SKKN Thiết kế quá trình Đọc - Hiểu văn bản để tăng cường hiệu quả giờ dạy văn ở Lớp 9 THCS (Qua tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải)

doc 20 trang sklop9 26/06/2024 840
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Thiết kế quá trình Đọc - Hiểu văn bản để tăng cường hiệu quả giờ dạy văn ở Lớp 9 THCS (Qua tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Thiết kế quá trình Đọc - Hiểu văn bản để tăng cường hiệu quả giờ dạy văn ở Lớp 9 THCS (Qua tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải)

SKKN Thiết kế quá trình Đọc - Hiểu văn bản để tăng cường hiệu quả giờ dạy văn ở Lớp 9 THCS (Qua tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải)
 Phần mở đầu
I. Lý do chọn đề tài: 
 Giáo án là một công cụ, phương tiện không thể thiếu của người giáo viên 
khi lên lớp. Thế nhưng trên thực tế vẫn có những giáo viên nghĩ rằng: sách tham 
khảo, sácg giáo viên, sách thiết kế bài giảng... nhiều, nên không cần coi trọng 
khâu soạn bài, giáo án lên lớp chỉ là hình thức. Theo tôi thì ngược lại. Người GV 
lên lớp dứt khoát phải có giáo án - giáo án do chính bản thân người thầy soạn 
thảo. Bởi giáo án không chỉ chứa đựng kiến thức, mà nó còn thể hiện sự lựa chọn 
kiến thức. Ngoài ra, nó còn chứa sự nghiên cứu, tìm tòi, suy nghĩ của giáo viên 
(GV) về những phương pháp, biện pháp, những gợi ý, định hướng dẫn dắt học 
sinh (HS)... trong quá trình dạy - học một cách đầy đủ, trọn vẹn và hệ thống 
nhất. Giáo án là sự thể hiện kế hoạch hoá quá trình giảng dạy của GV trên lớp. 
Vì vậy, việc nâng cao nhận thức về vai trò của giáo án là rất quan trọng và cần 
thiết đối với người GV, đặc biệt là GV dạy Ngữ văn, nhằm nâng cao hiệu quả giờ 
dạy trên lớp. Thông qua giáo án, ta dễ dàng thấy rõ năng lực, trình độ của người 
soạn: người ấy đã thành thạo đến đâu, còn lúng túng ở khâu nào, phần nào trong 
quá trình lên lớp ở một bài cụ thể. Có thể nói: giáo án là một phương tiện giao 
tiếp để đánh giá người dạy.
 Ngoài ra, để có giờ dạy văn tốt theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy 
học, người GV phải vất vả hơn nhiều trong việc thiết kế và điều hành giờ Đọc - 
Hiểu văn bản. Mỗi GV chúng ta không ai muốn mình chỉ có một giờ dạy tốt, mà 
ai cũng muốn rằng tất cả các giờ lên lớp của mình đều thành công và đó là một 
sự cố gắng rất lớn. Chính GV phải thực sự chủ động, sáng tạo thì mới có thể khơi 
dậy được sự hoạt động tích cực, sáng tạo của mọi HS trong lớp. Bởi vì mỗi tác 
phẩm văn chương được lựa chọn đưa vào chương trình học đều là một sáng tạo 
nghệ thuật của tác giả. Mỗi cá nhân HS lại là một chủ thể tiếp nhận cá biệt, nên 
sự áp đặt cách hiểu, cách cảm nhận của GV với HS là chưa đúng với bản chất 
dạy và học. Như vậy, để có giờ Đọc - Hiểu văn bản theo đúng tinh thần đổi mới 
phương pháp dạy học, GV phải chuẩn bị chu đáo hoàn chỉnh một thiết kế giờ dạy
trong giáo án trước khi lên lớp.
 1 Phần nội dung
A. Quan niệm về sự giống và khác nhau giữa giáo án giảng dạy 
và thiết kế giảng dạy:
 I. Giáo án:
 - Giáo án là sự thể hiện mục tiêu cần đạt của từng bài dạy, từng giờ dạy 
tác phẩm cụ thể, đó là nội dung tư tưởng mà giờ lên lớp cần mang lại cho HS, 
hay nói khác đi là phần nội dung GV phải truyền đạt đến HS thông qua bài học. 
Trong giáo án còn thể hiện những yêu cầu của tác phẩm văn chương mà bài dạy 
cần đạt được. Đó là việc làm của GV để HS nắm được, hiểu được và giáo dục 
cho HS tư tưởng tình cảm nào đó. Trong giáo án, yêu cầu còn là quá trình hướng 
dẫn cần đạt để HS rèn luyện thông qua bài học.
 - Giáo án Đọc - Hiểu văn bản là sự thể hiện những kiến thức cơ bản, kiến 
thức trọng tâm của tác phẩm văn học mà giờ học mang đến, và nó cũng là sự 
phân định phương pháp dạy học trong giờ Đọc - Hiểu văn bản ấy. 
II. Thiết kế giờ dạy:
 Nói đến thiết kế giờ dạy ta chú ý đến việc làm của GV trên lớp, chia ra 
từng "hoạt động một", "hoạt động hai"... khi GV cùng HS làm việc trên lớp. 
Thiết kế giờ dạy chú ý đến từng chi tiết, từng thao tác cụ thể mà người GV sẽ thể 
hiện trên lớp. Đó là lao động chuẩn bị được nâng lên một bước toàn diện về giáo 
án.
 Ta có thể thấy rõ sự khác nhau giữa giáo án và thiết kế giảng dạy trong giờ 
Đọc - Hiểu văn bản như sau:
 Giáo án giờ dạy: Thiết kế giờ dạy:
 - Chỉ chú ý đến hoạt động làm việc - Thể hiện các hoạt động của cả thầy 
của người thầy và một vài định hướng lẫn trò, đó là hoạt động song phương 
của trò. đối thoại cùng tác phẩm.
 - Kiến thức trong giáo án là kiến thức - Thiết kế đặt ra những tình huống có 
tĩnh. thể xẩy ra trong giờ học, tận dụng vốn 
 3 Ta có thể chia bước này thành những bước nhỏ sau:
 - Tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của văn bản: 
 Tức là xem xét tác phẩm nằm ở vị trí nào trong sự nghiệp sáng tác của 
tác giả, trong trào lưu văn học, giai đoạn văn học, giai đoạn lịch sử... nào (đây là 
những vấn đề có ý nghĩa và liên quan trực tiếp tới sự ra đời của tác phẩm). 
 - Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm: 
 GV hướng dẫn HS tìm hiểu bằng cách tổ chức dẫn dắt, nêu vấn đề và 
hướng giải quyết vấn đề. Ơ đây, hệ thống câu hỏi đóng vai trò hết sức quan 
trọng. Vấn đề cần quan tâm là: hỏi gì? hỏi như thế nào? hỏi lúc nào?... Cũng như 
việc sử dụng kết hợp các phương pháp, phương tiện dạy học như thế nào cho 
đúng lúc, đúng chỗ để tạo nên hiệu quả cao cho giờ Đọc - Hiểu văn bản.
 Yêu cầu chung của bước này là GV phải tổ chức dẫn dắt HS chủ động, 
tích cực học tập, tìm hiểu thâm nhập văn bản, tạo cho các em được suy nghĩ, 
được hoạt động, được nói nhiều hơn, tránh sự tích cực giả tạo hay học tập thụ 
động trong các giờ dạy - học văn.
 Bước 3: GV hướng dẫn HS luyện tập, củng cố, nâng cao sự hiểu biết và cảm 
nhận về các giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
 Đây là hoạt động không thể thiếu trong giờ Đọc - Hiểu văn bản ở trường 
THCS, vì khả năng khái quát, tổng hợp của các em còn hạn chế. Hiện nay, hoạt 
động này thường được nhiều GV đưa vào phần tổng kết chung, còn HS chỉ nghe 
và ghi chép. Theo chúng tôi, về hướng đổi mới phương pháp, GV có thể hướng 
dẫn HS tự đúc kết, khái quát bằng hệ thống câu hỏi có tính gợi mở, dẫn dắt. Và 
tất nhiên, không thể bỏ qua việc tổng kết khái quát của GV về chủ đề tư tưởng, 
giá trị nghệ thuật, ý nghĩa giáo dục của tác phẩm.
 Để kiến thức phần này được khắc sâu thêm, GV nên sử dụng một số bài 
tập trắc nghiệm ứng dụng hay bài tập viết một đoạn văn cảm nhận ngắn, để vừa 
kiểm tra được kiến thức vừa đánh giá được năng lực cảm thụ văn học của HS.
Phần thứ hai: Thiết kế thử nghiệm quá trình dạy và học tác phẩm 
"Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải.
I. Con đường thâm nhập vào giá trị nghệ thuật và nội dung 
tư tưởng của bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ":
 5 3.1. Đọc:
 Đọc trọn vẹn văn bản "Mùa xuân nho nhỏ" trong SGK Ngữ văn 9 - Tập 
II, rồi đọc đến phần chú giải, phần hướng dẫn HS tìm hiểu bài. Đọc cả SGV Ngữ 
văn 9 - Tập II và các tư liệu có liên quan tới bài thơ,... để ngay chính người thầy 
phải hiểu thấu đáo được tác phẩm.
 3.2. Đọc và tìm hiểu chung:
 Tiếp tục đọc để khắc sâu hình tượng và xác định mối quan hệ của kết cấu 
bên trong tác phẩm - mạch ngầm của bài thơ. Trong bài thơ có ba dòng chảy: 
thiên nhiên - đất nước - con người trong mùa xuân. Đó là những âm thanh, nhịp 
điệu, hình tượng, chất Huế,... chảy trong tác phẩm kết lại thành một chỉnh thể. 
Đây là cái mới trong sáng tác của Thanh Hải và cũng là cái độc đáo của văn 
chương, lần đầu tiên xuất hiện trong thơ ca: "Mùa xuân nho nhỏ" - một mùa 
xuân có kích cỡ, có hình dáng và có cả sự chuyển dời "lặng lẽ".
 Một quá trình đọc, vừa đọc vừa liên tưởng, tưởng tượng tạo nên mối quan 
hệ giữa ngôn ngữ - hình tượng - quan điểm, là hết sức cần thiết cho việc đi sâu 
khám phá bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ".
 3.3. Đọc và phân tích các yếu tố đặc sắc của tác phẩm:
 Sự đọc này trên cơ sở đã thuộc từ hai lần đọc trước và dừng lại ở những 
yếu tố có vấn đề để suy nghĩ, phân tích và tổng hợp lại, gắn kết thành mạch. Khi 
phân tích, GV cần định hướng phân tích từ hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên, 
đất trời sang mùa xuân của đất nước rồi đến ước nguyện làm "mùa xuân nho 
nhỏ" của nhà thơ cũng như của mỗi con người trong cuộc sống.
 3.4. Đọc và tổng hợp giá trị đích thực của bài thơ:
 Sau khi phân tích các yếu tố đặc sắc của tác phẩm ở bước 3.3, ta phải cắt
nghĩa cho được vì sao ta lại phân tích. Đây là giai đoạn ta tạm rời tác phẩm đứng 
cao hơn để quay lại nhìn tác phẩm mà đánh giá:
 "Mùa xuân nho nhỏ" là sự phát hiện tinh tế của một con người trong 
những ngày sắp từ giã cõi đời. Người xưa nói: con chim sắp chết kêu tiếng kêu 
khôn, con người sắp chết nói lời nói thật.Thanh Hải nói về một mùa xuân "nho 
nhỏ", xinh xinh, dễ thương, rất khiêm nhường. Người đọc dễ cảm nhận một cái 
nhìn gần gũi về cuộc sống: Mỗi con người tự dâng hiến một việc làm nhỏ như 
 7 Hình ảnh bông hoa tím biếc mọc lên giữa dòng sông xanh thật nổi bật, ấm 
áp. Động từ "mọc" được đảo lên đầu câu khiến ta thấy rõ hơn sự vươn lên khoẻ 
khoắn và sức sống mãnh liệt của bông hoa. Màu tím của hoa và màu tím của 
dòng sông thật hài hoà, đó là những gam màu dịu mát gợi cảm giác êm ái, thanh 
bình, yên ả. Trong khung cảnh thơ mộng đó vang lên tiếng hót lảnh lót của chú 
chim chiền chiện:
 "Ơi! Con chim chiền chiện 
 Hót chi mà vang trời..."
 Tiếng hót ấy làm cho mùa xuân quê hương thêm náo nức, rộn ràng. Âm 
thanh tiếng chim thả vào không gian trong suốt của mùa xuân, lắng đọng và 
ngưng tụ lại thành từng "giọt long lanh" khiến nhà thơ có thể có thể nhìn thấy 
được và ông say sưa, ngây ngất đưa tay hứng nhận. Ơ đây nghệ thuật ẩn dụ 
chuyển đổi cảm giác được Thanh Hải sử dụng tài tình đã góp phần gợi ra những 
suy tưởng nhiều chiều cho người đọc. "Giọt" có thể là giọt sương hay giọt mưa 
xuân long lanh, có thể là giọt âm thanh của tiếng chim chiền chiện và cũng có 
thể là giọt hạnh phúc hay sự kết tinh long lanh của mùa xuân... Chỉ bằng vài nét 
phác họa đơn sơ: dòng sông xanh, bông hoa tím, tiếng chim chiền chiện,... bức 
tranh thiên nhiên mùa xuân đã hiện lên thật thơ mộng với chiều dài của dòng 
sông, chiều cao của bầu trời, chiều sâu của cảm xúc trong tâm hồn tác giả.
 Từ mùa xuân của thiên nhiên, đất trời, nhà thơ chuyển sang cảm nhận về 
mùa xuân của đất nước với hình ảnh "người cầm súng", "người ra đồng" biểu 
trưng cho hai nhiệm vụ chiến đấu và lao động xây dựng đất nước:
 "Mùa xuân người cầm súng
 Lộc giắt đầy quanh lưng
 Mùa xuân người ra đồng
 Lộc trải dài nương mạ"
 Thực ra, đây là một ý thơ quen thuộc thường xuất hiện trong văn học cách 
mạng. Nhưng cái hay của câu thơ là tác giả đã gắn hình ảnh "người cầm súng", 
"người ra đồng" với màu xanh gợi cảm của "lộc" lá tươi non. "Lộc giắt đầy...", 
"Lộc trải dài..."- hai hình ảnh trùng điệp làm hiện ra cả mùa xuân đất trời trong 
màu xanh bất tận của lộc mới. Mùa xuân đọng lại trong hình ảnh lộc non đã theo 
 9 Nếu như ở những khổ trên, nhà thơ xưng "tôi" thì đến khổ này này nhà thơ 
lại xưng "ta"; đó là biểu tượng cho sự gặp gỡ giữa cái chung và cái riêng. "Ta" 
vừa là số ít (nhà thơ), vừa là số nhiều (tất cả). Dường như ước nguyện của mỗi cá 
nhân đã hoà với dòng chảy của muôn người: tất cả đều muốn cống hiến một 
phần công sức nhỏ bé của mình cho quê hương đất nước!
 "Một mùa xuân nho nhỏ
 Lặng lẽ dâng cho đời"
 Đến đây ta mới thấm thía ý nghĩa của nhan đề bài thơ. Trước Thanh Hải 
quả chưa từng có hình ảnh thơ vừa lạ, vừa hồn nhiên, thân thương này. Hình ảnh 
"mùa xuân nho nhỏ" chứa đựng sự khiêm nhường mà tự tin, tự hào biết mấy của 
con người ý thức sâu sắc về giá trị cuộc đời, về hạnh phúc của hiến dâng và đón 
nhận. "Nốt trầm xao xuyến" của "mùa xuân nho nhỏ" này cứ tự nhiên hoà vào 
mùa xuân lớn của thiên nhiên, đất nước nhờ sự chiếu ứng giữa hai phần của bài 
thơ. Khổ đầu đã xuất hiện hình ảnh bông hoa tím, con chim chiền chiện giữa trời 
xanh với tiếng hót. Giờ đây, đến khổ thứ tư, nguyện ước của nhân vật trữ tình, 
của "mùa xuân nho nhỏ" chính là sự láy lại các hình ảnh ấy của mùa xuân.
 "Một mùa xuân nho nhỏ" là một hình ảnh ẩn dụ cho cuộc đời tác giả: sống 
là cống hiến, cống hiến sức xuân cho mùa xuân cuộc đời. Thanh Hải khiêm tốn 
xin làm "một mùa xuân nho nhỏ", và nếu mỗi con người là "một mùa xuân nho 
nhỏ" thì sẽ có một mùa xuân lớn lao cho dân tộc. Thế nhưng, có lẽ điều làm 
người đọc xúc động chính là sự khiêm nhường ấy đồng nghĩa với những hy sinh 
thầm lặng "lặng lẽ dâng cho đời" và sự hy sinh thầm lặng ấy là vô điều kiện, nó 
vượt qua mọi không gian, thời gian quy ước:
 "Dù là tuổi hai mươi 
 Dù là khi tóc bạc."
 "Tuổi hai mươi" và "khi tóc bạc" ở đây là hai hình ảnh hoán dụ giàu sức 
gợi. Nó không những chỉ một đời người từ trẻ đến già mà còn chỉ mọi thế hệ: già 
cũng như trẻ, gái cũng như trai. Điệp ngữ "dù là" được láy lại như một lời hứa, 
lời khẳng định của nhà thơ: sống là cống hiến. Phải chăng đó chính là lẽ sống 
đầy trách nhiệm mà Thanh Hải muốn gửi gắm tới chúng ta?
 11

File đính kèm:

  • docskkn_thiet_ke_qua_trinh_doc_hieu_van_ban_de_tang_cuong_hieu.doc