SKKN Tìm hiểu một vài nét về nghệ thuật miêu tả trong truyện Kiều của Nguyễn Du
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tìm hiểu một vài nét về nghệ thuật miêu tả trong truyện Kiều của Nguyễn Du", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Tìm hiểu một vài nét về nghệ thuật miêu tả trong truyện Kiều của Nguyễn Du
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Chuyên đề: TÌM HIỂU MỘT VÀI NÉT VỀ NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU Đứng trước tình hình nền văn hóa dân tộc có nguy cơ mai một, là một giáoviên, nhiệm vụ của chúng ta là phải giúp học sinh có được hứng thú trong giờ học văn, Giúp các em đồng cảm với nhân vật, với tác giả, từ đó cảm thông và yêuquý họ. Xây dựng hứng thú, thái độ nghiêm túc, khoa học trong việc học văn; có ý thức và biết cách ứng sử trong gia d×nh, trong trường học và ngoài xã hội một cách có văn hóa; khinh ghét những cái xấu xa, độc ác, giả dối ®îcph¶n ánh trong các tác phẩm văn học. Đồng thời giúp các em giữ gìn được nền văn hóa dân tộc mà người nghệ sĩ đã gửi gắm lại qua nhiều thế hệ. Giáo viên cần dẫn dắt học sinh nắm được các hình thức nghệ thuật trong văn học trung đại, đặc biệt là các hình thức nghệ thuật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. II. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu. Trong chương trình sách giáo khoa ngữ văn 9 hiện nay, Truyện Kiều của Nguyễn Du có một vị trí không nhỏ. Có một bài giành riêng cho việc giới thiệu tác giả, tóm tắt tác phẩm, nêu giá trị tác phẩm và 5 đoạn trích. Qua thực tế giảng dạy và tham khảo các ý kiến về “Truyện Kiều”, tôi thấy: khi tìm hiểu “Truyện Kiều” có đồng chí thiên về phân tích các giá trị nội dung của các đoạn trích, còn việc tìm hiểu giá trị nghệ thuật thì vẫn chưa thực sự cho đây là một vấn đề quan trọng. Hơn nữa, đối với học sinh thì việc phân tích, tìm hiểu “Truyện Kiều” là một vấn đề tương đối khó, đòi hỏi phải có một kỹ năng học tập phù hợp, cụ thể với thực tiễn giảng dạy của đặc trưng bộ môn. Vì những lý do trên mà tôi quyết định chọn chuyên đề này. Trước hết là để tìm hiểu sâu sắc thiên tài nghệ thuật của Nguyễn Du trong “Truyện Kiều”.Hơn nữa, chuyên đề này sẽ đóng góp một phần nhỏ bé về kinh nghiệm giảng dạy “Truyện Kiều”, đồng thời giúp học sinh tìm hiểu, phân tích “Truyện Kiều” với cái nhìn toàn diện hơn. III. Đối tượng - phạm vi nghiên cứu. 1. Đối tượng nghiên cứu. - Một số nét nghệ thuật miêu tả trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. - Chuyên đề này nhằm phục vụ bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9 và vận dụng vào giảng dạy “Truyện Kiều” của Nguyễn Du trong chương trình lớp 9 THCS. 2. Phạm vi nghiên cứu. Chuyên đề này tôi chỉ đề cập đến: Một vài nét sáng tạo về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên và miêu tả nhân vật của Nguyễn Du trong Truyện Kiều. IV. Phương pháp nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng các phương pháp sau: 1. Phương pháp thống kê: rất phong phú. Nhiều câu, nhiều ngữ trong “Truyện Kiều” đã lẫn vào kho tàng ca dao, tục ngữ. Từ xa đến nay, “Truyện Kiều” đã là đề tài cho nhiều công trình nghiên cứu, bình luận và những cuộc bút chiến. Ngay khi Truyện Kiều được công bố( đầu thỊ kû XIX) ở nhiều trường học của các nho sĩ, nhiều văn đàn, thi xã đã có trao đổi về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Đầu thỊ kû XX, cuộc tranh luận về “Truyện Kiều” càng sôi nổi, quan trọng nhất là cuộc phê phán của các nhà chí sĩ Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng phản đối phong trào cổ xúy “Truyện Kiều” do Phạm Quỳnh đề xướng (1924). Chính vì “Truyện Kiều” có vị trí quan trọng như vậy nên nó đã đạt được nhiều kỉ lục của thế giới và trong nước: 5 kỉ lục thế giới; 7 lØ lục Việt Nam. 5 kỷ lục thế giới 1.Truyện Kiều là quyển sách duy nhất trên thế giới có được hiện tượng chắp nhặt những câu thơ ở các chỗ khác nhau để thành nhiều bài thơ mới. 2. Là thi phẩm dài có nhiều bản dịch nhất ra cùng một ngoại ngữ. 3. Là thi phẩm có nhiều người viết về phần tiếp theo nhất trên thế giới. 4. Là cuốn sách duy nhất trên thế giới mà người ta có thể đọc ngược từ cuối lên đến đầu. 5. Cuốn sách duy nhất trên thế giới tạo ra quanh nó cả một loạt những loại hình văn hoá. 7 kỷ lục Việt Nam. 1. Là tác phẩm đã đưa một nhà thơ lên hàng danh nhân văn hoá thế giới. 2. Là cuốn sách duy nhất không phải viết ra để bói mà người dân vẫn dùng bói, được ông Phạm Đan Quế trình bày riêng thành quyển: Bói Kiều như một nét văn hoá. 3. Là quyển sách có được hiện tượng vịnh Kiều với hàng ngàn bài thơ vịnh. 4. Bộ phim đầu tiên của Việt Nam ra đời năm 1924 tại Hà Nội mang tên Kim Vân Kiều. 5. Thi phẩm có sách đề cập đến nhiều nhất với hàng trăm cuốn. 6. Là quyển sách gây nhiều giai thoại nhất. 7. Là cuốn sách được viết và đóng thành Truyện Kiều độc bản bằng chữ quốc ngữ nặng nhất ở VN do nhà thư pháp Nguyễn Đình thực hiện, nặng 50kg, trên khổ giấy 1m x 1,6m, hiện trưng bày tại Khu di tích Nguyễn Du huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh. * Năm 1965 Nguyễn Du chính thức được nhà nước làm lÔ kû niệm, Hội đồng hoà bình thế giới ghi tên ông trong danh sách những nhà văn hóa thế giới. II/ Vài nét về nghệ thuËt miêu tả trong Truyện Kiều Nguyễn Du. 1. Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên. 1.1- Miêu tả thiên nhiên trực tiếp. Nghệ thuật tả thiên nhiên của Nguyễn Du tuyệt vời đến nỗi giáo sư Nghiêm Toàn đã có nhận định như sau: “ Trong Đoạn trường tân thanh luôn luôn có những bức tranh nho nhá nh những hạt kim cương rải rác đính trên một tÂm thêu nhung” (Việt Nam Văn học sử trích yếu). Điều đó đã được thể hiện cụ thể rất rõ qua mỗi đoạn trích “Truyện Kiều” trong chương trình sách giáo khoa ngữ văn 9 THCS. Hãy xem một cảnh xuân tươi mát trên đồng quê qua ngòi bút miêu tả thiên nhiên trực tiếp : “Ngày xuân con én đưa thoi, Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi. Cá non xanh tận chân trời, Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.” (Cảnh ngày xuân ) Bốn câu thơ trên Nguyễn Du đã mở ra một không gian nghệ thuật hữu sắc, hữu hương, nên thơ. Giữa bầu trời bao la, mªng mông là những cánh én bay qua bay lại như thoi đưa. Cánh én ngày xuân thân mật biết bao. Hai chữ “đưa thoi” rất gợi hình, gợi cảm. Nhà thơ miêu tả cánh én như con thoi vót qua, vót lại chao liệng như muốn nói thời gian đang trôi nhanh, mùa xuân đang trôi nhanh, ngày vui trôi rất nhanh. Sau cánh én “ đưa thoi” là ánh xuân, là “thiều quang” của mùa xuân khi mùa xuân đã bước sang tháng thứ ba. Cách tính thời gian và miêu tả vẻ đẹp mùa xuân của các thi nhân xưa nay thật là hay và ý vị. Trong thơ cổ, nào là “ xuân hướng lão”, “xuân đã muộn”(Nguyễn Trãi). Sau này, trong các tác phẩm hiện đại của các thi nhân lãng mạn cũng đã xuất hiện nhiều hình ảnh thời gian nghệ thuật: Xuân Diệu có “ xuân hồng”, Hàn Mặc Tư có “ mùa xuân chín”, Nguyễn Bính có “ xuân xanh”. Với Nguyễn Du thì “thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi” lúc này là cuối xuân, gợi cái đậm của sức xuân. ánh sáng của mùa xuân rực rỡ, ấm áp làm cho bức tranh mùa xuân thêm trong trẻo, tươi sáng. Nếu hai câu thơ trên là thời gian, không gian xuân thoáng đạt, thì hai câu dưới là bức họa tuyệt đẹp về mùa xuân: Cá non xanh tận chân trời, Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. Vần cổ thi Trung Hoa được Tố Như vận dụng một cách sáng tạo: “Phương thảo liên thiên bích Chúng ta đều biết: “nao nao” là từ láy diễn tả tâm trạng con người nhưng ở đây, Nguyễn Du lại dùng để chỉ dòng nước: “nao nao dòng nước uốn quanh”. Cảm giác về một ngày vui đang còn mà đã linh cảm thấy một điều gì đó không bình thường sắp xuất hiện, như dự báo về cảnh và người sắp gặp: nÊm mé Đạm Tiên và chàng Kim Trọng mà đây là những nốt nhạc dạo đầu. Các từ láy: tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ có giá trị gợi hình, gợi cảm cao. Cảnh được Nguyễn Du nhìn nhận qua tâm trạng xao xuyến, bâng khuâng, man mác một nỗi buồn vô cớ của chị em Thúy Kiều trên đường trở về sau một ngày du xuân. Nhiều khi, Nguyễn Du phô diễn lối tả cảnh tượng trưng. Nghĩa là chỉ bằng một vài nét chấm phá, thành nghệ thuật đã đạt đến mức uyển chuyển, tinh tế. Điều đó đã được thÓ hiện rõ nét trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”: “ Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân, Vẻ non xa tÂm trăng gần ở chung. Bốn bề bát ngát xa trông, Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia. Bẽ bàng mây sớm đèn khuya, Nửa tình nửa cảnh như chia tÂm lòng” Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã hơn một lần dùng từ “khóa xuân”(Một nền đồng tước khóa xuân hai Kiều). Từ “khóa xuân” trong hai câu thơ này lại mang một hàm ý mỉa mai. Thực chất là Kiều bị giam lỏng. ở trên lầu cao, với nỗi buồn vô vọng, nàng muốn kéo thiên nhiên lại gần để cùng trò chuyện, tâm sự “Vẻ non xa, tÂm trăng gần ở chung”. Hình ảnh thơ đã được Nguyễn Du miêu tả trái với quy luật tự nhiên, thực ra “non” phải ở gần “trăng” phải ở xa. Tuy nhiên, lại phù hợp với quy luật của cảm giác, vì những gì phát sáng ta cảm thấy nó ở gần hơn. Đó chính là sự cảm nhận tinh tế của một tâm hồn nhạy cảm, là tài năng miêu tả thiên tài của Nguyễn Du. Kiều nhìn xung quanh, bốn bề bát ngát, mênh mông, trải dài ngót tầm mắt, với những “cát vàng”, “bụi hồng”, kéo dài ngàn dặm xa. Trong cảnh có màu vàng của trăng, của cát, màu xanh của nói, của biển, của trời, màu hồng của bôi. Cảnh trước lầu Ngưng Bích đẹp như một bức tranh sơn mài diễm lệ. Có mảng sáng, mảng tối, có cao, có thấp, các gam màu nóng tạo cho bức tranh phong cảnh đẹp rực rỡ. Tuy nhiên, qua các chỉ từ “nọ”, “kia” chỉ vị trí không gian không xác định, và các tính từ “xa”, “gần”chỉ khoảng cách giữa các vật. Ta thấy cảnh vật tuy đẹp nhưng không quần tụ, tách rời nhau như sự bối rối, ngổn ngang trăm nỗi trong lòng của cô gái họ Vương. Cùng thời với Nguyễn Du, bà huyện Thanh Quan chỉ để lại khoảng sáu bài thơ nhưng trong đó có tới ba bài bà miêu tả thiên nhiên vào lúc chiều tà phù hợp với tâm trạng cô đơn nhớ nhà, thương nước , lẻ loi của bà như: “bóng tịch dương” - (Thăng Long thành hoài cổ); “bóng xế tà”- (Qua Đèo Ngang); “bóng hoàng hôn”- (Chiều hôm nhớ nhà). Đã hơn một lần Nguyễn Du sử dụng mô típ này như: “tà tà” trong (Tà tà bóng ngả về tây- Cảnh ngày xuân) để miêu tả tâm trạng bâng khuâng, nuối tiếc của chị em Thúy Kiều khi đi du xuân trở về. Trong bức tranh thứ nhất này, có thuyền, có người nhưng thuyền chỉ ở “thấp thoáng” nơi “xa xa”, không ở gần để xẻ chia tâm sự với nàng. Nhìn lên “ngọn nước mới sa” cánh hoa trôi nổi trên dòng nước, không biết sẽ về đâu. Thúy Kiều liên tưởng đến số phận của nàng sau này không biết sẽ thế nào. Thành ngữ “bèo dạt mây trôi” được Nguyễn Du vận dụng rất khéo léo, sáng tạo làm tăng ấn tượng về sự long đong, vô định của sự vật được miêu tả. ở đây là của Thúy Kiều hay là số phận chung của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xa. Nhìn xuống mặt đất, nơi “nội cỏ dầu dầu”. Nội cỏ chứa đầy tâm trạng. Không phải là: “cá xanh như khói bến xuân tươi” (Nguyễn Trãi); cũng không phải là: “Sóng cá xanh tươi gợn đến trời” (Hàn Mặc Tư). Nguyễn Du rất tài hoa khi miêu tả sự vật này. Trong mỗi cảnh, mỗi tình thì ngọn cỏ lại khác nhau: khi chị em Thúy Kiều náo nức đi chơi xuân thì “Cá non xanh tận chân trời”; khi gặp mé Đạm Tiên - một cô ca kĩ “hồng nhan bạc mệnh” thì ngọn cỏ lại “nửa vàng, nửa xanh”. Còn ở đây thì ngọn cỏ lại “dầu dầu” trải dài đến tận chân trời, tạo cảm giác rợn ngợp, tăng thêm sự lạnh lẽo, nhỏ bé, hiu quạnh và cô đơn của Thúy Kiều nơi đất khách quê người. Cảnh chứa đựng một nỗi buồn vô vọng. Nhìn xung quanh: “một cơn gió cuốn trên mặt duềnh” với tiếng sóng “ầm ầm”, “kêu” quanh ghế ngồi. Nghệ thuật nhân hóa sóng “kêu” chứ không phải sóng vỗ bê, xô bê, ... Đó là tiếng gào thét điên khùng của sóng gió biển khơi đang thình lình nổi bão tố phong ba, nhưng cũng chính là tiếng thét gào nổi loạn và tuyệt vọng trong mặc cảm cô đơn thăng hoa cảm hứng nghệ sáng tạo của Vương Thúy Kiều, nàng Kiều trong mắt bão, trước phong ba. Phần nào, Kiều đã linh cảm thấy số phận long đong, phiêu dạt “thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần” mà nàng sắp phải trải qua. Điệp ngữ liên hoàn “buồn trông” được điệp lại bốn lần ở đầu các câu lục, nhằm nhấn mạnh nỗi buồn nhiều vẻ của Thúy Kiều. Bốn cảnh vật là bốn nỗi buồn khác nhau của nàng. Nỗi buồn bủa vây tứ phía không cho nàng lối thoát: nhìn ra xa nơi cửa bể; nhìn lên trên nơi ngọn nước mới sa; nhìn xuống dưới nơi nội cỏ dầu dầu; nhìn xung quanh với ầm ầm tiếng sóng kêu. Nguyễn Du đã theo sát từng bước chân của Kiều. Ông đã nhìn cảnh vật bằng chính cái nhìn của Kiều. Phủ lên cảnh
File đính kèm:
- skkn_tim_hieu_mot_vai_net_ve_nghe_thuat_mieu_ta_trong_truyen.pdf