SKKN Tạo hứng thú nhằm nâng cao hiệu quả đổi mới phương pháp dạy phân môn văn trong chương trình Văn THCS

doc 28 trang sklop9 12/07/2024 790
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tạo hứng thú nhằm nâng cao hiệu quả đổi mới phương pháp dạy phân môn văn trong chương trình Văn THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Tạo hứng thú nhằm nâng cao hiệu quả đổi mới phương pháp dạy phân môn văn trong chương trình Văn THCS

SKKN Tạo hứng thú nhằm nâng cao hiệu quả đổi mới phương pháp dạy phân môn văn trong chương trình Văn THCS
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
TẠO HỨNG THÚ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐỔI MỚI 
 PHƯƠNG PHÁP DẠY PHÂN MÔN VĂN TRONG 
 CHƯƠNG TRÌNH VĂN THCS
 Quảng Bình, tháng 11 năm 2017
 1 1. PHẦN MỞ ĐẦU:
 1.1. Lý do chọn đề tài:
 Vấn đề tạo hứng thú dạy học trong nhà trường để nâng cao hiệu quả đổi 
mới phương pháp, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh nhằm đào tạo 
những người năng động và sáng tạo đáp ứng ngày càng cao của sự nghiệp công 
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và yêu cầu của hội nhập khu vực và quốc tế 
được đặt ra trong ngành giáo dục từ những năm 1980. Vì vậy, bên cạnh nâng 
cao chất lượng học sinh đại trà, phụ đạo học sinh yếu thì việc nâng cao chất 
lượng giáo dục mũi nhọn có vai trò rất quan trọng. Đó là nhiệm vụ của toàn 
ngành của mọi cơ sở giáo dục. Để thực hiện có hiệu quả mục tiêu đó, giải pháp 
quan trọng đặt ra cho cấp THCS là thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. 
Một trong những yếu tố dẫn đến thành công phải nói đến việc tạo ra hứng thú 
học tập cho học sinh nói chung và môn Văn nói riêng.
 Vì vậy, chúng tôi phải luôn trăn trở tìm tòi, hằng ngày phải đọc và xem 
nhiều tài liệu để tìm được các giải pháp tối ưu nhất để tạo ra hứng thú học phân 
môn Văn, trên cơ sở đó góp phần thúc đẩy nâng cao chất lượng môn Văn trong 
tình hình hiện nay.
 Trong những năm qua, bản thân tôi và học sinh phải trực tiếp giải quyết 
rất nhiều dạng bài tập khác nhau, mỗi một dạng có nét đặc thù riêng biệt. Do 
vậy, việc tạo hứng thú cho học sinh học phân môn Văn là một trong những 
khâu trọng yếu, mang tính đột phá để giúp học sinh nhận ra được vị thế, vai trò 
của môn Văn trong chương trình giáo dục phổ thông. Vì vậy, tôi chọn đề tài 
“Tạo hứng thú nhằm nâng cao hiệu quả đổi mới phương pháp dạy phân 
môn Văn trong trong chương trình Văn THCS”.
 1.2. Điểm mới của đề tài:
 Văn học vốn rất gần gũi với cuộc sống, mà cuộc sống bao giờ cũng đa 
dạng, đa chiều và vô cùng phong phú. Mỗi tác phẩm văn chương là một mảng 
cuộc sống đã được nhà văn chọn lọc, phản ánh. Vì vậy, môn Văn trong nhà 
trường có một vị trí rất quan trọng: Nó là vũ khí thanh tao đắc lực có tác dụng 
sâu sắc đến thẳm sâu trong tình cảm của con người, nó bồi đắp cho tâm hồn con 
 3 2. PHẦN NỘI DUNG:
 2.1.Thực trạng vấn đề:
 Môn Văn có vị trí đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu chung của trư-
ờng THCS góp phần hình thành những con người có trình độ học vấn THCS, 
chuẩn bị cho họ ra đời hoặc tiếp tục học lên ở bậc cao hơn. Đó là những con 
người có ý thức tự tu dưỡng, biết yêu thương, quý trọng gia đình, bạn bè, có 
lòng yêu nước, yêu CNXH, biết hướng tới tương lai, tình cảm cao đẹp như: 
lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, 
cái ác. Đó là những con người biết rèn luyện để có tính tự lập, có tư duy sáng 
tạo, bước đầu có năng lực cảm thụ cái giá trị chân, thiện, mỹ trong nghệ thuật, 
trước hết là trong Văn học, có năng lực thực hành và năng lực sử dụng Tiếng 
Việt như một công cụ để tư duy và giao tiếp.
 Trong thực hiện mục tiêu này thì phân môn Văn học có ưu thế đặc biệt, 
bởi lẽ “Văn học là nhân học”, là “Sản phẩm của trái tim” và người đọc tiếp 
nhận nó cũng bắt đầu từ trái tim. “Thơ bắt đầu từ trái tim và kết thúc bằng trái 
tim”. Để đạt được mục tiêu trên, vấn dề có ý nghĩa trên hết cho hiệu quả dạy và 
học môn Văn là thầy (cô) phải đổi mới cách dạy, trò đổi mới cách học.
 Bản chất của đổi mới cách dạy và học Văn hiện nay là: Chuyển học sinh 
từ nhân vật tiếp nhận thụ động sang vị trí đồng tiếp nhận, đồng sáng tạo; chuyển 
thầy cô giáo từ vị trí cảm thụ thay và truyền đạt kết quả cảm thụ cho học sinh 
thông qua thuyết giảng sang vị trí là người tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt 
động cảm thụ, qua đó giúp các em có được những hứng thú, mê say trong môn 
học.
 2.1.1. Số liệu thống kê: 
 Thực trạng trước khi nghiên cứu đề tài, qua quá trình dạy học môn Văn 
trong mấy năm gần đây tôi nhận thấy rằng các tiết dạy phân môn Văn đa số học 
sinh tiếp thu được bài song chất lượng chưa cao, một số em còn chưa sáng tạo 
và linh hoạt trong các dạng bài tập khó hay bài tập mới và lạ.
 Qua khảo sát chất lượng đầu năm học 2017- 2018 các lớp ở đơn vị tôi 
đang công tác khi chưa áp dụng sáng kiến có kết quả như sau:
 5 2.1.2 Tình hình trước khi thực hiện các giải pháp của đề tài:
 Qua thực tế một số năm giảng dạy cũng như tìm hiểu trao đổi với một số 
đồng nghiệp khác cùng bộ môn, để tạo ra hứng thú cho phân môn Văn nói riêng 
và môn Văn nói chung vẫn gặp nhiều trở ngại. 
 - Đối với học sinh: Học sinh vẫn còn tiếp thu tri thức một cách thụ động, 
không tự dành lấy kiến thức qua hoạt động học tập của mình thường thì không 
rõ bản chất của vấn đề nên dễ quên, chưa có tính sáng tạo trong giải quyết các 
dạng bài tập khác nhau đặc biệt là các dạng bài tập mới và lạ. Nhiều em tỏ ra lơ 
là trong việc học Văn do không có hứng thú.
 - Đối với giáo viên: Ở các đơn vị trường học, một số tiết dạy giáo viên 
còn nói nhiều, chưa tạo ra hứng thú cho học sinh trong việc học Văn nên áp đặt 
trong quá trình giảng dạy. Do đó, nhiều em còn khó khăn trong việc tự dành lấy 
kiến thức, hiệu quả của giờ dạy không cao.
 2.1.3. Nguyên nhân dẫn đến tình hình trên:
 Qua thực tế giảng dạy và nghiên cứu tìm hiểu học sinh các lớp ở đơn vị, 
tôi nhận thấy có các nguyên nhân sau:
 - Một số giáo viên nghiêng hẳn và lạm dụng phương pháp dạy học hiện 
đại, tổ chức cho học sinh hoạt động thông qua hệ thống câu hỏi và một số công 
việc nên giờ dạy khô khan, thiếu hấp dẫn.
 - Một số lạm dụng công nghệ thông tin đã biến giờ dạy Văn học như một 
giờ xem phim... Cuối cùng cái đọng lại trong học sinh là “phim” chứ không 
phải là Văn chương. 
 - Sách giáo khoa vẫn còn đó một số tác phẩm khó, trong khi đó giáo viên 
vẫn ôm đồm về kiến thức và chưa thực sự “thanh thoát” trong việc lựa chọn vấn 
đề để trao đổi với học sinh.
 - Mảng kiến thức về lý luận Văn học của học sinh còn thiếu nên các em 
gặp khó khăn trong việc thẩm bình, đánh giá vẻ đẹp của các tác phẩm nghệ 
thuật.
 - Nhiều tiết GV vẫn chưa đổi mới phương pháp nên làm cho tiết dạy trở 
nên đơn điệu, học sinh khó hiểu bài.
 7 đồng sáng tạo. Mà thầy giáo chính là người định hướng, dẫn dắt trong quá trình 
phát triển tư duy và hoạt động học tập của các em.
 2.2.2. Làm tốt công tác chuẩn bị để nâng cao đổi mới phương pháp 
dạy học Văn
 Trong dạy học Văn, công tác chuẩn bị rất quan trọng, trong đó đặc biệt là 
vấn đề cảm thụ của thầy cô giáo trên cơ sở kết quả cảm thụ thiết kế một tiết dạy 
khả thi.
 + Điều quan trong trong cảm thụ là giáo viên phải giải quyết những câu 
hỏi sau:
 - Tác phẩm được sinh thành trong hoàn cảnh nào? Tình hình xã hội?
 Gia đình và bản thân nhà văn? Hoàn cảnh này có tác động như thế nào 
đối với nội dung tác phẩm?
 - Phát hiện những đặc sắc về giá trị nội dung? Những đặc sắc nghệ thuật 
của tác phẩm? (Trong đó lưu ý giọng điệu văn chương, hình ảnh, ngôn ngữ, các 
biện pháp nghệ thuật...).
 - Những kĩ năng văn chương cần rèn cho học sinh (đọc, phát hiện dấu 
hiệu văn chương, trình bày kết quả cảm thụ qua ngôn ngữ nói, viết...).
 Ví dụ 1: Trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương, GV cần giúp 
HS:
 - Cảm nhận được những xúc động thiêng liêng, tấm lòng tha thiết thành 
kính, vừa tự hào, vừa đau xót của tác giả từ Miền Nam mới được giải phóng ra 
viếng lăng Bác.
 - Thấy được những đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: Giọng điệu trang 
trọng và tha thiết phù hợp với tâm trạng và cảm xúc; nhiều hình ảnh ẩn dụ gợi 
cảm, có giá trị súc tích. Lời thơ dung dị mà cô đọng, giàu cảm xúc mà sâu sắc, 
lắng đọng.
 - Rèn luyện kĩ năng đọc, cảm thụ thơ (phát hiện, phân tích các hình ảnh, 
biện pháp nghệ thuật), kĩ năng viết đoạn Văn phân tích...
 Ví dụ 2: Cảm nhận về nét đẹp ân tình, chung thuỷ của con người Việt 
Nam qua hai bài thơ Bếp lửa (Bằng Việt) và Ánh trăng (Nguyễn Duy). 
 9 Có cái gì rưng rưng 
 như là đồng là bể
 như là sông là rừng 
 Anh suy ngẫm và nhắn nhủ với mọi người: Nhân dân, đất nước luôn độ 
lượng vị tha, tròn đầy ân nghĩa. Hãy biết sống ân tình chung thuỷ với quá khứ, 
với lịch sử, với nhân dân và đất nước:
 Trăng cứ tròn vành vạnh.
  đủ cho ta giật mình.
 Khái quát: Ân tình, chung thuỷ luôn là truyền thống đẹp của dân tộc, 
truyền thống ấy bao trùm cách sống, cách ứng xử của con người Việt Nam 
trong mọi quan hệ. Từ mối quan hệ gia đình như tình bà cháu trong bài Bếp lửa 
đến mối quan hệ với quá khứ, với lịch sử, với nhân dân và đất nước như người 
chiến sĩ trong bài Ánh trăng (Có thể liên hệ: Việt Bắc của Tố Hữu... )
 2.2.3. Thiết kế giáo án 
 - Đổi mới phương pháp dạy học trên lớp đòi hỏi giáo án cũng phải đổi 
mới. Bản chất của giáo án đổi mới là thể hiện rõ từng hoạt động của thầy và trò. 
Tất cả các hoạt động này nằm trong một chỉnh thể.
 - Khác với giáo án cũ là tóm tắt nội dung bài giảng, kiến thức sách giáo 
khoa, ở giáo án mới, thông qua các hoạt động, thầy giáo với vai trò dẫn dắt giúp 
học sinh phát hiện và tiến đến cảm thụ được cái hay, cái đẹp của tác phẩm về 
nội dung và nghệ thuật.
 Ví dụ: Thiết kế tiết dạy: 
 Tiết :114-115 
 MÙA XUÂN NHO NHỎ
 Hướng dẫn đọc thêm: Con cò
 (Theo phân phối chương trình của Sở GD-ĐT, bài thơ “Mùa xuân nho 
nhỏ” và “Con cò” - Hướng dẫn đọc thêm trong hai tiết, ở đây chỉ xin dừng lại 
tiết 1).
 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 Giúp HS: 
 11 ? Nêu hiểu biết về nhà thơ + Tác giả Thanh Hải, nhà thơ 
Thanh Hải? cách mạng.
 (HS trung bình phát hiện)
 GV giới thiệu thêm về nhà 
thơ Thanh Hải 
 - Giới thiệu xuất xứ của bài + Bài thơ: Viết 1980 khi tác giả 
thơ? đang nằm trên giường bệnh.
 (HS yếu phát hiện)
 ? Xác định thể thơ? + Thể thơ 5 chữ.
(HS trung bình, yếu phát hiện)
(Các dòng thơ không ngắt nhịp, các 
khổ không đều đặn) Bài thơ bắt đầu từ những:
 ? Bài thơ được viết theo mạch (Cảm xúc hồn nhiên, trong trẻo 
cảm xúc nào? trước vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân 
 (Làm việc nhóm 2) thiên nhiên - từ đó mở rộng ra thành 
 (Đại diện nhóm trình bày) hình ảnh mùa xuân đất nước sau đó 
 chuyển sang biểu hiện những ý nghĩa, 
 ước nguyện của nhà thơ - sau đó trở về 
 với cảm xúc tự hào về quê hương, đất 
 nước...)
 ? Từ mạch cảm xúc hãy nêu + Bố cục: 4 phần.
bố cục của bài thơ?
 (HS làm việc cá nhân)
 Hướng dẫn HS phát hiện các 
phần-GV thống nhất ở bảng phụ
 Gọi HS đọc lại khổ thơ đầu II. Phân tích:
 Hoạt động nhóm 4: 1. Hình ảnh mùa xuân của thiên 
 * N1: Mùa xuân ở khổ thơ nhiên đất trời.
 13 (HS làm việc cá nhân) - Người cầm súng, người ra 
 ? Mùa xuân của đất nước đồng.
 được tác giả mô tả qua những hình - Lộc giắt đầy lộc trải dài.
 ảnh nào? (HS làm việc cá nhân) - Biểu tượng hai nhiệm vụ chiến 
 ? Em có nhận xét gì về cách đấu và lao động xây dựng đất nước.
 lựa chọn hình ảnh của tác giả? - Lộc non - sức sống của mùa 
 (HS làm việc cá nhân) xuân đất nước.
 (Lộc non của mùa xuân gắn 
 với người cầm súng, người ra 
 đồng tạo nên sức gợi cảm cho câu 
 thơ)
 ? Đọc thầm 2 câu thơ “Đất - Nhịp thơ hối hả, âm thanh xôn 
 nước phía trước” nhận xét về nhịp xao.
 thơ, biện pháp nghệ thuật ? Em cảm - Hình ảnh so sánh đẹp “Đất 
 nhận được điều gì qua khổ thơ đó? nước.... phía trước” -> Sức sống của 
 ? Trước sức sống của mùa mùa xuân đất nước: sôi nổi, khẩn 
 xuân, đất nước tác giả có cảm xúc trương...
 như thế nào?
 4. Củng cố tiết 1: - Tự hào, tin tưởng.
 GV cho HS nghe bài hát 
 “Mùa xuân nho nhỏ”
 5. Hướng dẫn về nhà: 
 Tìm hiểu tiếp đoạn thơ còn lại.
 Vấn đề cần lưu ý trong giáo án mới, mặc dầu thiết kế theo logic hoạt 
động nhưng có một vấn đề không thể quên đó là hoạt động nào cần lời bình của 
giáo viên. (Sẽ trình bày cụ thể ở mục 3.5).
 2.2.4. Tổ chức hoạt động cảm thụ trên lớp:
 Trên cơ sở thiết kế giáo án, giáo viên cần quan tâm đến tổ chức hoạt 
động cảm thụ trên lớp cho học sinh ở tất cả các khâu: đọc - hiểu, chú thích, 
 15

File đính kèm:

  • docskkn_tao_hung_thu_nham_nang_cao_hieu_qua_doi_moi_phuong_phap.doc