học tập, trong đó nhiều em yêu thích học tập môn Toán, đặc biệt một số em say mê môn Toán. - Kết quả học tập môn Toán của học sinh lớp 9 nhiều năm gần đây đã được cải thiện chất lượng đại trà ổn định ở mức khá cao, chất lượng mũi nhọn cũng được nâng lên một bước. 5 Kết quả chất lượng môn Toán hai năm học gần đây cho thấy tỉ lệ học sinh khá giỏi Toán là khá khiêm tốn (chỉ chiếm khoảng 25%), trong khi đó tỉ lệ học sinh yếu môn Toán khá cao so với mặt bằng chung chất lượng của nhà trường. 3. Giải pháp và tổ chức thực hiện 3.1. Cách tổ chức trò chơi học tập trong tiết Toán lơp 9 3.1.1. Những nguyên tắc khi sử dụng phương pháp trò chơi trong day học Toán - Cần có sự chuẩn bị tốt, mọi học sinh đều hiểu trò chơi và tham gia dễ dàng. học sinh phải nằm được quy tắc chơi và phải tôn trọng, tuân thủ luật chơi. - Phải quy định rõ thời gian, địa điểm chơi. Không lạm dụng quá nhiều kiến thức và thời lượng bài học. - Phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, tạo điều kiện cho học sinh tham gia tổ chức, điều khiển tất cả các khâu: từ chuẩn bị, tiến hành trò chơi và đánh giá sau khi chơi. - Giáo viên phải có tác phong chững chạc, nghiêm túc nhưng lại vui vẻ, gần gũi, hòa đồng với hoc sinh; Lời nói phải rõ ràng, dễ hiểu, ấn tượng, luôn gây tạo sự hấp dẫn và pha trộn ít hài hước trong mỗi trò chơi. Nhằm tác động đến tình cảm, tâm lí và đem lại niềm vui tươi, sự hứng thú trong học tập cho học sinh. - Sau mỗi trò chơi phải có thưởng phạt phân minh. Tuy nhiên nên tránh xử phạt đối với đội thua, người thua, mà tập trung tuyên dương, khen thưởng (nếu có) đối với người thắng, đội thắng. Nhằm động viên, khích lệ tinh thần các em một cách kịp thời, kích thích sự phấn chấn, hào hứng học tập cho học sinh. - Sau khi chơi, Giáo viên cần cho học sinh thảo luận để nhận ra ý nghĩa giáo dục của trò chơi. 3.1.2. Cách lựa chọn trò chơi - Giáo viên xác định được mục tiêu của trò chơi đưa ra là gì? (Hình thành, luyện tập, cũng cố kiến thức nào? Giáo dục kĩ năng gì? Phẩm chất gì?) điều này được xác định dựa trên mục tiêu bài học. - Trò chơi đưa ra phải đa dạng, phong phú, hấp dẫn; luật chơi đơn gỉan dễ hiểu, dễ chơi, phải phù hợp với chủ đề bài học với đặc điểm và trình độ học sinh, với quỹ thời gian, với hoàn cảnh, điều kiện thực tế của lớp học, có tác dụng khích lệ tinh thần học tập cho tất cả các đối tượng học sinh trong lớp, tránh bỏ rơi học sinh yếu kém ngoài cuộc, đặc biệt trò chơi phải không gây nguy hiểm cho học sinh và môi trường xung quanh. - Không nên chọn những trò chơi chỉ được mặt vui nhộn, nhưng lại thiếu tác dụng giáo dục về kiến thức, phẩm chất cũng như kĩ năng học tập. - Trò chơi phải được luân phiên thay đổi một cách hợp lí để không gây nhàm chán cho học sinh. 7 - Thời gian chơi được quy định trước (nên từ khoảng 1- 3phút), đội nào xong trước là đội giành chiến thăng về mặt thời gian, khi hết giờ chơi giáo viên ra hiệu lệnh dừng cuộc chơi. Giáo viên và cả lớp cùng đánh giá, cho điểm, đội chiến thắng là đội hết ít thời gian mà có kết quả tốt nhất. Ví dụ 1: Khi dạy tiết 16 “Ôn tập chương I -Đại số 9” để giúp học sinh hệ thống kiến thức của chương, tôi đã cho học sinh chơi trò chơi với yêu cầu sau: Điền biểu thức thích hợp vào chỗ trống () dưới đây: TT Nhóm (tên nhóm) Nhóm (tên nhóm) x 0 A2 = . 1 2 x = ..... (với a ≥ 0) x a 2 AB = . (với A ≥ 0 và B ≥ 0) A2 .B =.......... (với B ≥ 0) A2 = ..... x 0 3 2 x = ..... (với a ≥ 0) x a A A B = ..... (Với A 0 và B 0) 4 = (với A ≥ 0 và B > 0) B A B = ..... (Với A< 0 va B 0) 2 A 5 A .B =......... (với B ≥ 0) = ... (với AB ≥ 0 và B ≠ 0) B A B = ..... (Với A 0 và B 0) AB = . (với A ≥ 0 và B ≥ 0) 6 A B = ..... (Với A< 0 và B 0) A A 7 = ... (với AB ≥ 0 và B ≠ 0) = ... (với A ≥ 0 và B > 0) B B Ví dụ 2: Khi dạy bài Công thức nghiệm của phương trình bậc hai (tiết 54 - đại số 9) để giúp học sinh rèn luyện kỹ năng vận dụng công thức nghiệm, cuối tiết học giáo viên cho học sinh chơi như sau: Dùng công thức nghiệm giải các phương trình bậc hai sau Nhóm (tên nhóm) Nhóm (tên nhóm) Nhóm (tên nhóm) Bước a/ 5x2 – x + 2 = 0 b/ 4x2 – 4x + 1 = 0 c/ -3x2 + x + 5 = 0 1. Xác định các hệ số a, b, c 2. Tính 3. Kết luận về số nghiệm của PT 4. Viết nghiệm (nếu có) 9 Gải: Ta có : (*) 4 x 1 -3 x 1 + 2 x 1+ x 1 = 16 4 x 1 = 16 x 1 = 4 ( x 1 )2 = 42 hay 16 = (x 1) 2 x 1=16 x = 15 16 = | x+ 1| x 1= - 16 x = - 17 . Vậy: x = -15 và x = 17 Sai lầm ở đây là khi áp dụng ( A)2 = A2 đã không nêu ĐK của biểu thức A ≥ 0, đây là một lỗi mà học sinh rất hay mắc phải, nên trong quá trình giảng dạy GV thường xuyên phải nhắc nhở HS. c/ Tìm x, biết: (4 17). 3x 3(4 17) . Giải : (4 17). 3x 3(4 17) 3x < 3 (chia cả hai vế cho 4- 17 ) 3 3 x < . Vậy x < . 3 3 Sai lầm khi chia (hoặc nhân) cả hai vế của BĐT với cùng một âm mà không đổi chiều BĐT. d/ Tìm giá trị nhỏ nhất của : M = x + x Giải : 1 1 1 1 Ta có A= x + x = (x+ x + ) - = ( x + )2 ≥ - 4 4 2 4 1 Vậy min A = - . 4 1 Sai lầm ở đây là sau khi chứng minh được A ≥ - chưa chỉ ra xảy ra 4 1 1 1 1 A = - khi nào (nếu làm tiếp ta thấy A = - khi x = - vô lí) nên A = - 4 4 2 4 không phải là GTNN. (Lời giải đúng là: Để tồn tại x thì x ≥0, do đó A = x + x ≥ 0 hay GTNN của A = 0 khi và chỉ khi x = 0). Vây trò chơi đã nhẹ nhàng giúp các em hiểu đúng, hiểu sâu kiến thức vừa học, tránh những sai lầm thường mắc phải. Mức độ cao hơn có thể cho học sinh tự thiết kế trò chơi theo luật chơi trên để tự chơi với nhau theo từng BT cụ thể... 3.2.3. Trò chơi “Đoán ý đồng đội” a/ Tác dụng của trò chơi - Trò chơi giúp học sinh ôn tập kiến thức một cách sâu sắc, thông qua việc diễn đạt và đọc được nội dung kiến thức bằng một cách diễn đạt khác, tạo không khí vui tươi, nhẹ nhàng pha lẫn hài hước (ngộ nghỉnh) cho giờ học. - Rèn luyện kỹ năng diễn đạt, kỹ năng phán đoán, hợp tác cho học sinh. 11
File đính kèm:
- skkn_su_dung_mot_so_tro_choi_nham_nang_cao_hung_thu_va_ket_q.doc