SKKN Tạo hứng thú cho học sinh qua việc tổ chức trò chơi trong giờ học Lịch sử đối với học sinh khối 8, 9 tại trường Trung học cơ sở Nguyễn Trãi

doc 29 trang sklop9 18/07/2024 790
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tạo hứng thú cho học sinh qua việc tổ chức trò chơi trong giờ học Lịch sử đối với học sinh khối 8, 9 tại trường Trung học cơ sở Nguyễn Trãi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Tạo hứng thú cho học sinh qua việc tổ chức trò chơi trong giờ học Lịch sử đối với học sinh khối 8, 9 tại trường Trung học cơ sở Nguyễn Trãi

SKKN Tạo hứng thú cho học sinh qua việc tổ chức trò chơi trong giờ học Lịch sử đối với học sinh khối 8, 9 tại trường Trung học cơ sở Nguyễn Trãi
 Tạo hứng thú cho học sinh qua việc tổ chức trò chơi trong giờ học Lịch sử đối với học sinh khối 
 8, 9 tại trường Trung học cơ sở Nguyễn Trãi.
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chon đề tài 
 Trong thời đại ngày nay khi công nghệ thông ngày càng phát triển mạnh thì 
việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và bộ môn lịch sử nói riêng là vấn 
đề cấp bách và là một yêu cầu bắt buộc đối với giáo viên. Trong quá trình đó các 
nhà giáo dục, các thầy cô giáo đã không ngừng trăn trở, tìm tòi những cách dạy 
mới nhằm nâng cao chất lượng dạy học nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi 
mới giáo dục. Hiệu quả học tập của học sinh là điều mong muốn của tất cả các 
thầy cô giáo. Để đạt được kết quả như mong muốn thì trước hết giáo viên phải đổi 
mới phương pháp dạy và học sinh cũng phải đổi mới phương pháp học tập của 
mình. Phương châm đổi mới hiện nay là lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính 
tích cực, sáng tạo, chủ động của học sinh trong việc tìm hiểu, tiếp cận và lĩnh hội 
tri thức. Vậy làm thế nào để phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học 
sinh trong dạy và học Lịch sử? Trong thực tế dạy và học có rất nhiều phương 
pháp được áp dụng như phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan, phương pháp 
hướng dẫn học sinh ghi nhớ sự kiện lịch sử, nắm vững và sử dụng sách giáo khoa, 
vở bài tập, tiến hành công tác ngoại khóa. Là giáo viên giảng dạy môn lịch sử, 
trong quá trình giảng dạy bản thân tôi nhận thấy việc tổ chức trò chơi trong quá 
trình dạy học có sức hấp dẫn kì lạ, nó không đơn thuần là phương tiện giải trí bổ 
ích mà qua đó giúp học sinh dễ hiểu, dễ khắc sâu kiến thức, nắm được một số kĩ 
năng quan trọng như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng vận động nhanh nhẹn, khéo léo, 
kĩ năng hợp tác, kĩ năng làm việc nhóm..vv điều đặc biệt hơn là qua tổ chức trò 
chơi sẽ kích thích học sinh học tập, các em sẽ lĩnh hội tri thức một cách dễ dàng, 
củng cố kiến thức một cách vững vàng, tạo được niềm say mê và hứng thú trong 
giờ học lịch sử. Để góp phần đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học 
lịch sử nói riêng, bản thân tôi đã chọn đề tài “Tạo hứng thú cho học sinh qua 
việc tổ chức các trò chơi trong giờ học Lịch sử đối với học sinh khối 8, 9 tại 
trường THCS Nguyễn Trãi”. Với đề tài này bản thân tôi đã tiến hành thực 
nghiệm trong năm học 2013-2014, 2014-2015 và cũng được đồng nghiệp áp dụng 
trong các tiết dạy đã mang lại hiệu quả cao. Đồng thời việc thực hiện đề tài này 
cũng tạo sự hứng thú cho học sinh trong bộ môn lịch sử, xóa bỏ dần dần những tư 
tưởng “ Lịch sử chỉ là môn học phụ trong hệ thống các môn học, vị trí của môn 
Lịch sử không được coi trọng” vì thế dẫn đến tình trạng thầy dạy đối phó và trò 
cũng học đối phó. Với đề tài này bản thân tôi mong muốn sẽ góp phần giúp giáo 
viên bộ môn Lịch sử có được giờ dạy tốt hơn, học sinh lĩnh hội kiến thức một 
cách chủ động và nhẹ nhàng hơn và điều quan trọng hơn là tạo cho các em một 
không khí thoải mái, hứng thú hơn đối với môn học này.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
- Giúp học sinh có ý thức học tập đối với bộ môn lịch sử.
- Giúp học sinh có được kĩ năng phân tích đánh giá, nhận biết các sự kiện lịch sử.
- Tạo cho học sinh có sự hứng thú, thích học tập đối với bộ môn Lịch sử.
Sáng kiến kinh nghiệm - Giáo viên: Nguyễn Thị Tài - THCS Nguyễn Trãi 1 Tạo hứng thú cho học sinh qua việc tổ chức trò chơi trong giờ học Lịch sử đối với học sinh khối 
 8, 9 tại trường Trung học cơ sở Nguyễn Trãi.
dạy giáo viên chưa mạnh dạn trong việc đổi mới phương pháp dạy học chính vì 
vậy mà giờ học luôn cứng nhắc, khô khan. Giáo viên luôn có tâm lí làm sao cho 
hết được nội dung bài học, chưa hướng học sinh đến việc chủ động học tập mà 
học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động. Giáo viên cũng không dám mạnh 
dạn tổ chức trò chơi trong dạy học Lịch sử hoặc trong các tiết bài tập Lịch sử hoặc 
nếu có thì hiệu quả chưa cao. Chính vì vậy mà trong những năm gần đây chất 
lượng bộ môn Lịch sử rất thấp.
2. Thực trạng
2.1. Thuận lợi, khó khăn:
* Thuận lợi: Trong quá trình thực hiện đề tài này cũng có nhiều thuận lợi như đa 
số học sinh rất thích thú, tham gia học tập một cách hăng say và sôi nổi, biết nhận 
định, phân tích, hệ thống các sự kiện lịch sử, xâu chuỗi các sự kiện lịch sử một 
cách logic có hệ thống. Đặc biệt với việc tổ chức các trò chơi này học sinh đã giải 
tỏa được tâm lý căng thẳng trong giờ học, đặc biệt hơn nữa là hiện nay với sự phát 
triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin thì việc tổ chức trò chơi ô chữ này trong 
tiết học có sử dụng hình ảnh minh họa làm cho các em học sinh ngày càng thích 
thú.
 Ban lãnh đạo nhà trường, tổ trưởng chuyên môn cũng như đa số các đồng 
nghiệp cũng đã hổ trợ, giúp đỡ tạo điều kiện cho bản thân tôi và học sinh dạy và 
học đạt hiệu quả cao nhất.
* Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi có được trong quá trình thực hiện đề tài 
này thì bản thân tôi còn gặp phải một số khó khăn nhất định đó là ý thức học tập 
của một số học sinh còn hạn chế, các em chưa quan tâm đến việc học tập của 
mình, việc nắm kiến thức cơ bản đối với các em đã khó, việc hệ thống lại toàn bộ 
kiến thức đã học, phân tích tổng hợp các sự kiện để tìm ra lời giải đáp cho các sự 
kiện lịch sử lại còn khó hơn. Bên cạn đó một số học sinh là đồng bào dân tộc 
thiểu số, việc tiếp thu kiến thức của các em cũng còn hạn chế.
 Hệ thống máy chiếu để phục vụ cho việc dạy học của trường còn ít nên việc tổ 
chức thường xuyên còn hạn chế, đôi khi chồng chéo với các giáo viên khác nên 
cũng khó khăn. Do đó việc cho học sinh tiếp cận thường xuyên với công nghệ 
thông tin còn hạn chế.
2.2. Thành công, hạn chế.
* Thành công: Vận dụng đề tài này vào việc giảng dạy lịch sử tại trường THCS 
Nguyễn Trãi bản thân tôi đã có những thành công nhất định, học sinh giờ đây đã 
biết phân tích, hệ thống hóa, xâu chuỗi các sự kiện lịch sử một cách có hệ thống, 
khoa học và chính xác chứ không phải là tiếp nhận một cách máy móc như trước 
đây. Đối với học sinh khối 8 và 9 thì việc tổ chức trò chơi này các em tiếp cận 
nhanh hơn, các em học sinh đã mạnh dạn hơn và chủ động hơn.
* Hạn chế: Hiện nay đại đa số các em học sinh cho rằng bộ môn lịch sử chỉ là 
một môn học phụ, các em chỉ cần học tốt những môn như Toán, Văn, Tiếng Anh 
hay Lí, Hóa là được, còn những môn học như Địa lí, Lịch sử hay GDCD là môn 
Sáng kiến kinh nghiệm - Giáo viên: Nguyễn Thị Tài - THCS Nguyễn Trãi 3 Tạo hứng thú cho học sinh qua việc tổ chức trò chơi trong giờ học Lịch sử đối với học sinh khối 
 8, 9 tại trường Trung học cơ sở Nguyễn Trãi.
 Trong những năm gần đây, chất lượng bộ môn lịch sử rất thấp.Theo tôi 
nguyên nhân của những tình trạng trên có thể được xác định: 
+ Một là trình độ giáo viên chưa đều và thật sự không phải giáo viên nào cũng 
tâm huyết với nghề nghiệp. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình giảng 
dạy và chất lượng giáo dục nói chung và bộ môn lịch sử nói riêng.
+ Hai là: Giáo viên chưa mạnh dạn trong quá trình đổi mới phương phương pháp 
dạy học.
+ Ba là: Trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy bộ môn ở nhà trường còn thiếu, 
không đủ lược đồ, bản đồ.
+ Bốn là: Giáo viên chưa bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng bộ môn do Bộ ban 
hành.
 Đối với học sinh ý thức học tập môn sử chưa cao, đa phần các em chưa xác 
định rõ ràng mục tiêu học tập, chưa thực sự cố gắng trong học tập và làm bài tập, 
đang còn đối phó, chưa dám mạnh dạn khi giáo viên yêu cầu trả lời câu hỏi, chỉ 
lược đồ, bản đồ. Đặc biệt quan niệm ăn sâu trong tiềm thức của phụ huynh và học 
sinh môn sử chỉ là môn học phụ, không quan trọng nên có thái độ thờ ơ với lịch 
sử dẫn đến một thực tế đau lòng là học sinh biết lịch sử thế giới nhiều hơn lịch sử 
Việt Nam, hàng ngàn bài thi lịch sử của học sinh những năm vừa qua bị điểm 0. 
Qua tìm hiểu của bản thân tôi và đồng nghiệp trên địa bàn huyện tôi nhận thấy 
một số nguyên nhân chủ yếu sau: 
 - Một là môn sử có đặc thù riêng, nhiều sự kiện, khó nhớ.
 - Học sinh luôn quan niệm là môn phụ, không có sự hướng nghiệp rõ ràng 
 khi lựa chọn ôn thi.
 - Phụ huynh thờ ơ và hướng con em mình học các môn tự nhiên.
 Bên cạnh đó giáo viên chưa có phương pháp phù hợp nên không thu hút được 
các em trong giờ học. Vì vậy để khắc phục một phần nào đó với thực trạng nói 
trên bản thân tôi đưa ra phương pháp “ Tạo hứng thú cho học sinh qua việc tổ 
chức trò chơi trong giờ học Lịch sử đối với học sinh khối 8,9 tại trường THCS 
Nguyễn Trãi” nhằm hình thành cho các em một số kĩ năng cơ bản như rèn luyện 
tính tư duy độc lập, kĩ năng sử dụng lược đồ, bản đồ, làm việc nhóm và đặc biệt là 
tạo hứng thú học tập lịch sử cho học sinh trong tiết học góp phần đổi mới phương 
pháp dạy học lịch sử và nâng cao chất lượng dạy và học. Thông qua các tiết dự 
giờ của đồng nghiệp bản thân tôi nhận thấy có rất nhiều giáo viên có trình độ 
chuyên môn cao nhưng kĩ năng sư phạm thì chưa tốt, thậm chí học sinh còn ngán 
ngẫm, mệt mỏi khi phải học môn Lịch sử. Môn lịch sử thường rất nhiều sự kiện, 
mốc thời gian, khối lượng kiến thức tương đối nhiều nhưng nếu như giáo viên dạy 
không có phương pháp sư phạm hợp lí thì giờ học trở nên quá tải, nặng nề, học 
sinh ít được tham gia hoạt động. Điều quan trọng hơn là không gây được hứng thú 
cho học sinh trong học tập. Để góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn lịch 
sử ở trường THCS Nguyễn Trãi theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của 
học sinh, tăng cường hoạt động cá thể với học tập, giao lưu, giải trí, hình thành kĩ 
Sáng kiến kinh nghiệm - Giáo viên: Nguyễn Thị Tài - THCS Nguyễn Trãi 5 Tạo hứng thú cho học sinh qua việc tổ chức trò chơi trong giờ học Lịch sử đối với học sinh khối 
 8, 9 tại trường Trung học cơ sở Nguyễn Trãi.
*Khái quát về hình thức tổ chức trò chơi phục vụ giảng dạy môn Lịch sử 
trong chương trình THCS
 Với đặc trung của bộ môn lịch sử,ở mỗi khối lớp giáo viên có thể xây dựng 
được một hệ thống trò chơi phong phú, đa dạng với nhiều tên gọi và hình thức 
khác nhau. Tuy nhiên trong phạm vi của một sáng kiến kinh nghiệm tôi xin nêu ra 
một số trò chơi mang tính khái quát chung nhất, các trò chơi này đều có thể áp 
dụng rộng rãi ở các khối lớp 8,9 và trên tất cả các địa bàn khác nhau. Hình thức tổ 
chức trò chơi này có thể vận dụng cho một tiết bài tập lịch sử, ngoại khóa hoặc áp 
dụng để giáo viên có thể củng cố bài học. Trong quá trình giảng dạy các thầy cô 
giáo có thể sáng tạo thêm nhiều trò chơi khác nhau, bổ sung làm cho trò chơi lịch 
sử trở thành một hệ thống ngày càng phong phú, sinh động nhằm phục vụ tốt cho 
công tác dạy và học đối với bộ môn lịch sử, sau đây là một số trò chơi chúng ta có 
thể vận dụng:
* Trò chơi điền vào sơ đồ trống: Trò chơi này giáo viên phải chuẩn bị sơ đồ, với 
trò chơi này giáo viên có thể áp dụng đối với các bài có liên quan tới tổ chức bộ 
máy nhà nước.
 Vd: Điền vào sơ đồ trống sự phân chia xã hội nước Pháp trước khi cách mạng nổ 
ra(Bài 2- Lịch sử 8)
 *Trò chơi “Điền lược đồ trống”: Giáo viên chuẩn bị lược đồ, sơ đồ trống, để học 
 sinh điền kí hiệu:
*Trò chơi ô chữ bí mật: Trò chơi này giáo viên chuẩn bị hệ thống các ô trống 
theo chủ đề. Học sinh tìm các chủ đề thích hợp để điền vào ô trống theo yêu 
cầu. Đây là một trong những trò chơi mà bản thân tôi cũng như đồng nghiệp 
thường sử dụng trong quá trình dạy học vì hiệu quả của trò chơi này mang lại 
rất cao. Trò chơi này có hai dạng chủ yếu.
+ Dạng thứ nhất: Ô chữ có một hàng ngang.
Ví dụ: Trong bài 26 lịch sử lớp 8: Sau khi dạy xong bài giáo viên hỏi học sinh: 
Ô chữ gồm có 8 chữ cái: Đây là thái độ chủ yếu của triều đình phong kiến nhà 
Nguyễn đối với quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam?
 T H O A H I E P
Đáp án: THỎA HIỆP
+ Dạng thứ hai: Ô chữ có nhiều hàng dọc và có từ chìa khóa bí mật
Ví dụ : Bài 13 lịch sử 8: Sau khi học xong bài , giáo viên có thể cho các em tham 
gia trò chơi giải ô chữ như sau:
Trò chơi ô chữ gồm có 7 hàng ngang, sau khi giải mã ô chữ các em tìm từ khóa ở 
những chữ cái được đánh dấu.
 Ô CHỮ NHƯ SAU:
1.Đây là loại phương tiện tham gia trong trong chiến tranh thế giới 1 ? XE TĂNG
2. Đức, Áo, Hung thiết lập khối quân sự có tên là gì ? LIÊN MINH
3.Cuộc chiến tranh xảy ra vào năm 1914 gọi là cuộc chiến tranh gì?THẾ GIỚI
4.Tính chất của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất? PHI NGHĨA
Sáng kiến kinh nghiệm - Giáo viên: Nguyễn Thị Tài - THCS Nguyễn Trãi 7 

File đính kèm:

  • docskkn_tao_hung_thu_cho_hoc_sinh_qua_viec_to_chuc_tro_choi_tro.doc