SKKN Ứng dụng CNTT vào dạy học môn GDCD Lớp 9 ở trường THCS Sơn Thủy

pdf 18 trang sklop9 22/05/2024 1050
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Ứng dụng CNTT vào dạy học môn GDCD Lớp 9 ở trường THCS Sơn Thủy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Ứng dụng CNTT vào dạy học môn GDCD Lớp 9 ở trường THCS Sơn Thủy

SKKN Ứng dụng CNTT vào dạy học môn GDCD Lớp 9 ở trường THCS Sơn Thủy
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 ỨNG DỤNG CNTT VÀO DẠY HỌC MÔN 
GDCD LỚP 9 Ở TRƯỜNG THCS SƠN THUỶ 
 Với đặc trưng của môn học là một môn khoa học, vấn đề đặt ra là làm thế nào 
để nâng cao chất lượng hiệu quả dạy học của thầy và trò đó là vấn đề hết sức quan 
trọng. Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy bộ môn GDCD, bản thân tôi 
luôn suy nghĩ, trăn trở để tìm ra những phương pháp dạy học nhằm gây hứng thú 
cho học sinh khi học bộ môn của mình để đạt kết quả cao. Đó cũng là vấn đề được 
giáo dục quan tâm đặc biệt hiện nay. 
 2.Cơ sở thực tiễn. 
 Năm học 2008-2009 là năm thứ 6 thực hiện chương trình thay sách giáo khoa 
 mới và đổi mới phương pháp dạy học do Bộ GD-ĐT ban hành. Năm thực hiện 
 nhiệm vụ của ngành giáo dục, tiếp tục đổi mới phương pháp dạy - học. Đặc biệt sẽ 
 tập trung đổi mới phương pháp giảng dạy các môn xã hội - những môn mà chúng 
 ta thấy bấy lâu nay xã hội chưa yên tâm, sẽ tổ chức những hội thảo từ cơ sở đến 
 cấp quốc gia về đổi mới ở cả 03 khâu: Cách dạy, cách kiểm tra và gắn dạy học với 
 thực tiễn. Năm học 2008 - 2009 sẽ đột phá tăng cường ứng dụng CNTT. Làm thế 
 nào để ở tất cả các trường đều có giáo viên nồng cốt có thể sử dụng thiết bị, ứng 
 dụng các bài giảng điện tử, hình thành kho dữ liệu các môn học. Trường nào cũng 
 có giáo viên sử dụng được bài giảng điện tử. Phấn đấu đến cuối năm, tất cả các 
 trường phổ thông đều kết nối Internet. Vì thế nhiệm vụ đặt ra cho mỗi giáo viên là 
 phải đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học để 
 nhằm phát huy tính tích cực, tự giác chủ động sáng tạo của học sinh trong quá 
 trình học tập nhằm chiếm lĩnh kiến thức một cách độc lập với từng môn học. Với 
 đặc trưng môn học GDCD là một môn học xã hội mang tính chất khô khan, cứng 
 nhắc, nên thực tế đã cho thấy rằng đại đa số học sinh có những khuynh hướng sai 
 lầm là: Coi môn học GDCD là môn học đạo đức chính trị thuần tuý trong nhà 
 trường, các em không hiểu những tri thức khoa học của bộ môn GDCD, trong đó 
 nỗi bật tri thức khoa học về thế giới quan, nhân sinh quan, phương pháp nhận thức 
 khoa học và hoạt động thực tiễn là những nhân tố cơ bản mà mỗi con người cần 
 phải tự trang bị cho bản thân để hoàn thiện nhân cách chính mình. Các em cho 
 rằng môn học GDCD là môn học phụ, nên các em chưa thực sự chú ý đến việc học 
 Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn về việc ứng dụng CNTT vào 
môn GDCD ở Trường THCS Sơn Thuỷ để giảng dạy một số bài trong chương 
trình giáo dục công dân, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh. 
2.Phương pháp nghiên cứu: 
 Các phương pháp cụ thể là: 
 - Phương pháp điều tra. 
 - Phương pháp quan sát. 
 - Phương pháp nghiên cứu phân tích tổng hợp. 
 - Phương pháp thống kê. 
3. Đối tượng nghiên cứu: 
 Đề tài được nghiên cứu trên đối tượng là học sinh lớp 9 ở Trường THCS Sơn 
Thuỷ. 
4. Thời gian thực hiện : 
 Từ năm học 2007-2008 đến năm học 2008-2009. 
III. Giải quyết vấn đề. 
 1. Thực trạng: 
 - Tình trạng phổ biến trong các tiết học môn GDCD chưa thực sự sinh động 
vì thiếu hụt về phương tiện cũng như về thông tin. Trong giờ học, học sinh ít hoạt 
động nếu có thì chỉ tập trung trả lời một số câu hỏi do giáo viên đưa ra. ít có 
những giờ học được tiến hành bằng các phương tiện hiện đại, vì thế, việc giải 
thích, minh hoạ có sử dụng phương pháp trực quan và dùng hình ảnh thực tiễn còn 
có nhiều hạn chế. Chính vì vậy học sinh chưa thực sự tự lực phát hiện và giải 
quyết vấn đề, ít có cơ hội để thể hiện thái độ, lập trường của mình, giáo viên còn 
gặp khó khăn trong việc gây hứng thú học tập cho học sinh, học sinh chưa thực sự 
hứng thú học tập. Do đó chất lượng bộ môn chưa được cao. 
bộ môn khoa học xã hội với đặc trưng đa dạng, phong phú về nội dung, thiên về lí 
luận, nội dung kiến thức mang tính trừu tượng cao. Song cán bộ giáo viên chúng 
tôi đã không ngừng cố gắng đổi mới phương pháp dạy học. Từ vận dụng các 
phương pháp dạy học mới như đàm thoại, nêu gương, nêu vấn đề, phương pháp 
làm việc theo nhóm... Một số giáo viên cũng đã ứng dụng CNTT vào dạy học làm 
cho tiết dạy sinh động, có hiệu quả cao thu hút được sự tham gia tích cực của học 
sinh. Học sinh thức sự say mê, thích thú và làm việc có hiệu quả. 
 a. Những thuận lợi trong việc ứng dụng CNTT vào việc dạy học môn GDCD 
Lớp 9 ở Trường THCS Sơn Thuỷ. 
 - Được sự quan tâm của ngành Giáo dục - đào tạo tỉnh nhà. 
 - Ban giám hiệu nhà trường có quyết tâm cao và tập trung chỉ đạo, đẩy mạnh 
đổi mới phương pháp dạy học. 
 + Nhà trường đã trang bị khá đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy móc 
 phục vụ cho đổi mới phương pháp dạy học: các phòng học bộ môn, thư viện, 
 phòng máy. 
 + Tổ chức các lớp học vi tính cho giáo viên: Tin học căn bản, tin học nâng 
 cao. 
 + Tổ chức phong trào thao giảng đổi mới phương pháp dạy học và được 
 đông đảo cán bộ giáo viên nhiệt tình tham gia. 
 - Trường có một số giáo viên đã sử dụng thành thạo các phần mềm vi tính, 
thuận lợi cho việc trao đổi kinh nghiệm ứng dụng CNTT vào dạy học. Hiện nay 
toàn trường đã có 23/ 31 giáo viên soạn bài bằng máy vi tính ( đạt tỷ lệ trên 70% ) 
 - Việc sử dụng bài giảng điện tử sẽ chuyển tải được lượng thông tin lớn đến 
với học sinh, việc trao đổi tin nhanh hơn và hiệu quả hơn. 
 - Được sự ủng hộ tích cực của học sinh, đa số học sinh rất mong muốn được 
học những giờ học ứng dụng công nghệ thông tin. 
 b. Những hạn chế trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc dạy và học 
môn GDCD : 
 * Về phía giáo viên: 
 Căn cứ vào những thực trạng trên bản thân tôi xin mạnh dạn đưa ra một số 
 kinh nghiệm ứng dụng CNTT vào dạy học bộ môn GDCD như sau:. 
 2. Giải pháp. 
 Một là: Xây dựng thư viện tư liệu. 
 Để phục vụ cho công tác giảng dạy, đối với môn GDCD kho tư liệu là điều kiện 
cần thiết và đặc biệt quan trọng vì đặc trưng của bộ môn GDCD là bộ môn trang bị 
cho học sinh hệ thống những tri thức đa dạng, phong phú: Triết học, đạo đức, 
chính trị, pháp luật. Những bài dạy về đạo đức, chính trị, pháp luật đòi hỏi có tính 
thực tiễn cao. Do vậy giáo viên dạy GDCD phải chú trọng cập nhật những sự kiện 
thông tin, số liệu mới phục vụ cho quá trình giảng dạy có hiệu quả. 
 - Trước đây giáo viên xây dựng kho tư liệu bằng cách đọc, tham khảo tài liệu, 
sách báo và chép lại những thông tin cần thiết vào sổ tư liệu. Hiện nay việc ứng 
dụng CNTT giúp giáo viên xây dựng thư viện tư liệu thuận lợi, phong phú, khoa 
học hơn và không mất nhiều thời gian như trước, việc khai thác tư liệu có thể lấy 
từ các nguồn: 
 + Khai thác thông tin tranh ảnh từ mạng Internet. 
Ví dụ: Khi dạy bài “ Ngoại khoá về TTATGT”, chúng ta có thể lấy các thông tin 
hình ảnh như: biển báo về ATGT trong đó có tất cả các loại biển báo mà chúng ta 
cần tìm như “ biễn báo hiệu lệnh, biễn báo cấm, biễn báo nguy hiểm, biển báo chỉ 
dẫn và một số biển báo phụ khác...” mà trong quá trình giảng dạy chúng ta có thể 
khai thác hình ảnh các biển báo từ mạng Internet để cung cấp cho học sinh, hoặc 
hình ảnh về các vụ tai nạn do công dân khi tham gia giao thông thiếu ý thức thiếu 
hiểu biết, để học sinh quan sát bằng trực quan, gây hứng thú học tập cho học sinh, 
cũng như nâng cao ý thức chấp hành luật lệ ATGT cho học sinhh. Những tư liệu 
đó có ở trên mạng Internet. Chúng ta có thể vào địa chỉ www.Google.com.vn. 
 + Khai thác tranh ảnh từ sách, báo, tài liệu, báo chí, tạp chíTrong quá trình 
tham khảo sách, báo, tài liệu... gặp những tranh ảnh đặc biệt cần thiết, có thể dùng 
 Chúng ta có thể sử dụng giáo án điện tử để dạy các bài có tính chất thuyết trình, 
kiến thức trừu tượng, đặc biệt là những bài học mà có thể khai thác các tư liệu, 
hình ảnh, video, phần mềm 
 Bộ môn GDCD chưa có bài giảng điện tử sẵn có trên các đĩa CD-ROM bán trên 
thị trường. Do vậy giáo viên phải tự soạn bài giảng điện tử dựa vào các phần mềm 
ứng dụng sẵn có như PowerPoint, đây là phần mềm thiết kế bài giảng điện tử 
tương đối đơn giản, phù hợp với giáo viên giảng dạy các bộ môn không chuyên 
như môn GDCD. Chương trình này dễ sử dụng, bằng cách đọc sách hướng dẫn 
hoặc học hỏi bạn bè, đồng nghiệp thì có thể soạn được bài giảng. Trên thị trường 
hiện nay có bán phần mềm hướng dẫn học MicrosortPowerPoint, giáo viên có thể 
mua về để tự học. 
 * Quy trình thiết kế một bài giảng điện tử: 
 - Xác định rõ mục tiêu bài dạy. 
 - Xác định kiến thức cơ bản, nội dung trọng tâm. 
 - Lựa chọn tư liệu tranh, ảnh, phim, thông tin cần thiết phục vụ bài dạy. 
 - Lựa chọn các phần mềm, trình diễn, hiệu ứng..để xây dựng tiến trình dạy 
học thông qua hoạt động cụ thể. 
 - Chạy thử, sửa chữa và hoàn thiện bài giảng. 
 Trong quá trình dạy học giáo viên phải nghiên cứu kỹ nội dung của từng bài 
 giảng. Phải đảm bảo đựợc tính kế thừa và phát triển kết quả và dạy học của bài 
 trước với bài sau. Nội dung giáo dục phải đảm bảo tính chính xác, khoa học, phù 
 hợp với thực tiễn. Để làm tốt điều này đòi hỏi giáo viên phải có sự sáng tạo để sử 
 dụng linh hoạt các phương pháp dạy học phù hợp với nội dung, điều kiện dạy học 
 và đặc điểm từng học sinh cụ thể của mình. Giáo viên phải nắm vững nội dung cơ 
 bản của bài học với nội dung có liên quan để có thể chủ động trong quá trình 
 hướng dẫn cho học sinh khai thác, lĩnh hội được điểm mấu chốt của bài. 
 Cụ thể như: 
 - Để dạy tốt một bài đạo đức thì cần phải đảm bảo những nội sau: 
hình thức dạy học, phải biết kết hợp các phương pháp dạy học khác như: nêu vấn 
đề, phương pháp đàm thoại, thuyết trình, làm việc theo nhóm, hướng dẫn học sinh 
tự học, tự nghiên cứuTuỳ theo đặc điểm của từng bài, tuỳ theo đối tượng học 
sinh để sử dụng các phương pháp giảng dạy thích hợp mới có thể đạt được hiệu 
quả cao trong dạy và học. 
 Bốn là: Hướng dẫn học sinh ứng dụng CNTT phục vụ cho việc học tập bộ 
môn GDCD. 
 Phương pháp tự học, tự nghiên cứu, phương pháp giải quyết vấn đề, phương 
pháp làm việc theo nhóm... được xem là những phương pháp học mới so với 
phương pháp học thuộc lòng truyền thống trước đây. Những năm gần đây, việc 
ứng dụng CNTT rộng rãi trên tất cả các lĩnh vực đã tác động rất lớn đến khả năng 
ứng dụng CNTT của học sinh. Nhiều em học sinh tiếp cận rất nhanh, sử dụng 
thành thạo nhiều phần mềm vi tính. Đặc điểm nổi bật ở các em học sinh hiện nay là 
tính năng động sáng tạo và yêu thích cái mới. Do vậy việc hướng dẫn học sinh ứng 
dụng CNTT phục vụ cho phương pháp học tập là điều nên làm và cũng là xu 
hướng chung trong giáo dục thời đại hiện nay. 
 + Giáo viên có thể cung cấp cho học sinh địa chỉ một số trang web và yêu cầu 
các em tìm kiếm thông tin ở mạng Internet để phục vụ công việc học tập theo 
những chủ đề nhất định hoặc tìm nhanh ở địa chỉ: www.Google.com ở trên mạng 
Internet về các vấn đề các em muốn tìm hiểu nhanh. 
 + Giáo viên có thể ứng dụng phương pháp dạy học theo dự án của IntelTeach 
to the Future (Chương trình dạy học cho tương lai của Intel), phương pháp này đòi 
hỏi học sinh vừa làm việc theo nhóm vừa ứng dụng CNTT trong quá trình học tập 
để thiết kế ba bài tập: bài trình diễn PowerPoint, trang web và ấn phẩm ( tờ rơi ) để 
thực hiện ý tưởng dự án của mình. Tuy nhiên, để thực hiện phương pháp này đòi 
hỏi giáo viên phải được tập huấn các nội dung của chương trình dạy học cho tương 
lai của Intel và hướng dẫn cho học sinh ứng dụng CNTT để thực hiện các yêu cầu 
của chương trình phục vụ cho quá trình học tập 
 3. Kết quả đạt được : 

File đính kèm:

  • pdfskkn_ung_dung_cntt_vao_day_hoc_mon_gdcd_lop_9_o_truong_thcs.pdf