SKKN Vận dụng phương pháp giáo dục STEM vào giảng dạy một số bài học môn Sinh học THCS
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng phương pháp giáo dục STEM vào giảng dạy một số bài học môn Sinh học THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Vận dụng phương pháp giáo dục STEM vào giảng dạy một số bài học môn Sinh học THCS
1 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi1: Hội đồng Sáng kiến huyện Đại Lộc. Tôi kính đề nghị Hội đồng công nhận sáng kiến như sau: Tỷ lệ (%) đóng góp vào Nơi công tác Trình độ việc tạo ra Ngày tháng Chức TT Họ và tên (hoặc nơi chuyên sáng kiến năm sinh danh thường trú) môn (ghi rõ đối với từng đồng tác giả, nếu có) 1 Ông Thị Nguyệt 16/07/1994 Trường THCS Giáo viên ĐHSP 100% Nguyễn Huệ Sinh Là tác giả (nhóm tác giả) đề nghị xét công nhận sáng kiến 2: Vận dụng phương pháp giáo dục STEM vào giảng dạy một số bài học môn Sinh học THCS. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (trường hợp tác giả không đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến)3: - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến4: Giáo dục. - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: ngày 15 tháng 09 năm 2022. Hồ sơ đính kèm: + Báo cáo sáng kiến. + Các hình ảnh hoạt động, sản phẩm của học sinh khối 8, 9. Chúng tôi/ tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Đại Lãnh, ngày 15 tháng 03 năm 2023 Người nộp đơn Ông Thị Nguyệt 3 vực khoa học này được thiết kế lồng ghép, đan xen vào nhau trong các nhiệm vụ học tập gắn với thực tiễn. Quá trình học tập của người học chủ yếu theo phương thức làm việc, thực hành, trải nghiệm và hợp tác. Thông qua hoạt động thực tiễn, người học tự khám phá, phát hiện ra tri thức khoa học và điều quan trọng hơn là người học hình thành, phát triển được các kĩ năng tìm tòi, thí nghiệm, khai thác và ứng dụng công nghệ, thiết kế kĩ thuật, tư duy và tính toán. Tuy nhiên, việc tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động trải nghiệm sáng tạo với quy mô toàn trường cũng như việc vận dụng phương pháp STEM vào các tiết học ở những môn học thuộc lĩnh vực tự nhiên còn hạn chế, nhiều cán bộ quản lý, giáo viên chưa được tập huấn kỹ và chưa thể hiểu rõ về STEM và chủ đề dạy học theo STEM. Xuất phát từ thực trạng trên tôi mạnh dạn vận dụng phương pháp STEM tổ chức các hoạt động trải nghiệm ở một số tiết học trong quá trình giảng dạy môn Sinh học ở trường THCS Nguyễn Huệ. 2.1. Các bước và cách thức thực hiện giải pháp (mô tả ngắn gọn, đầy đủ và rõ ràng): * Giáo dục STEM là gì? Có ba cách hiểu chính về giáo dục STEM như sau: - Cách 1: Quan tâm đến các môn Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học. Đây cũng là quan niệm về giáo dục STEM của Bộ giáo dục Mỹ, giáo dục STEM làm một chương trình nhằm cung cấp hỗ trợ, tăng cường, giáo dục Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học ở tiểu học và trung học cho đến bậc sau đại học. Đây là nghĩa rộng khi nói về giáo dục STEM. - Cách 2: Tích hợp của bốn lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học. Kiến thức hàn lâm được kết hợp chặt chẽ với các bài học thực tế thông qua việc học sinh được áp dụng những kiến thức Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học vào trong những bối cảnh cụ thể nhằm tạo nên một kết nối giữa nhà trường, cộng đồng và các doanh nghiệp. - Cách 3: Tích hợp từ hai lĩnh vực về Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học trở lên. Giáo dục STEM là phương pháp tiếp cận, khám phá trong giảng dạy và học tập giữa hai hay nhiều hơn các môn học STEM, hoặc giữa một chủ đề STEM và một hoặc nhiều môn học khác trong nhà trường. * Học STEM như thế nào? Một trong những phương pháp dạy và học mang lại hiệu quả cao nhất cho giáo dục STEM là phương pháp “Học qua hành” -“Learning by doing”. Phương pháp “Học qua hành” giúp học sinh có được kiến thức từ kinh nghiệm thực hành chứ không phải chỉ từ lý thuyết. Bằng cách xây dựng các bài giảng theo chủ đề và dựa trên thực hành, học sinh sẽ được hiểu sâu về lý thuyết, nguyên lý thông qua các hoạt động thực tế. Chính các hoạt động thực tế này sẽ giúp học sinh nhớ kiến thức lâu hơn, sâu hơn. Học sinh sẽ được làm việc theo nhóm, tự thảo luận tìm tòi kiến thức, tự vận dụng kiến thức vào các hoạt động thực hành rồi sau đó 5 dục STEM. Bên cạnh đó, đa số giáo viên còn ngại học hỏi, ngại chia sẻ với đồng nghiệp, nên chưa có sự trao đổi, liên hệ tốt giữa giáo viên các bộ môn trong dạy học STEM. Quan trọng hơn là điều kiện cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra. Sĩ số mỗi lớp học quá đông cũng gây khó khăn cho tổ chức hoạt động, cản trở việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên. Ngoài ra, việc không có phòng học STEM hoặc phòng thực hành để học sinh có nơi làm việc nhóm, nghiên cứu, thí nghiệm cũng là một vấn đề. Mặt khác, với các nội dung học tập chuyên sâu hơn như khoa học máy tính, robotic, lập trình thì cần đầu tư kinh phí lớn hơn, nên đây cũng là những khó khăn không nhỏ cho triển khai dạy học STEM. 2.3. Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm hiện tại (nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó tại cơ sở): Từ những kiến thức đã được học ở bộ môn Sinh học cấp THCS, các kiến thức căn bản từ các môn học khác và những nguyên liệu có sẵn tại nhà, giáo viên có thể gợi ý, hướng dẫn cho các em tạo ra các mô hình, dụng cụ học tập vừa dễ làm, vừa trải nghiệm các kiến thức đã học trong lý thuyết và tăng thêm niềm say mê, hứng thú, khơi dậy trong học sinh tư duy sáng tạo khoa học. Sau đây là một số nội dung các hoạt động STEM được tổ chức trong dạy học môn Sinh học cấp THCS. 2.3.1. Vận dụng phương pháp giáo dục Stem vào giảng dạy một số bài học môn Sinh học lớp 8. a) Bài 3: Tế bào. Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh nghiên cứu kiến thức nền bài 3: Tế bào, thiết kế và tạo ra sản phẩm mô hình tế bào động vật bằng các nguyên vật liệu bất kì. Mô hình tế bào động vật của học sinh b) Chủ đề: Hệ hô hấp. Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh nghiên cứu kiến thức nền chủ đề: Hệ hô hấp, thiết kế và tạo ra sản phẩm mô hình hệ hô hấp bằng các nguyên vật liệu bất kì đảm bảo đúng về vị trí, cấu tạo của các cơ quan. 7 Kết thúc chủ đề bằng việc trưng bày sản phẩm hệ bài tiết của học sinh. 2.3.1. Vận dụng phương pháp giáo dục Stem vào giảng dạy một số bài học môn Sinh học lớp 9. a) Chủ đề: Biến đổi hình thái Nhiễm sắc thể. Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh nghiên cứu kiến thức nền chủ đề: Biến đổi hình thái nhiễm sắc thể (bài 9: Nguyên phân, bài 10: Giảm phân), thiết kế và tạo ra sản phẩm sơ đồ Nguyên phân và sơ đồ Giảm phân bằng các nguyên vật liệu bất kì đảm bảo đúng về diễn biến của nhiễm sắc thể trong các kì (kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối). Nên giao nhiệm vụ cho học sinh trong tiết học trước khi 9 Từ các nguyên vật liệu quen thuộc qua bàn tay khéo léo, sáng tạo của học sinh đã tạo ra các mô hình ADN sinh động. c) Bài 51,52: Thực hành: hệ sinh thái. Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh nghiên cứu hệ sinh thái ngoài tự nhiên, thiết kế và tạo ra sản phẩm mô hình hệ sinh thái bằng các nguyên vật liệu bất kì đảm bảo đúng về các thành phần của hệ sinh thái. Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới. Hệ sinh thái biển. 2.4. Khả năng áp dụng của sáng kiến: (Nêu rõ về việc giải pháp đã được áp dụng, kể cả áp dụng thử trong điều kiện kinh tế - kỹ thuật tại cơ sở và mang 11 4. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: 4.1. Thuận lợi: * Nhà trường: Trong những năm qua, nhà trường luôn có kế hoạch, chương trình cho các tổ, nhóm chuyên môn tăng cường công tác tập huấn, bồi dưỡngđể đánh giá rút kinh nghiệm; thường xuyên tổ chức nhiều hoạt động cho học sinh tham gia trải nghiệm. * Với giáo viên: Giáo viên luôn chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch ngay từ đầu năm học, đề xuất những nội dung tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp phù hợp với đặc trưng bộ môn; trong sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn, bên cạnh việc nghiên cứu trao đổi nội dung bài dạy thì cần tập trung thảo luận, bàn bạc, thống nhất kỹ nội dung này. Tổ chức các hoạt động giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm về hoạt động này với các giáo viên, tổ, nhóm các trường bạn dưới hình thức sinh hoạt chuyên môn cụm, huyện. * Với học sinh: Chúng ta có thể thấy rằng học sinh THCS đang ở vào giai đoạn phát triển, thiếu sự hoàn chỉnh và chưa ổn định, nhưng các nghiên cứu về phát triển nhận thức lại khẳng định "những kĩ năng nhận thức đều có nguồn gốc từ những mối quan hệ xã hội... sự phát triển của trẻ không thể tách rời những hình ảnh trực quan sinh động do bản thân học sinh tự thử nghiệm, vậy các hoạt động giáo dục thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo không những cần thiết mà nó là cơ sở nền tảng giúp nhận thức của học sinh trở nên bền vững, trưởng thành hướng tới sự hoàn thiện nhân cách, trở thành người công dân hữu ích trong tương lai. Trong đó, giáo dục STEM là phương tiện giáo dục và phát triển toàn diện, giúp các em nâng cao hiểu biết về thế giới hiện thực xung quanh, kích thích trí thông minh, lòng ham hiểu biết, là một phương thức giải trí tích cực, hiệu quả, mang lại niềm vui, sự hứng khởi, hồn nhiên, yêu đời cho học sinh,... để các em tiếp tục học tập và rèn luyện tốt hơn. 4.2. Khó khăn: * Nhà trường: Ở các trường hoạt động đánh giá kiểm tra năng lực học sinh còn dựa trên điểm số. Thiếu trang thiết bị, cơ sở vật chất trong tổ chức dạy định hướng theo giáo dục STEM. * Với giáo viên: Khi khảo sát thì phần lớn giáo viên chỉ biết sơ qua phương pháp giáo dục STEM, giáo viên đang phải tự nghiên cứu, tìm hiểu qua sách, báo, internet hoặc học hỏi từ đồng nghiệp, gióa viên còn quen với phương pháp giảng dạy cũ truyền đạt kiến thức một chiều là chủ yếu. * Với học sinh: Học sinh chưa có tính chủ động tìm hiểu còn phụ thuộc phần lớn vào giảng dạy của giáo viên. 5. Danh sách những thành viên đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): 13 - Máy tính, máy chiếu, video ngắn về thực trạng ô nhiễm môi trường. - Tập phiếu học tập, phiếu đánh giá. 5. Tiến trình dạy học 15 ? Ô nhiễm môi trường là gì? - Nghiên cứu ? Hãy liệt kê các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi và trả lời trường? - Thông báo nhiệm vụ cho HS: Hưởng ứng ngày môi trường thế giới 5/6 Hãy thiết kế một bộ trang phục truyền tải các thông tin về từng tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường - Ghi nhận và biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường do tác nhân nhiệm vụ được đó gây ra. giao Hãy sử dụng các nguyên vật liệu tái chế để hoàn thành bộ trang phục này. - Cho học sinh phân nhóm (5 nhóm), bốc thăm tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường (mỗi nhóm làm - HS bốc thăm một tác nhân) và hoàn thành - Phát tập hồ sơ học tập STEM, yêu cầu mỗi nhóm phiếu danh hoàn thành Phiếu danh sách và vị trí nhân sự trong 5p sách và vị trí - Đưa ra tiêu chí đánh giá theo nhóm khi tham gia chủ nhân sự đề. - HS thống nhất tiêu chí đánh giá 4p GV thống nhất kế hoạch triển khai tiếp theo - HS lắng nge * Bảng tiêu chí đánh giá sản phẩm: PHIẾU ĐÁNH GIÁ SỐ 1 STT TIÊU CHÍ ĐIỂM TỐI ĐA 1 Truyền tải được các thông tin về tác nhân gây ô 3 nhiễm môi trường 2 Truyền tải được các biện pháp hạn chế ô nhiễm do 2 tác nhân đó gây ra 3 Sáng tạo và thẫm mĩ 2 4 Trình diễn và thuyết minh 3 Trình bày tự tin, thuyết phục, trả lời được câu hỏi phản biện; tích cực tham gia đóng góp ý kiến, đặt câu hỏi phản biện cho nhóm báo cáo TỔNG 10 * Kế hoạch triển khai tiếp theo: HOẠT ĐỘNG CHÍNH THỜI LƯỢNG Hoạt động 1: Giao nhiệm vụ dự án Tiết 1 Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức cần thiết có liên 1 tuần (HS tự học ở nhà
File đính kèm:
- skkn_van_dung_phuong_phap_giao_duc_stem_vao_giang_day_mot_so.doc