SKKN Vận dụng mô hình lớp học đảo ngược dạy học phần "Tính chất của kim loại. Dãy hoạt động hóa học của kim loại" Hóa học 9
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng mô hình lớp học đảo ngược dạy học phần "Tính chất của kim loại. Dãy hoạt động hóa học của kim loại" Hóa học 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Vận dụng mô hình lớp học đảo ngược dạy học phần "Tính chất của kim loại. Dãy hoạt động hóa học của kim loại" Hóa học 9
"Vận dụng mô hình lớp học đảo ngược dạy học phần Tính chất của kim loại - Dãy hoạt động hóa học của kim loại – Hóa học 9'’ PHÒNG GD & ĐT THÀNH PHỐ VINH TRƯỜNG THCS CỬA NAM ------------***------------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: VẬN DỤNG MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC DẠY HỌC PHẦN “TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI. DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI” HÓA HỌC 9 TÁC GIẢ: LÊ THỊ HẢI DUYÊN Năm học: 2021 - 2022 1 "Vận dụng mô hình lớp học đảo ngược dạy học phần Tính chất của kim loại - Dãy hoạt động hóa học của kim loại – Hóa học 9'’ Phần I: MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 được xây dựng theo định hướng tiếp cận năng lực, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức; tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học để phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh. Dạy học theo hướng truyền thụ kiến thức cũ gây ra sự nhàm chán đối với học sinh, các em ngồi học tiếp thu thụ động, khả năng tiếp thu còn hạn chế. Đổi mới phương pháp dạy học là một giải pháp được xem là then chốt, có tính đột phá cho việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018. Bên cạnh đó, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, học sinh hiện nay rất dễ tiếp cận các nguồn kiến thức mới (như internet, sách báo, truyền thông), không chỉ gói gọn trong sách giáo khoa. Điều đó đặt ra một yêu cầu cấp thiết cần có phương pháp dạy học mới đáp ứng được các yêu cầu trên, phát huy được tính tích cực, chủ động và năng lực của học sinh. Hiện nay có rất nhiều phương pháp dạy học khác nhau áp dụng cho từng đối tượng học sinh và từng bài giảng. Mỗi phương pháp và kĩ thuật đều có những điểm mạnh và điểm yếu, phục vụ cho những mục đích khác nhau. Không một phương pháp nào là vạn năng và sử dụng trong toàn bộ quá trình dạy học, mà tùy vào nội dung bài giảng ta có thể phối hợp đa dạng các phương pháp và kĩ thuật. Mô hình Lớp học đảo ngược (LHĐN) là một trong những dạng của học tập kết hợp, được quan tâm trong những năm gần đây. Sở dĩ mô hình LHĐN được quan tâm bởi những kết quả tích cực mà nó mang lại. Trong mô hình này, bài giảng của giáo viên được chuyển tải để người học nghiên cứu trước khi đến lớp. Ngoài ra, các kĩ năng giao tiếp của người học được tăng cường. Mô hình LHĐN tạo ra môi trường học tập linh hoạt và uyển chuyển, người học được rèn luyện các kĩ năng, tư duy phản biện. So với lớp học truyền thống, sự tham gia của người học với bài giảng được thể hiện nhiều hơn ở mô hình LHĐN. Đối với các môn khoa học tự nhiên, việc ứng dụng công nghệ thông tin có vai trò quan trọng, kết hợp giữa bài giảng trực tuyến với dạy học theo mô hình LHĐN sẽ hỗ trợ cho giáo viên khi biểu diễn các sơ đồ, bảng biểu, mẫu vật, phim thí nghiệm gắn kết học sinh vào quá trình học tập, góp phần nâng cao hứng thú, tăng cường năng lực nhận thức, khả năng tự học, phát triển kĩ năng nghiên cứu của người học. Đặc biệt vào thời điểm này không chỉ ở Việt Nam mà cả thế giới đang chiến đấu với dịch bệnh Covid -19, học sinh tỉnh Nghệ An nói riêng và cả nước nói chung đang phải tiến hành hình thức học trực tuyến hoặc cả trực tuyến và trực tiếp thì việc vận dụng mô hình LHĐN sẽ đem lại những hiệu quả tích cực hơn cho người học. Chính vì vậy tôi chọn đề tài: "Vận dụng mô hình lớp học đảo ngược dạy học phần Tính chất của kim loại. Dãy hoạt động hóa học của kim loại – Hóa học 9.'’ 3 "Vận dụng mô hình lớp học đảo ngược dạy học phần Tính chất của kim loại - Dãy hoạt động hóa học của kim loại – Hóa học 9'’ Phần II: NỘI DUNG I. Lí thuyết về mô hình lớp học đảo ngược 1. Khái niệm mô hình lớp học đảo ngược Mô hình lớp học đảo ngược là một chiến lược hướng dẫn học tập, và là một kiểu học tập kết hợp đảo ngược môi trường học tập truyền thống bằng cách cung cấp nội dung hướng dẫn học tập, thường là trực tuyến, cho học sinh học tập ngoài giờ học trên lớp. 2. Vai trò của mô hình lớp học đảo ngược Mô hình lớp học đảo ngược cho phép giáo viên (GV) dành thời gian nhiều hơn với từng cá nhân học sinh (HS) chưa hiểu kỹ bài giảng. Và tại lớp học, HS có thể chủ động làm chủ các cuộc thảo luận. Phương pháp lớp học đảo ngược này có tính khả thi cao đối với HS có khả năng tự học, có kỷ luật và ý chí. 3. Đặc điểm của mô hình lớp học đảo ngược Theo mô hình lớp học đảo ngược, học sinh xem các bài giảng ở nhà qua mạng, giờ học ở lớp sẽ dành cho các hoạt động hợp tác giúp củng cố, mở rộng các kiến thức đã tìm hiểu. Công nghệ E-Learning giúp học sinh hiểu kỹ hơn các kiến thức lý thuyết, từ đó sẵn sàng tham gia vào các buổi học theo nhóm, làm các bài tập nâng cao tại giờ học của lớp. Điều này giúp việc học tập hiệu quả hơn, giúp người học tự tin hơn. Hình 1: Mô hình lớp học đảo ngược và lớp học truyền thống 4. Ưu điểm – hạn chế của mô hình lớp học đảo ngược. - Trong mô hình lớp học đảo ngược, HS sẽ học bài mới ở nhà trước khi đến lớp. Thời gian ở trên lớp sẽ được dành cho các hoạt động hợp tác giúp củng cố thêm các khái niệm đã tìm hiểu, dành để trao đổi thảo luận những kiến thức khó, những vấn đề mới phát sinh. Do đó, GV có thêm thời gian để giảng kỹ những kiến thức khó cho HS và ồđ ng thời cũng chú ý được nhiều hơn từng HS và hỗ trợ HS yếu kém học bài. 5 "Vận dụng mô hình lớp học đảo ngược dạy học phần Tính chất của kim loại - Dãy hoạt động hóa học của kim loại – Hóa học 9'’ tố kỹ thuật phục vụ dạy học (Internet, điện) không ổn định cũng là rào cản không nhỏ trong việc học tập của HS. Mô hình “Lớp học đảo ngược” không phải có thể vận dụng cho tất cả nội dung dạy học, vì vậy giáo viên cần phải có sự chọn lọc khi sử dụng mô hình này. Mặc dù vậy, so với lớp học thuyền thống mà ở đó HS đến trường ngồi nghe thầy cô giảng bài thụ động, sau đó về nhà làm bài tập một cách máy móc thì lớp học đảo ngược giữ ưu thế hơn hẳn. Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, việc áp dụng lớp học đảo ngược là một sự lựa chọn đúng đắn. 5. Qui trình thiết kế các hoạt động dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược Bước 1: Trước giờ lên lớp GV gửi cho học sinh nguồn học liệu cần thiết để HS tự nghiên cứu, thảo luận và hoàn thành các phiếu học tập, sản phẩm nhóm trước khi lên lớp. Kịch bản và giáo án của giáo viên gồm 2 phần chính: bài giảng, học liệu và các tình huống giáo viên tương tác với học sinh ở lớp. Giữa nội dung bài giảng cho học sinh ở nhà với nội dung thảo luận trên lớp phải đảm bảo kết cấu hợp lý. Học sinh: Tự học, tự nghiên cứu bài giảng, học liệu của giáo viên và chuẩn bị phần trình bày trên lớp. Việc học tập bị đảo ngược là nhằm hướng vào người học, thay vì giáo viên điều khiển học sinh, giờ đây học sinh chủ động nghiên cứu các bài giảng, học liệu để hình thành những ý kiến riêng, các câu hỏi xung quanh nội dung Bước 2: Trong giờ học trên lớp Giáo viên trao đổi, thảo luận, kiểm tra đánh giá học sinh tại lớp. Giáo viên chủ yếu sữa các lỗi sai, tìm hiểu các kiến thức học sinh chưa hiểu, tìm ra những cách thức làm bài tập hay nhất, tối ưu nhất cho học sinh. Do cá nhân hóa người học nên việc dạy của giáo viên ở các lớp khác nhau thì tình huống cũng như cách xử lý sư phạm sẽ khác nhau. Học sinh được phát triển các kĩ năng cần thiết như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin Công việc trên lớp của giáo viên và học sinh: Giáo viên hướng dẫn học sinh đào sâu kiến thức, học sinh thực hiện các hoạt động nhóm phù hợp cũng như dành nhiều thời gian hơn trong việc luyện tập và tư duy. Bước 3: Sau giờ học trên lớp Kết thúc giờ học trên lớp, nếu những nội dung trao đổi trên lớp chưa hoàn thiện giáo viên sẽ hướng dẫn và giải đáp các thắc mắc của học sinh qua mạng. Học sinh: Kiểm tra lại kiến thức đã học trong giờ học và tự tìm hiểu mở rộng thêm. 7 "Vận dụng mô hình lớp học đảo ngược dạy học phần Tính chất của kim loại - Dãy hoạt động hóa học của kim loại – Hóa học 9'’ Hầu hết giáo viên đều luôn cố gắng để bài dạy của mình truyền đạt đến học sinh là tốt nhất, nhưng mới dừng lại ở mức nhận thức là Biết và Hiểu, ở mức nhận thức cao hơn là Vận dụng hầu như chưa đạt được. Trong khi đó, môn học Hóa học là một môn học ứng dụng, việc mở rộng kiến thức thực tế, phát triển kiến thức là vô cùng cần thiết. Thời lượng dành cho các tiết thực hành và bài tập trongphân phối chương trình ít nên giáo viên thường cô đọng nội dung trong các tiết lý thuyết để có dư thời gian củng cố và hướng dẫn giải bài tập, ít quan tâm đến việc mở rộng kiến thức và liên hệ thực tế, đó cũng là tác nhân làm học sinh không cảm nhận được tầm quan trọng của môn hóa học, không hứng thú với môn học. Nhiều giáo viên đã biết cách khai thác các tài liệu tham khảo để làm phong phú, sinh động và hấp dẫn học sinh học tập nhưng nguồn tài liệu trên Internet hầu như chưa được thẩm định nên phải có trình độ cao thực sự thì giáo viên mới chọn lọc và sử dụng tốt được. 3. Về học sinh: Do môn Hóa học ở cấp trung học cơ sở được học từ lớp 8, các em đã có nền tảng kiến thức về khoa học tự nhiên nên phần lớn học sinh chủ động chú ý nghe giảng, học tập nghiêm túc. Nhưng trong giờ học, học sinh chủ yếu là nghe và ghi chép theo lời giảng của thầy cô giáo, xem sách giáo khoa. Về nhà, học sinh chỉ cố gắng làm bài tập mà thầy cô giao cho. HS ít được hoạt động, ít động não, không chủ động và tích cực lĩnh hội kiến thức. HS còn lúng túng khi giải quyết các vấn đề gắn với thực tiễn. Để tìm hiểu tính tích cực trong học tập của học sinh đối với môn Hóa học tôi đã tiến hành khảo sát 196 học sinh khối 9 Trường THCS Cửa Nam, năm học 2021- 2022 với các nội dung sau: a. Hứng thú học tập môn Hóa học của học sinh Câu hỏi: Trước khi lên lớp, em chuẩn bị bài như thế nào? Kết quả khảo sát thu được theo bảng: STT Nội dung khảo sát Tỉ lệ % 1 Không chuẩn bị gì. 50 2 Đọc lại bài cũ và xem qua bài mới. 20 3 Học bài cũ và nghiên cứu bài mới cẩn thận. 5 4. Chỉ chuẩn bị bài khi được giáo viên giao. 25 9 "Vận dụng mô hình lớp học đảo ngược dạy học phần Tính chất của kim loại - Dãy hoạt động hóa học của kim loại – Hóa học 9'’ Thứ tự Nội dung khảo sát Tỉ lệ % 1 Chỉ học trên lớp là đủ 28,5 2 Phải nghiên cứu và tìm thêm tài liệu ngoài SGK. 35 3 Phải nghiên cứu SGK, tìm thêm tài liệu tham khảo, có 36,5 GV hướng dẫn Số liệu cho thấy, nhiều HS đã có ý thức phải tự học và nhận rõ tầm quan trọng của tự học. Tuy nhiên, các em chưa biết cách tự học như thế nào là hiệu quả. GV cần có các biện pháp định hướng, hướng dẫn cho HS, rèn luyện cho các em các năng lực tự học cần thiết. Câu hỏi: Em tự đánh giá như thế nào về kĩ năng tự học của bản thân? Kết quả khảo sát thu được theo bảng: Mức độ TT Kĩ năng Tốt Khá Chưa tốt 1 Kĩ năng nghe giảng và ghi chép 46 50 100 2 Kĩ năng hoạt động nhóm 60 40 96 3 Kĩ năng trình bày, phát biểu ý kiến trước lớp 40 53 103 4 Sử dụng CNTT trao đổi với bạn bè và GV 38 33 125 5 Kĩ năng tự kiểm tra, đánh giá trong học tập 12 16 168 6 Kĩ năng khai thác tài liệu học tập bằng phương 10 12 174 tiện công nghệ thông tin & truyền thông Từ ý kiến khảo sát được, có thể thấy rằng hoạt động học tập của HS rất thụ động, nhiều HS chưa có hoặc yếu kĩ năng tự học, đặc biệt 88,7% HS chưa có kĩ năng khai thác tài liệu học tập bằng phương tiện CNTT; 86% HS cho rằng mình chưa có kĩ năng tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập. Chỉ có 48% HS nắm được kĩ năng nghe giảng, ghi chép nhưng ở mức độ chưa cao. 4. Nhận xét Từ kết quả khảo sát trên, tôi rút được một số kết luận sau: - Tâm lí của đa số học sinh còn ngại ngần khi phát biểu ý kiến của mình ở trên lớp, khi gặp những vấn đề khó thì ngại giao tiếp với giáo viên để được giải đáp các thắc mắc. 11
File đính kèm:
- skkn_van_dung_mo_hinh_lop_hoc_dao_nguoc_day_hoc_phan_tinh_ch.pdf