SKKN Xây dựng và dạy, học theo chủ đề tích hợp liên môn trong dạy, học Địa lí Lớp 9 theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Xây dựng và dạy, học theo chủ đề tích hợp liên môn trong dạy, học Địa lí Lớp 9 theo định hướng phát triển năng lực học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Xây dựng và dạy, học theo chủ đề tích hợp liên môn trong dạy, học Địa lí Lớp 9 theo định hướng phát triển năng lực học sinh
“Xây dựng và dạy- học theo chủ đề tích hợp liên môn trong dạy- học Địa lí 9 theo định hướng phát triển năng lực học sinh.” PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐAN PHƯỢNG Mã SKKN: SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “XÂY DỰNG VÀ DẠY- HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG DẠY- HỌC ĐỊA LÍ LỚP 9 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH” Môn: Địa Lí Cấp học: THCS Năm học: 2016- 2017 1/36 Z “Xây dựng và dạy- học theo chủ đề tích hợp liên môn trong dạy- học Địa lí 9 theo định hướng phát triển năng lực học sinh.” 5. Tích hợp môn Giáo dục công dân trong dạy học Địa lí 9 : IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ CÓ HIỆU QUẢ : V. NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ: VI. VẬN DỤNG CỤ THỂ TRONG DẠY- HỌC ĐỊA LÍ 9 : CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÓ SO SÁNH ĐỐI CHỨNG: PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN KHOA HỌC: II. NHỮNG KHUYẾN NGHỊ SAU QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI: TÀI LIỆU THAM KHẢO: 3/36 Z “Xây dựng và dạy- học theo chủ đề tích hợp liên môn trong dạy- học Địa lí 9 theo định hướng phát triển năng lực học sinh.” Trên cơ sở tìm tòi những tư liệu về bảo vệ môi trường, thu thập thông tin qua báo đài và internet, đặt biệt là nắm bắt về phương pháp dạy học tích hợp nằm trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trên tinh thần Nghị quyết 29 - NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, trong đó tăng cường năng lực dạy học theo hướng “tích hợp liên môn” là một trong những vấn đề cần ưu tiên. 2. Cơ sở thực tiễn: Nhìn chung, hiện nay trên thế giới có hai xu hướng tích hợp liên môn vào trong quá trình dạy học: Xu hướng thứ nhất là tích hợp các môn học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội như Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân hoặc các môn thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên như Lý, Hóa, Sinhđể tạo thành môn học mới với hình thức tích hợp nội môn, liên môn. Xu hướng này được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Xu hướng thứ hai là thực hiện quan điểm tích hợp xuyên môn. Nằm trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trên tinh thần Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Bộ giáo dục và đào tạo đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục khuyến khích giáo viên dạy học theo hướng “tích hợp, liên môn”. Hưởng ứng tích cực Nghị quyết 29-NQ/TƯ và nhằm giúp đổi mới phương pháp dạy- học theo hướng phát triển năng lực của học sinh tôi đã chọn nghiên cứu phương pháp dạy- học theo chủ đề tích hợp liên môn trong dạy- học Địa lí 9 nhằm phát triển năng lực học sinh. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Khi chọn đề tài “Xây dựng và dạy- học theo chủ đề tích hợp liên môn trong dạy- học Địa lí 9 theo định hướng phát triển năng lực của học sinh” tôi muốn đưa ra một số kinh nghiệm của mình trong quá trình giảng dạy mà tôi đã thực hiện trong những năm qua với mong muốn: Thứ nhất: Giúp giáo viên hiểu sâu sắc những vấn đề về lí luận và cách xây dựng chủ đề liên môn, dạy- học theo hướng tích hợp liên môn , đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lự học sinh để nâng cao hiệu quả dạy- học. Thứ hai: Tạo cho học sinh những cảm xúc mới, tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm của các em, đem lại hiệu quả giáo dục tích hợp sâu sắc, nâng cao năng lực cá nhân của học sinh. Đồng thời, tập dượt cho học sinh vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn trong đời sống xã hội. Từ đó phát triển năng lực sống tự lập để chuẩn bị làm công dân có trách nhiệm. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phương pháp xây dựng và dạy- học theo chủ đề tích hợp liên môn nhằm phát triển năng lực của học sinh. 5/36 Z “Xây dựng và dạy- học theo chủ đề tích hợp liên môn trong dạy- học Địa lí 9 theo định hướng phát triển năng lực học sinh.” VI. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU Thời gian nghiên cứu của đề tài là bắt đầu từ ngày 15 tháng 8 năm 2016 đến hết 18 tháng 4 năm 2017. Đề tài này có thể thực hiện rộng rãi trong tất cả các khối lớp ở trường trung học cơ sở. PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU I.Những vấn đề khái quát về dạy- học tích hợp: 1. Thế nào là dạy học tích hợp liên môn: Dạy học tích hợp liên môn xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh, đòi hỏi học sinh không chỉ học thuộc, nắm vững nội dung kiến thức mà phải tăng cường vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết vấn đề trong thực tiễn cuộc sống. Khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp của nhiều môn học. Vì vậy, dạy học cần phải tăng cường theo hướng tích hợp liên môn. Dạy học tích hợp là đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học như tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục an toàn giao thông Dạy học liên môn là phải xác định được các nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học để dạy học, tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau. Đối với những kiến thức liên môn nhưng có một môn học chiếm ưu thế thì có thể bố trí dạy trong chương trình môn đó và không dạy lại ở các môn khác. 7/36 Z “Xây dựng và dạy- học theo chủ đề tích hợp liên môn trong dạy- học Địa lí 9 theo định hướng phát triển năng lực học sinh.” II. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực : 1. Năng lực là gì : - Năng lực là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kỹ năng, thái độ và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lý vào thực hiện thành công nhiệm vụ hoặc giải quyết hiệu quả vấn đề đặt ra của cuộc sống” - Năng lực học sinh: Là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kỹ năng, thái độ... phù hợp với lứa tuổi và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lý vào thực hiện thành công nhiệm vụ học tập, giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt ra cho chính các em trong cuộc sống. 2. Các năng lực cốt lõi của học sinh: Các năng lực cốt lõi cần hình thành được cho HS: 1. Năng lực tự học; 2. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; 3. Năng lực thẩm mỹ. 4. Năng lực ngôn ngữ và giao tiếp; 5. Năng lực hợp tác; 6. Năng lực tính toán; 7. Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông(ICT) 8. Năng lực thể chất 3. Đánh giá năng lực người học: 9/36 Z “Xây dựng và dạy- học theo chủ đề tích hợp liên môn trong dạy- học Địa lí 9 theo định hướng phát triển năng lực học sinh.” Mục đích/mục tiêu: Đánh giá để phát triển học tập hoặc Bước 1: Xác định mục đánh giá để giải trình đích/ mục tiêu, loại Loại hình: Đánh giá chẩn đoán/thường xuyên hoặc tổng kết; hình, cấp độ/ phạm vi Đánh giá không chính thức hoặc chính thức... đánh giá Cấp độ/phạm vi: Đánh giá trên lớp Thời điểm: Đầu khóa học, Bước 2: Xác định thời Trong quá trình dạy học, hoặc điểm đánh giá Cuối một quá trình dạy học Nội dung: Đánh giá kiến thức môn học, kỹ năng môn học, thành tích học tập, sự tiến bộ. Đánh giá năng lực thực hiện nhiệm vụ Đánh giá các năng lực nhận thức: năng lực suy luận lô gic, Bước 3: Xác định nội tư duy phê phán, năng lực giải quyết vấn đề dung cần đánh giá, cấu Đánh giá các năng lực phi nhận thức: năng lực vượt khó trúc/thành tố nào cần (AQ); chỉ số đam mê (PQ); chỉ số đạo đức (MQ); đánh giá Đánh giá các nét nhân cách: thái độ lạc quan, giá trị sống, hạnh kiểm Phương pháp: Đánh giá bằng quan sát Đánh giá bằng phỏng vấn/vấn đáp, thảo luận nhóm, hội thảo Bài kiểm tra viết do giáo viên soạn hoặc bài kiểm tra chuẩn hóa Bước 4: Xác định Đánh giá bằng cách thực hiện bài tập, dự án hoặc trả lời câu phương pháp đánh giá, hỏi loại thông tin cần có Đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan, bài tự luận, hoặc đánh giá thực hành Phương pháp truyền thống hoặc không truyền thống/xác thực Loại thông tin: điểm số, thứ bậc hoặc nhận xét về năng lực trong từng môn học hoặc về năng lực chung 11/36 Z “Xây dựng và dạy- học theo chủ đề tích hợp liên môn trong dạy- học Địa lí 9 theo định hướng phát triển năng lực học sinh.” Viết báo cáo kết quả đánh giá và đưa ra: Bước 8: Tổng hợp kết Nhận định dựa theo chuẩn lứa tuổi/chuẩn lớp học quả viết thành báo cáo Nhận định dựa theo tiêu chí và bậc phát triển và xác định phương Nhận định dựa theo mục tiêu, tiêu chuẩn đầu ra thức giải thích kết quả Nhận định dựa theo ưu tiên của cá nhân học sinh đánh giá Phản hồi: Bước 9: Xác định Cung cấp điểm số phương thức công bố Nhận định, nhận xét và phản hồi kết quả Miêu tả mức năng lực đạt được cho các đối tượng khác nhau CHƯƠNG II . THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU I. TÌNH TRẠNG THỰC TẾ KHI CHƯA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Hiện nay, đội ngũ giáo viên đã và đang rất tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy học, vận dụng quan điểm dạy học liên môn vào giảng dạy các bộ môn để nâng cao hơn nữa hiệu quả giáo dục tạo nên sự thay đổi đáng kể về chất lượng dạy-học nói chung và bộ môn Địa lí nói riêng. Bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp giảng dạy ở trường trung học cơ sở, sau khi tiến hành khảo sát lấy ý kiến thực tế từ giáo viên dạy môn Địa lí cũng như ý kiến của các em học sinh và một số bạn bè đồng nghiệp tôi nhận thấy thực tế tích hợp liên môn trong dạy học Địa lí hiện nay như sau: 1. Thuận lợi a. Về phía giáo viên : Trong quá trình dạy học môn Địa lí, giáo viên vẫn thường xuyên phải dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác đặc biệt là môn Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân...Vì vậy, bản thân giáo viên đã có những hiểu biết cơ bản về những kiến thức môn học liên quan. Bản thân mỗi giáo viên cũng đang tích cực đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá học sinh theo hướng phát triển năng lực, sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn thường xuyên. Vì vậy, giáo viên các bộ môn liên quan đến môn Địa lí có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học. Cơ sở vật chất các nhà trường ngày càng được quan tâm, nâng cấp. Phương tiện, thiết bị dạy học ngày càng hiện đại như máy chiếu, máy vi tính được kết nối mạng internet, sự phát triển của công nghệ thông tin, sự hiểu biết của giáo viên... là điều kiện thuận lợi để giáo viên thực hiện dạy học tích hợp liên môn. Đội ngũ giáo viên dạy Địa lí hiện nay được tập huấn trang bị về cơ sở lý 13/36 Z
File đính kèm:
- skkn_xay_dung_va_day_hoc_theo_chu_de_tich_hop_lien_mon_trong.doc