SKKN Sử dụng phương pháp dạy học dự án nhằm phát huy năng lực của học sinh ở phần Hóa vô cơ Lớp 9

pdf 25 trang sklop9 16/04/2024 1820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng phương pháp dạy học dự án nhằm phát huy năng lực của học sinh ở phần Hóa vô cơ Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Sử dụng phương pháp dạy học dự án nhằm phát huy năng lực của học sinh ở phần Hóa vô cơ Lớp 9

SKKN Sử dụng phương pháp dạy học dự án nhằm phát huy năng lực của học sinh ở phần Hóa vô cơ Lớp 9
 1/15 
 LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG HUYỆN BA VÌ 
 CĐCS TRƯỜNG THCS TÂY ĐẰNG 
 ----------  ---------- 
 “ 01 triệu sáng kiến – nỗ lực vượt khó, sáng tạo 
 quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid - 19” 
Họ và tên: Lê Thị Thu Hà 
Chức vụ: Giáo viên Tổ KHTN 
Đơn vị công tác: Trường THCS Tây Đằng- Ba Vì- Hà Nội 
Giảng dạy môn: Hoá 8, Hoá 9, GDCD 9, CN 9. 
Email: thuha1425@gmail.com 
Số điện thoại: 0393289024 
 Ba Vì, ngày 20 tháng 3 năm 2022 
 3/15 
thực hành, có tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này được người học 
thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục 
đích, lập kế họach, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình 
và kết quả thực hiện. Làm việc nhóm là hình thức cơ bản của DHDA. 
 - Đặc điểm của DHDA 
 + Định hướng thực tiễn: chủ đề của dự án xuất phát từ những tình huống 
của thực tiễn xã hội, thực tiễn cuộc sống 
 + Định hướng hành động: trong quá trình thực hiện dư án có sự kết hợp 
giữa nghiên cứu lí thuyết và vận dụng lí thuyết vào thực tiễn, thực hành. Từ đó 
kiểm tra, củng cố cũng như rèn kĩ năng hành động của người học 
 + Tính tự lực cao của người học: trong dạy học theo dự án, người học cần 
tham gia tích cực và tự lực, đòi hỏi sự sáng tạo của người học. Giáo viên đóng 
vai trò chủ yếu là tư vấn, giúp đỡ, hướng dẫn 
 + Định hướng hứng thú người học: Học sinh được tham gia vào chọn đề 
tài, nội dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân 
 + Tính liên môn: nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực 
hoặc môn học khác nhau nhằm giải quyết 1 vấn đề mang tính phức hợp. 
 + Cộng tác làm việc: các dự án làm việc thường được thực hiện theo 
nhóm, trong đó có sự cộng tác làm việc và sự phân công công việc giữa các 
thành viên trong nhóm. Phương pháp này đòi hỏi kĩ năng cộng tác làm việc giữa 
các thành viên trong nhóm, giữa học sinh và giáo viên cũng như các lực lượng 
xã hội khác tham gia. Đây gọi là học tập mang tính xã hội. 
 + Định hướng sản phẩm: trong quá trình thực hiện dự án, các sản phẩm của 
học sinh được tạo ra. Những sản phẩm này có thể sử dụng, công bố và giới thiệu. 
 1.2. Cơ sở thực tiễn 
 Hiện nay ở trường THCS Tây Đằng, nhóm hóa chúng tôi cũng đã tiến 
hành trao đổi chuyên môn và đưa ra các phương pháp, kĩ thuật dạy học để đổi 
mới cách dạy-học, đồng thời phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh. 
Trước khi áp dụng phương pháp dạy học dự án vào giảng dạy, tôi thấy học sinh 
chăm chú nghe giảng và ghi chép bài như cô trên bảng, tiết sau các em lại trả bài 
như đã được ghi chép. Nếu có những câu hỏi mang tính tư duy, suy luận thì gần 
như các em khó trả lời. Từ việc thụ động tiếp nhận kiến thức của học sinh như 
thế, tôi đã thử nghiệm ở một số bài dạy khi sử dụng phương pháp dạy học dự án 
vào môn hóa 9. Lúc đầu các em rất bỡ ngỡ, luống cuống với cách dạy – học như 
vậy nhưng sau khi nghe hướng dẫn của giáo viên các em rất hào hứng và phối 
hợp với giáo viên trong các bài học. Trước đây học sinh chỉ ngồi ghi chép bây 
giờ các em phải hoạt động để tìm tòi kiến thức, bên cạnh đó có những câu hỏi 5/15 
 2.3. Kế hoạch nghiên cứu 
 Sử dụng phương pháp dạy học dự án nhằm phát triển năng lực của học 
sinh ở phần hóa vô cơ trong hóa 9, tôi đã tiến hành nghiên cứu từ năm học 2020 
– 2021 với việc sử dụng phương pháp dạy học dự án ở một chủ đề trong môn 
hóa 9. Thời gian áp dụng lần đầu là 10/09/2021. Đến năm học 2021 - 2022 tôi 
tiếp tục tiến hành nghiên cứu và dự kiến sẽ áp dụng rộng rãi vào các bài dạy ở 
trong phần hóa vô cơ lớp 9 để rút ra một số kinh nghiệm cho bản thân. Từ đó 
những năm tiếp theo tôi sẽ áp dụng đại trà trong các khối lớp ở cấp THCS. 
 II. NỘI DUNG 
 1. Thực trạng vấn đề tại cơ sở 
 1.1 Khảo sát 
 Đầu năm 2021 - 2022 tôi đã tiến hành khảo sát ở 2 lớp 9A, 9B và kết quả 
thu được như sau: 
 Có hứng thú học Có hứng thú học Không có hứng thú 
 Lớp 
 tập cao tập bình thường học tập 
 9A 30% 60% 10% 
 9B 20% 65% 15% 
 Đến tháng 11 năm 2022 tôi tiến hành kiểm tra giữa kì theo phân phối 
chương trình ở 2 lớp 9A, 9B và kết quả thu được như sau: 
 Lớp Tỉ lệ trên TB Tỉ lệ dưới TB 
 9A 77% 23% 
 9B 60% 40% 
 Qua kết quả khảo sát như vậy tôi đã tiến hành cải tiến phương pháp dạy 
học cho phù hợp với học sinh của các lớp tôi đang tham gia giảng dạy 
 1.2 Đánh giá 
 Qua kết quả kiểm tra trên cho thấy mức độ có hứng thú học tập chưa cao 
dẫn tới kết quả bài 45 phút còn thấp. Đồng thời, ở nhiều học sinh hoạt động giao 
tiếp, kỹ năng sống rất hạn chế, chưa mạnh dạn nêu chính kiến của mình trong 
các giờ học, không dám tranh luận nhất là với thầy cô giáo, chưa có thói quen 
hợp tác trong học tập đã ảnh hưởng rất không tốt đến việc học tập của học sinh. 
Có nhiều nguyên nhân cho những hạn chế trên nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn 
là do phương pháp dạy học của giáo viên chưa thu hút được học sinh tham gia. 
Từ đó tôi đã tiến hành khắc phục bằng cách sử dụng phương pháp dạy học dự án 
ở các bài khác nhau vào giảng dạy để thu hút sự chú ý của học sinh. 
 Tôi thấy khi sử dụng phương pháp dạy học dự án vào giảng dạy có những 
khó khăn và thuận lợi sau: 7/15 
 SGK hiện 
 STT Chủ đề Nội dung và thời lượng thực hiện 
 hành 
 1 Phân bón hóa Bài 11 -Thực hiện trong 2 tiết: 
 học (Thực hiện + Tiết 1: Xác định chủ đề và lập kế 
 trong 1 tiết) hoạch dự án 
 + Tiết 2: HS báo cáo sản phẩm và 
 đánh giá dự án. 
 2 Ăn mòn kim Bài 21 - Thực hiện trong 2 tiết: 
 loại (Thực hiện + Tiết 1: Xác định chủ đề và lập kế 
 trong 1 tiết) hoạch dự án 
 + Tiết 2: HS báo cáo sản phẩm và 
 đánh giá dự án. 
 3 Clo Bài 26 - Thực hiện trong 2 tiết: 
 (Thực hiện + Tiết 1: Xác định chủ đề và lập kế 
 trong 2 tiết) hoạch dự án 
 + Tiết 2: HS báo cáo sản phẩm và 
 đánh giá dự án. 
 4 Silic – Công Bài 30 - Thực hiện trong 2 tiết: 
 nghiệp silicat (Thực hiện + Tiết 1: Xác định chủ đề và lập kế 
 trong 1 tiết) hoạch dự án 
 + Tiết 2: HS báo cáo sản phẩm và 
 đánh giá dự án. 
 Để áp dụng được phương pháp dạy học dự án ở các chủ đề nói trên thì 
ngay từ đầu tháng 9 nhóm chuyên môn Hóa của trường chúng tôi đã nghiên cứu 
chương trình SGK hóa 9 và xây dựng được bộ KHDH của môn hóa 9. 
 Những yêu cầu mang tính nguyên tắc của phương pháp dạy hoc dự án là 
sự định hướng quan trọng cho việc lựa chọn nội dung để vận dụng. Các bài dạy, 
nội dung phải gần gũi với đời sống mà học sinh dễ cảm nhận và đã có ít nhiều 
những quan niệm ban đầu về chúng, học sinh phải tự đề xuất được các phương 
án thí nghiệm và tự lực tiến hành các thí nghiệm tìm tòi - nghiên cứu. Chính vì 
vậy, khi giảng dạy môn hóa học không nhất thiết bài nào cũng vận dụng phương 
pháp dạy học dự án. Có thể lựa chọn một bài hoặc nhiều bài để thực hiện. 9/15 
Silic – Công nghiệp silicat là dự án nghiên cứu, còn chủ đề Ăn mòn kim loại là 
dự án nghiên cứu, tìm hiểu. 
 Đăc điểm của phương pháp dạy học dự án là có sổ theo dõi dự án. Mỗi 
nhóm có một quyển sổ do nhóm trưởng ghi chép và quản lí( phụ lục 1). 
 2.2.2.2. Tiến trình dạy học theo phương pháp dạy học dự án. 
 1. Xác định chủ đề 
 GV tạo điều kiện để HS đề xuất ý tưởng dự án, quyết định chủ đề, 
 xác định mục tiêu dự án. 
 2. Xây dựng kế hoạch thực hiện dự án 
 Nhóm HS lập kế hoạch làm việc, phân công công việc. 
 3. Thực hiện dự án 
 HS làm việc nhóm và cá nhân theo kế hoạch. 
 Kết hợp lí thuyết và thực hành, tạo ra sản phẩm. 
 4. Giới thiệu sản phẩm 
 HS trình bày sản phẩm, giới thiệu, công bố sản phẩm dự án. 
 5. Đánh giá 
 GV và HS đánh giá kết quả và quá trình. Rút ra kinh nghiệm. 
 Trong dạy học dự án thời lượng dự kiến thường là 2 tiết trên lớp và 1 tuần 
làm việc nhóm học sinh ở nhà. 
 - Bước 1 và bước 2 (Thực hiện trong tiết 1): Xác định chủ đề và lập kế 
hoạch dự án. 
 - Bước 3: Học sinh thực hiện trong 1 tuần . 
 - Bước 4 và bước 5 (Thực hiện trong tiết 2): HS báo cáo sản phẩm dự án 
và đánh giá. 
 Bước 1: Xác định chủ đề 
 - Xuất phát từ nội dung SGK và mục tiêu của chương trình để GV sơ lược 
xác định chủ đề học tập. 
 - Nội dung trong chương trình sẽ được lựa chọn để xây dựng 1 chủ đề học 
tập dự án cần có đặc điểm sau: 
 + Đảm bảo thực hiện đầy đủ nội dung học tập theo quy định của nhà trường 
 + HS thực hiện được các hoạt động học tập chủ yếu 
 + Chủ đề phải kết nối kiến thức bài học với sự kiện có thực trong cuộc 
sống phù hợp với nhận thức HS 11/15 
phức tạp như: linh kiện điện tử, các cấu kiện, máy móc, thiết bị máy móc. Chắc 
hẳn không ít người thắc mắc tại sao kim loại lại có ứng dụng rộng rãi như vậy. 
Đó là do hàng loạt các ưu điểm nổi trội như: khả năng dẫn nhiệt, dẫn điện tốt; độ 
bền cơ học cao, độ co ít, độ kháng kéo cao; độ bền nhiệt cao. Nhưng một vấn đề 
quan trọng đó là trong các môi trường khác nhau, kim loại luôn bị ăn mòn dần 
một cách tự nhiên. Sự ăn mòn làm suy giảm các tính chất đặc trưng của kim loại 
và có thể dẫn đến nhiều hậu quả nặng nề về kinh tế. Do đó nghiên cứu về ăn 
mòn kim loại và chống ăn mòn kim loại là một vấn đề có ý nghĩa khoa học, ý 
nghĩa thực tiễn và là mối quan tâm lớn hiện nay. 
 II. Nội dung của chủ đề : 
 Chủ đề Ăn mòn kim loại SGK Hóa Học 9 
 Tiết 1: Xác định chủ đề và lập kế hoạch dự án 
 Bài 21 
 Tiết 2: Báo cáo sản phẩm và đánh giá dự án 
 III. Mục tiêu của chủ đề : 
 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ 
 1.1 Kiến thức: 
 Học sinh biết được: 
 - Ăn mòn kim loại là sự phá hủy của kim loại và hợp kim do tác dụng hóa 
học trong môi trường. 
 - Nguyên nhân gây ra sự ăn mòn kim loại và hậu quả của việc ăn mòn kim loại. 
 - Các yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại. 
 - Các biện pháp bảo vệ kim loại không bị ăn mòn. 
 1.2. Kỹ năng : 
 - Phát triển kĩ năng viết và trình bày vấn đề 
 - Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp kiến thức. 
 - Kỹ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm 
 - Kỹ năng lắng nghe tích cực 
 - Kỹ năng hợp tác ứng xử, giao tiếp trong khi thảo luận 
 - Rèn luyện kĩ năng giải quyết tình huống trong cuộc sống và ứng dụng 
vào thực tế đời sống. 
 - Kỹ năng giải thích các vấn đề thực tế vào thực tế đời sống. 
 1.3.Thái độ: 
 - Hứng thú với phương pháp học tập mới, từ đó bồi dưỡng niềm say mê 
với bộ môn. 
 * Giáo dục tích hợp, ứng phó với biến đổi khí hậu: Kim loại bị ăn mòn 
trong môi trường, làm ô nhiễm nghiêm trọng môi trường đất, nước, không khí, 

File đính kèm:

  • pdfskkn_su_dung_phuong_phap_day_hoc_du_an_nham_phat_huy_nang_lu.pdf